Sáng tạo ở phương thức sử dụng yếu tố tâm linh trong trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khuynh hướng sử thi trong tiểu thuyết của chu lai (qua hai tác phẩm khúc bi tráng cuối cùng và mưa đỏ)​ (Trang 101 - 111)

7. Đóng góp của luận văn

3.5. Sáng tạo ở phương thức sử dụng yếu tố tâm linh trong trần thuật

Yếu tố tâm linh gắn với cái kì ảo là một trong những thủ pháp nghệ thuật được dùng nhiều trong văn học dân gian, văn học trung đại và văn học lãng mạn nhưng nó hoàn toàn vắng bóng trong tiểu thuyết sử thi thời kì 1945 – 1975. Đến tiểu thuyết thời kì đổi mới, yếu tố này lại được sử dụng khá nhiều với mục đích khám phá một hiện thực đa chiều và phát huy tính sáng tạo của nhà văn. Yếu tố tâm linh là những hiện tượng siêu nhiên xảy ra trong cuộc sống và tâm lí của con người mà khoa học chưa thể cắt nghĩa rành rọt. Nhiều tiểu thuyết viết về chiến tranh đã thành công khi sử dụng những yếu tố ảo giác, tâm linh trong việc miêu tả chân dung đáng sợ của nó như: Nỗi buồn chiến tranh(bảo Ninh), Bến không chồng(Dương Hướng), Bến đò xưa lặng lẽ(XuânĐức), Những bức tường lửa(Khuất Quang Thụy), Mùa hè giá buốt(VănLê),… và Chu Lai với Ăn mày dĩ vãng.

96

Trong hai tiểu thuyết Khúc bi tráng cuối cùngMưa đỏ, Chu Lai cũng đã sử dụng yếu tố tâm linh gắn với cái kì ảo như một thủ pháp để mở rộng biên độ phản ánh thực tại. Yếu tố tâm linh trong hai tiểu thuyết này được thể hiện ở hai phương diện sau:

Những linh cảm không lành. Thường là những chi tiết, những cử chỉ và hành động khác lạ không thường thấy như dự báo trước tai họa hay bi kịch. Trong lần gặp gỡ cuối cùng của Dung và ông Thanh(Khúc bi tráng cuối cùng), Dung đã nhận ra những dấu hiệu bất thường, linh cảm về một điều không lành sẽ đến: “Con mắt ông chỉ nhìn vào cô với cái nhìn lạ lắm, cái nhìn đau đáu và giằng xé rồi nhảy lên xe phóng đi luôn. Cái nhìn ấy đã chôn chặt đôi chân cô tại chỗ, chỉ đủ sức nhìn theo...”[43,tr.267] và quả nhiên sau đó, ông Thanh đã bị bộ đội địa phương bắn chết chỉ vì đang mặc bộ quân phục lính Ngụy chạy xe trong đêm. Trong Mưa đỏ, người đọc cũng bắt gặp những linh cảm như thế. Người mẹ của Đặng Cường đang cùng đoàn ngoại giao Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đấu tranh với kẻ thù trên bàn ngoại giao tại Pari, trong những giây phút căng thẳng chờ đợi cuộc đàm phán(chờ tin về việc cắm cờ trên Thành Cổ của Ngụy Quân có thành công hay không), bà đã có linh cảm xấu về đứa con yêu quý của mình và cầu khẩn cho con bình yên: “Người mẹ khẽ lắc đầu nhưng nét mặt lại tái nhợt đi như vừa mơ hồ linh cảm thấy một điều gì đó không lành từ trên cao rơi xuống. Hơi ngước nhìn lên xa xăm, từ trong đôi mắt mờ mịt của bà bất giác ánh lên lời cầu nguyện khẩn thành chiết ra từ trái tim rớm máu của người mẹ”[44,tr.210]. Linh cảm của bà đã đúng, Cường đã bị thương rất nặng trong trận đánh ngăn chặn âm mưu cắm cờ của Ngụy quân và lời cầu nguyện của bà “như thần giao cách cảm” đã giữ Cường lại với cuộc sống. Lần thứ hai thì linh cảm của bà quả thực là bi kịch, khi vừa đọc xong bản dự thảo Hiệp định Pari với chữ kí của bốn bên thì: “như có một cú húc mạnh vào ngực, bà sa sầm mặt mày ngồi xuống. Trước bà những chữ kí của bốn bên hiện ra. những chữ kí từ màu xanh, chuyển sang màu đỏ, nhểu máu... “Con ơi...” trên đôi môi tái nhợt của bà bật lên hai tiếng xé lòng xé ruột...”[44,tr.352]. Cũng lúc đó, Cường đã hi sinh bởi sự trả thù hèn hạ của Phan Thái với Quang. Trước phút giã từ cuộc sống anh đã cất lên tiếng gọi mẹ, tiếng gọi ấy như đã vượt ngàn trùng sông biển để đến với người mẹ. “Thần giao cách cảm” ấy, xuất phát từ tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ anh hùng với người con anh hùng, chính tình mẫu tử thiêng liêng khiến họ tuy xa về khoảng cách địa lí nhưng gần gũi trong nỗi nhớ nhung thường trực. Một trường hợp nữa là linh cảm không lành của nhà nhiếp ảnh

