Tiểu thuyết của Chu Lai có những yếu tố hấp dẫn của một kịch bản điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khuynh hướng sử thi trong tiểu thuyết của chu lai (qua hai tác phẩm khúc bi tráng cuối cùng và mưa đỏ)​ (Trang 81 - 85)

7. Đóng góp của luận văn

3.1.3. Tiểu thuyết của Chu Lai có những yếu tố hấp dẫn của một kịch bản điện

Tiểu thuyết của Chu Lai nhận được những lời “khen” và cả những lời “chê” của giới phê bình và bạn đọc bởi tính giải trí và thương mại cao, mỗi người đều có lí của mình, đó là điều dễ hiểu trong việc tiếp nhận văn học. Ở đây chúng tôi không dám khen hoặc chê hai tiểu thuyết của Chu Lai, chúng tôi chỉ muốn lưu ý rằng Khúc bi tráng cuối cùngMưa đỏ có những yếu tố cuốn hút của một kịch bản điện ảnh phù hợp với nhu cầu thưởng thức của công chúng hôm nay.

Thứ nhất hai tiểu thuyết có cốt truyện li kì, hấp dẫn với những màn đấu võ, đấu súng đan xen cùng việc miêu tả tình yêu và thiên nhiên giàu chất thơ. Cốt truyện trong

76

Khúc bi tráng cuối cùng xoay quanh cuộc đấu trí và đối đầu vũ trang căng thẳng, quyết liệt giữa quân giải phóng và Ngụy quân trên mặt trận Tây Nguyên đồng thời cũng diễn tả bi kịch tình yêu của ba con người trong chiến tranh(Hoàng Lâm – Huyền Trang – Tuấn) cùng số phận những đứa con của họ. Sự căng thẳng trong cuộc đấu trí mà hai bên có vẻ ngang sức ngang tài(tướng Tuấn ít nhiều đoán được ý đồ của ta, đây là một trở ngại cho cho chúng ta tiến hành chiến dịch); những cảnh săn đuổi hồi hộp đến nghẹt thở, những cảnh chiến đấu dữ dội giữa ta và địch(cuộc săn đuổi của toán hắc báo do Hùng chỉ huy với tiểu đội điều nghiên của Oánh từ trang 146 – 150, trận đánh đặc công tại sân bay Hòa Bình trang 227 – 235, cuộc truy đuổi Hùng của Oánh và cái kết bi thương của hai anh em trang 308 – 311...) là những yếu tố tạo nên kịch tính, lôi cuốn thu hút người đọc. Bên cạnh đó, tác giả đã xây dựng một xung đột mang tính giải trí cao đó là mối tình tay ba(Hoàng Lâm – Huyền Trang – Tuấn). Mối tình thi vị, lãng mạn của Hoàng Lâm và Huyền Trang đã thành dang dở trong sự hiểu lầm bởi kẻ thứ ba(Tuấn). Để rồi bây giờ hai người đàn ông ở hai chiến tuyến cùng sự éo le của số phận “con của mình thì đi theo nó, con của nó lại đứng ở phía mình” còn Huyền Trang sống day dứt trong tâm trạng ân hận và cảm giác tội lỗi với người yêu(Hoàng Lâm) . Sức hấp dẫn của tiểu thuyết còn ở những trang miêu tả tình yêu hết sức thơ mộng đó là cảnh chia tay của Hoàng Lâm và Huyền Trang trong buổi chiều ngát gió sông Hồng(tr.17-18). Thiên nhiên cũng dành được sự ưu ái đặc biệt dưới sự miêu tả đầy chất thơ “Buổi sớm. Rừng vắng. Những hoa nắng nhảy nhót trên mặt đất, trên thảm cỏ còn ướt sương. Không khí tĩnh mịch bao trùm. Tĩnh mịch đến nỗi dường như nghe được cả tiếng lá khô rơi, cả tiếng chân con chồn nhỏ nào giẫm khẽ lên cỏ lá ngoài bìa trảng. Vẳng một tiếng vượn hót chiu chít nghe như vuốt xoáy vào không gian”[43,tr.62]. Nếu tách đoạn văn ra khỏi văn cảnh người đọc khó có thể tin đây là những câu văn trong một tiểu thuyết chiến tranh mà ngỡ nó là đoạn văn trong một tiểu thuyết viết về tình yêu vùng sơn cước. Mưa đỏ cũng có những đặc điểm tương tự. Cốt truyện của tác phẩm xoay quanh cuộc đối đầu ác liệt nhất trong lịch sử chiến tranh cách mạng trên cả hai mặt trận quân sự và ngoại giao – cuộc chiến 81 ngày đêm tại Thành Cổ Quảng Trị. Cuộc chiến ác liệt này được chi tiết hóa thành những cảnh đối đầu khủng khiếp giữa những người lính giải phóng với những loại vũ khí hủy diệt tương đương với 7 quả bom nguyên tử của kẻ thù. Đó là những trận đánh đầy mưu trí và dũng cảm của tiểu đội Tạ, Cường trong những đợt phản kích. Đó còn là những