97

với Tạ: “Nhà nhiếp ảnh bấm tanh tách thêm một loạt nữa bằng chiếc máy ảnh lấm bùn rồi không hiểu sao ống kính lại dừng hơi lâu ở khuôn mặt Tạ... Này hết sức cẩn thận nhé anh bạn! Tất cả những gì hiện lên mặt anh bạn lúc này báo điềm không tốt đâu”[44,tr.252]. Và chính Tạ cũng tự dự báo điềm xấu cho mình. Sau khi nhận lệnh của tiểu đoàn, Tạ đã làm một việc mà người nông dân bộc trực, mộc mạc ấy chưa từng làm trong suốt những ngày chiến đấu vừa qua đó là viết một bức thư dấu kín xuống đáy ba lô trước khi vào trận đánh. Những điều ấy đều diễn ra trước mắt Cường và anh đã khuyên Tạ ở lại. Nhưng Tạ đã kiên quyết vào trận, chiến đấu khổ sở với những cơn ho của mình, tiêu diệt được sở chỉ huy của Tập đoàn biệt động quân số 6 rồi hi sinh đầy bi tráng. Linh cảm của nhà nhiếp ảnh, của Tạ xét cho cùng đó là linh cảm của người chiến sĩ từng trải trận mạc, kinh qua chết chóc và họ như thấy trước cái chết của mình(trong thư, Tạ còn hình dung đồng đội thủy táng cho mình và dặn vợ chính xác nơi mình yên nghỉ: “...em cứ đi tàu vào Quảng Trị, xuôi dòng Thạch Hãn tìm đến thôn Nhan Biều, người ta sẽ vớt anh lên chôn ở đó”[44,tr.277]).

Cơn ác mộng báo trước bi kịch. Giấc mơ hay mộng triệu cũng là dấu hiệu của điềm gở nhưng chúng tôi muốn tách riêng bởi giấc mơ thuộc về vô thức, phần u ẩn trong con người. Trong Khúc bi tráng cuối cùng, nhà văn cũng dùng chi tiết giấc mơ để báo trước bi kịch về cái chết của con trai(Hùng) cho bà mẹ(Huyền Trang): “Đêm qua bà đã mơ thấy nó, toàn thân be bét máu me, nó cứ đứng ở đầu giường bà mà không nói một câu gì cả. Hồi sau nó đi, cái lưng có một miếng rách lớn. Lập cập, bà đứng dậy lần ra bàn thờ, thắp lên một nén nhang với bàn tay run bắn. Nén nhang mới cháy được một đoạn đã bùng lên”[43,tr.312-313]. Quả thật ngày hôm trước, Hùng đã bị tên toán phó Phạm Đỉnh trả thù khi đang được Oánh kéo lên khỏi bờ vực. Giấc mơ này liệu có phải là phần ảo giác mơ hồ đột nhiên hiện về trong giấc ngủ của người thiếu phụ có tên Huyền Trang? Xin thưa rằng cơn ác mộng ấy là kết quả của tình yêu, sự lo lắng thường trực của người mẹ luôn dõi theo con mình trong dự cảm về những điều tồi tệ nhất. Đó cũng là một biểu hiện của vô vàn những nỗi đau của bao bà mẹ trong thời chiến – giấc ngủ của họ là những nỗi lo sợ hãi hùng, những tủi cực đơn côi khi những đứa con đang từng phút đối mặt với tử thần.