77

đánh giáp lá cà, những màn đấu võ mang đậm dấu ấn của những chiến binh: cảnh tiểu đội Cường đánh bại toán hắc báo của Quang khi chúng định cắm cờ trên Thành Cổ(Tr. 202-204); cảnh Cường chống trả cả toán hắc báo của Quang trong ngày thứ tám mươi mốt(tr.346-350); đó còn là cảnh tiểu đội Tạ đánh tiêu diệt ban chỉ huy tiểu đoàn biệt động quân số 6 với đủ những cung bậc cảm xúc hồi hộp, dồn nén(Tạ cố nén cơn ho bằng cách nuốt cỏ), bùng nổ trong chiến thắng và xúc động, tiếc thương trước sự hi sinh của Tạ(tr.267-277). Bên cạnh những cảnh chiến đấu với những chết chóc bi thương ấy còn có những khoảng khắc êm chùng như những khoảng lắng của bản giao hưởng dữ dội vì“chiến tranh thường có những khoảng lặng không thể hiểu nổi”[44,tr.230]. Đó là những trang miêu tả tình yêu đầy thi vị của Cường và Hồng(tr.230-233), được đặc tả trong những giây phút yên tĩnh hiếm hoi “mà nếu không có nó, cuộc chiến đấu dù có cao sang đến mấy cũng trở thành vô nghĩa, nghèo nàn”[44,tr.231]. Họ ngồi bên nhau bên dòng Thạch Hãn êm đềm trôi ra biển:“Anh(Cường) kéo cô gái(Hồng) vào sát người, nâng khuôn cằm mảnh mai của cô lên... Mắt cô hơi nhắm lại, cặp môi tai tái run run chờ đợi...”[44,tr.232]. Những chi tiết như thế giống như những gam màu tươi mát làm cho một bức tranh có quá nhiều màu nóng trở nên cân đối hơn, êm dịu hơn. Yếu tố hấp dẫn của cốt truyện như thế chúng ta cũng bắt gặp trong những tiểu thuyết về chiến tranh như của một số nhà văn như: Bảo Ninh(Nỗi buồn chiến tranh), Dương Hướng(Bến không chồng)...

Thứ hai, sự hấp dẫn của hai tiểu thuyết còn ở chỗ kiểu nhân vật chính của Chu Lai thường mang vẻ đẹp độc đáo, cuốn hút. Nhân vật nam có vẻ đẹp của kiểu anh hùng – lãng tử, anh hùng – nghệ sĩ. Trong Khúc bi tráng cuối cùng, Nhân vật Hoàng Lâm mang vẻ đẹp của một trí thức tài hoa. Nhân vât Oánh mang vẻ đẹp nam tính với một thân thể như Hecquyn. Còn Đặng Cường trong Mưa đỏ lại mang vẻ đẹp của một anh hùng – nghệ sĩ . Nữ nhân vật chính diện lại mang vẻ đẹp mong manh, bí ẩn như sương khói. Đây là vẻ đẹp cao sang, ẩn chứa nhiều tâm trạng của Huyền Trang: “một thiếu phụ trên bốn mươi tuổi đẹp, sang trọng và uẩn buồn đang ngồi thầm lặng thả cái nhìn xa vắng qua khung của sổ ra khoảng vườn xum xuê cây lá.”[43,tr.9-10]. Còn đây là vẻ đẹp duyên dáng của Hồng trong sự tương phản với cái ác liệt của chiến tranh: “Dáng cô mềm mại, nghiêng nghiêng như đi ra từ huyền thoại. Thỉnh thoảng ánh lửa pháo trát lên người tạo cho cô một nét đẹp kiêu hãnh, mỏng manh”[44,tr.71]. Đặc điểm này của

78

kiểu nhân vật chính chúng ta cũng thường gặp trong các tiểu thuyết khác của Chu Lai như: Linh, Năm Thúy(Nắng đồng bằng), Nam, Thảo(Phố), Hùng, Ba Sương(Ăn mày dĩ vàng)... đây chính là đặc điểm riêng có trong hệ thống nhân vật của Chu Lai – nhân vật chính luôn mang vẻ đẹp của hai yếu tố hào hùng và thơ mộng, lãng mạn. Những nhân vật đẹp như thế thường tạo được sự yêu thích cho khán giả nếu họ hiện lên màn ảnh với cả hai cung bậc, hai sắc màu bi hùng và thơ mộng.