Sử dụng yếu tố tâm linh gắn với cái kì ảo trong trần thuật đã khẳng định sự cố gắng cách tân nghệ thuật tự sự của nhà văn. Đó là sự mở rộng biên độ phản ánh, phát huy

98

trí tưởng tượng của người viết, góp phần làm giàu có hơn cho nghệ thuật tiểu thuyết. Nhiều nhà văn cùng thời với Chu Lai cũng sử dụng yếu tố này để giải quyết xung đột, xây dựng nhân vật... nhưng Chu Lai đã có cách vận dụng riêng khi sử dụng yếu tố này(chẳng hạn cùng sử dụng giấc mơ nhưng Bảo Ninh trong Nỗi buồn chiến tranh

dùnggiấc mơ hồi tưởng, Chu Lai trong hai tiểu thuyết này lại sử dụng giấc mơ để dự báo). Như vậy điều quan trọng không phải là sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào mà là sử dụng nó như thế nào.

*Tiểu kết:

Trong chương 3, chúng tôi đã tập trung tìm hiểu những sáng tạo của Chu Lai về một số phương diện: kết cấu giao thoa với kịch bản điện ảnh; nghệ thuật xây dựng nhân vật; sự sáng tạo về ngôn ngữ, giọng điệu nghệ thuật và việc sử dụng yếu tố tâm linh gắn với cái kì ảo trong nghệ thuật tiểu thuyết của mình. Qua đó, chúng ta có thể thấy những đóng góp riêng của Chu Lai cho nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, đồng thời khẳng định những đặc điểm riêng trong cá tính sáng tạo của ông. Với những kết quả đạt được trong việc tìm hiểu những sáng tạo của Chu Lai, chúng tôi muốn góp phần khẳng định: tiểu thuyết về chiến tranh vẫn có sức lôi cuốn, tiểu thuyết sử thi sẽ vẫn còn sức sống nếu nhà văn biết dung hợp chất sử thi và chất tiểu thuyết để chất văn chương trong tác phẩm được nâng lên. Từ những sáng tạo của Chu Lai, hi vọng rằng trong quá trình tiếp nhận các tiểu thuyết Việt Nam đương đại, người đọc sẽ tìm ra những sáng tạo độc đáo của các nhà văn khác trong hành trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam.

99

KẾT LUẬN

1. Chu Lai là một “hiện tượng” nổi bật trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Với hàng loạt tiểu thuyết ra đời dồn dập, hầu như đều gây được tiếng vang trên văn đàn và được bạn đọc yêu mến đón đọc. Với sức viết khỏe cùng sự đam mê, tâm huyết không ngừng nghỉ, những cống hiến trong lĩnh vực tiểu thuyết của Chu Lai đã được ghi nhận bằng hàng loạt giải thưởng văn học. Trong đó, cao quý nhất là giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007. Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Khuynh hướng sử thi trong tiểu thuyết của Chu Lai(qua hai tác phẩm Khúc bi tráng cuối cùng” Mưa đỏ) để thực hiện luận văn của mình, với mong muốn đóng góp thêm một một tiếng nói khoa học, nhằm đánh giá chính xác và toàn diện hơn về quá trình vận động thi pháp tiểu thuyết trong sáng tác của Chu Lai trong sự giao thoa đặc trưng sử thi cổ điển với tiểu thuyết hiện đại. Đây cũng là minh chứng cho hành trình vận động thi pháp tiểu thuyết Việt Nam hiện đại từ 1975 đến nay.

2. Để có cái nhìn khái quát về tiểu thuyết của Chu Lai, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề: khái quát về tiểu thuyết của Chu Lai; vị trí đặc biệt của Khúc bi tráng cuối cùng Mưa đỏ trong tiểu thuyết của Chu Lai; vị trí và đóng góp của tiểu thuyết Chu Lai trong bộ phận tiểu thuyết Việt Nam hiện đại từ 1975 đến nay. Qua các vấn đề kể trên, chúng ta nhận thấy có sự giao thoa dù độ đậm nhạt là khác nhau giữa chất sử thi và chất tiểu thuyết trong tiểu thuyết của nhà văn này. Những nguyên nhân dẫn đến sự giao thoa, sự vận động và biến đổi trong thi pháp tiểu thuyết của Chu Lai nằm ở sự thay đổi của hoàn cảnh lịch sử, sự thay đổi thị hiếu thẩm mỹ và những đòi hỏi của của người đọc trong quá trình tiếp nhận... Có thể khẳng định rằng ở cái nhìn khái quát nhất, tiểu thuyết của Chu Lai là một hiện tượng tiêu biểu, được cả giới nghiên cứu – phê bình và độc giả quan tâm đón đọc và tìm hiểu.

3. Qua việc nghiên cứu tiểu thuyết của Chu Lai trong loại hình tiểu thuyết sử thi Việt Nam hiện đại, sự tiếp nối và phá vỡ đặc trưng của tiểu thuyết sử thi Việt Nam hiện đại trong tiểu thuyết của Chu Lai, chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết của ông đã vừa tiếp nói vừa “phá vỡ” đặc trưng của tiểu thuyết sử thi rất rõ ràng. Đặc điểm này đã hiện diện trong hai tác phẩm Khúc bi tráng cuối cùng Mưa đỏ ở các phương diện cơ bản của thi pháp tiểu thuyết sử thi như: Nhân vật anh hùng, cảm hứng sử thi hiện đại, kết cấu và

100

xung đột nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật, phương thức phản ánh hiện thực. Có thể nói trong hai tác phẩm kể trên, những đặc trưng của khuynh hướng tiểu thuyết sử thi hiện đại vẫn đậm nét nhưng chất tiểu thuyết vẫn hiện diện để chứng tỏ

khuynh hướng tiểu thuyết phi sử thi đã xuất hiện, hai khuynh hướng kể trên như đôi bạn song hành trong hai tác phẩm Khúc bi tráng cuối cùng Mưa đỏ của Chu Lai. Qua đó chúng ta vừa say mê, ngưỡng mộ những nhân vật anh hùng cách mạng cùng chiến công của họ, vừa chiêm nghiệm triết lí thậm chí xót xa trước sự tàn khốc của chiến tranh, bi kịch của thân phận con người trong chiến tranh và đặc biệt thấm thía hơn cái giá phải trả bằng máu của cả dân tộc Việt Nam khi đi qua chiến tranh để đến với hòa bình, ấm no và hạnh phúc hôm nay.

4. Chu Lai đã có những sáng tạo nghệ thuật đáng ghi nhận trong hai tiểu thuyết

Khúc bi tráng cuối cùng Mưa đỏ. Đó là sáng tạo ở kết cấu có sự giao thoa kết cấu tiểu thuyết với kịch bản điện ảnh; Yếu tố giải trí và thương mại phù hợp với xu thế tiếp nhận của người đọc hôm nay; Sáng tạo ở nghệ thuật xây dựng nhân vật mà đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách nhân vật; Sáng tạo ở ngôn ngữ nghệ thuật có sự kết hợp ngôn ngữ thông tục đời thường và ngôn ngữ giàu chất thơ; Sáng tạo ở tính phức điệu trong giọng điệu nghệ thuật với ba giọng điệu cơ bản nhất là giọng điệu ngợi ca hào sảng, giọng điệu bi tráng da diết cảm thương và giọng điệu triết lí chiêm nghiệm; Sáng tạo ở phương thức sử dụng yếu tố tâm linh trong trần thuật.