Thứ ba, Chu Lai đã mạnh dạn đưa vào hai tiểu thuyết yếu tố “tính dục” theo nghĩa tích cực – một trong những nhu cầu nhân bản của con người. Tình dục là yếu tố “nhạy cảm” trong tiểu thuyết sử thi truyền thống nhưng xuất hiện khá nhiều trong tiểu thuyết viết về chiến tranh sau năm 1975. Chúng ta có thể gặp trong Nỗi buồn chiến tranh(Bảo Ninh), Bến Không chồng(Dương Hướng), Thời xa vắng(Lê Lựu), Ngõ lỗ thủng(Trung Trung Đỉnh)... Ngay cả Chu Lai với Ăn mày dĩ vãng, Vòng tròn bội bạc, Phố...yếu tố này cũng được khai thác khá nhiều. Tuy nhiên, điểm chung của Chu Lai với các nhà văn cùng thời là yếu tố này được nhìn ở góc độ thẩm mỹ và nhân bản, là để khẳng định vẻ đẹp của tình yêu với những khát khao chân chính của nó chứ không nhằm hạ thấp hay làm nhục con người(trừ một vài trường hợp trong Nỗi buồn chiến tranh, tác giả đã miêu tả sự tàn phá của chiến tranh trong những hành động tình dục đầy thú tính: Phương bị làm nhục trên tàu khi cùng Kiên đuổi theo đơn vị, tổ nữ thanh niên bị hãm hiếp bởi bọn biệt kích). Trong hai tiểu thuyết Khúc bi tráng cuối cùng Mưa đỏ, yếu tố tính dục đã được tái hiện vừa đủ để diễn tả những “thân phận tình yêu” trong chiến tranh. Đây là tình yêu nồng cháy đến cuống quýt như dự cảm trước sự chia li của cô gái hàng hoa và anh lính Vệ quốc(Huyền Trang – Hoàng Lâm): “Với tất cả tình yêu, niềm khát khao dâng hiến và tấm tình sâu thẳm của người con gái trong thời loạn, cô cuống quýt ghì chặt lấy anh như sở hữu (...) và điều gì cần xảy ra đã xảy ra. Chàng trai đã buộc để cho da thịt trinh nữ đốt cháy nốt chút lí trí sáng leo lét trong đầu....”[43,tr.21]. Còn đây là tình yêu mang cảm giác tội lỗi của người con gái không chung lí tưởng với người mình yêu(Thanh đã chủ động nói lời chia tay Cường khi anh kiên quyết vào chiến trường):

“Cô bước đến gần anh, áp sát vào ngực anh, hơi ngửa mặt lên, mắt nhắm lại, bờ môi khao khát như như muốn có một cái hôn cuối cùng cho mãi mãi. Nhưng cái hôn ấy không đến. Cô lại ghì siết lấy anh hơn, muốn kéo thân hình anh nằm xuống cỏ./ Anh...Trước khi đi xa..em muốn...lần cuối...”[44,tr.24]. Ngoài ra, yếu tố tình dục của

79

những nhân vật phía bên kia cũng được tác giả tái hiện, nhưng không phải là sự khát thèm theo kiểu những con thú(như ta thường gặp trong hành động hãm hiếp của bọn Mỹ, Ngụy trong các tiểu thuyết sử thi giai đoạn trước) mà cũng là những trạng thái tâm lí đáng được cảm thông. Đó là tâm trạng tuyệt vọng của kẻ yêu hết lòng mà không được đền đáp để rồi phải chiếm đoạt của Tuấn(Khúc bi tráng cuối cùng tr.223-225). Đó là sự thức tỉnh từ trạng thái tình dục đơn thuần(bởi sự ham muốn) đến ghê sợ thứ tình yêu nhợt nhạt, đậm màu sắc dục ở cô người yêu của Quang(Mưa đỏ tr.223-224). Có thể thấy, yếu tố tính dục đã được nhà văn miêu tả theo nhiều cung bậc để diễn tả cái muôn mặt của tình yêu thời chiến, nhưng tựu chung nó là một nhu cầu nhân bản khi người ta yêu nhau đến tột cùng. Trong Ăn mày dĩ vãng hay Phố, yếu tố tình dục có phần đậm đặc hơn nhưng nhà văn không sa vào khai thác để thỏa mãn nhu cầu tầm thường của độc giả mà là một cách tôn trọng người đọc bởi tình yêu và tình dục là hai mặt thống nhất, khi yêu nhau thực sự thì nhu cầu bản năng của tình dục là dễ hiểu. Đây cũng có thể xem là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn cho tiểu thuyết của Chu Lai.

Với những yếu tố như cốt truyện hấp dẫn, kịch tính; yếu tố “bạo lực” hiểu (theo nghĩa rộng) trong những cảnh chiến đấu, những cuộc rượt đuổi hồi hộp đến nghẹt thở xen vào đó là chất thơ mộng, lãng mạn trong việc miêu tả tình yêu(có cả yếu tố tình dục) – giống như một cơn mưa thoáng qua giữa hai ngày nắng gắt đã tạo nên tính thương mại và giải trí cao cho hai tác phẩm. Đó cũng là điều mà một kịch bản phim hướng tới để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của công chúng đa dạng đến phức tạp của xã hội Việt Nam đương đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khuynh hướng sử thi trong tiểu thuyết của chu lai (qua hai tác phẩm khúc bi tráng cuối cùng và mưa đỏ)​ (Trang 81 - 85)