5. Qua các vấn đề nghiên cứu kể trên, chúng ta có cơ sở khoa học để khẳng định tài năng tâm huyết và đóng góp của nhà văn, giá trị nhân văn sâu sắc và giá trị nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai cho văn xuôi Việt Nam hiện đại. Nhà văn đã góp phần làm giàu có thêm, mới mẻ hơn cho đời sống văn học hôm nay. Sáng tác của ông cũng đã phần nào hứa hẹn triển vọng cho hướng sáng tác của tiểu thuyết Việt Nam đương đại về đề tài chiến tranh và Hậu chiến. Nếu được tiếp tục nghiên cứu ở cấp độ cao hơn, chúng tôi nghĩ có thể phát triển đề tài này theo một số hướng sau: Hành trình vận động thi pháp tiểu thuyết trong sáng tác của Chu Lai; Đề tài Hậu chiến trong sáng tác của Chu Lai; Tiểu thuyết của Chu Lai trong bộ phận tiểu thuyết viết về “vết thương chiến trang” trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại...

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 2. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Hoàng Thụy Anh (2017), “Mưa đỏ” – Bản giao hưởng nhân văn,

http://vnca.cand.com.vn, ngày 01/07/2017.

4. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau năm 1975, khảo sát trên nét lớn, Luận án PTS Khoa học, Đại học Sư phạm, Hà Nội. 5. Nguyễn Minh Châu (2012), Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh

họa, https://phebinhvanhoc.com.vn, ngày 15/04/2012

6. Hồng Diệu (1991), “Cảm nhận sự đổi mới trong quá trình tìm tòi của Chu Lai”,

Tạp chí Văn nghệ Quân đội,(5).

7. Hồng Diệu (1991), “Vấn đề của tiểu thuyết “Vòng tròn bội bạc””, Tạp chí Văn nghệ Quân đội,(5).

8. Đinh Xuân Dũng (1990), “Đổi mới văn xuôi chiến tranh”, Báo Văn Nghệ(51), tr.7. 9. Đinh Xuân Dũng (2004), “Văn học Việt Nam về chiến tranh – Hai giai đoạn của

sự phát triển”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (7), tr.91 – 95.

10. Đinh Xuân Dũng (1998), “Nghĩ về sự biến đổi bên trong của tư duy sáng tạo của nhà văn viết về chiến tranh”, Văn hoá văn nghệ và đời sống quân đội, Nxb Quân đội nhân dân, HàNội.

11. Trần Thanh Đạm (1989), “Bàn thêm về con người trong văn học”,Báo Văn Nghệ

(35), tr.2 – 3.

12. Phan Cự Đệ (1984), “Mấy vấn đề của tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh cách mạng”,Tạp chí Văn nghệ quân đội (9), tr.108 – 113.

13. Phan Cự Đệ (1974,1975), Tiểu thuyết Việt nam hiện đại(tập 1 và 2), Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

14. Phan Cự Đệ (2001), “Tiểu thuyết Việt Nam trong những năm đầu thời kì đổi mới”,

Tạp chí Văn nghệ quân đội(3), tr.99 - 107.

15. Phan Cự Đệ (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Nguyễn Đăng Điệp (2005), Trần Đình Sử tuyển tập, Tập 2 - Những công trình lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khuynh hướng sử thi trong tiểu thuyết của chu lai (qua hai tác phẩm khúc bi tráng cuối cùng và mưa đỏ)​ (Trang 101 - 111)