Sáng tạo ở kết cấu nghệ thuật có sự giao thoa kết cấu tiểu thuyết với kịch bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khuynh hướng sử thi trong tiểu thuyết của chu lai (qua hai tác phẩm khúc bi tráng cuối cùng và mưa đỏ)​ (Trang 76 - 77)

7. Đóng góp của luận văn

3.1. Sáng tạo ở kết cấu nghệ thuật có sự giao thoa kết cấu tiểu thuyết với kịch bản

điện ảnh

Tiểu thuyết và điện ảnh được xem là hai loại hình nghệ thuật tổng hợp bởi chúng có thể mang trong mình những yếu tố của các loại hình nghệ thuật khác. Tiểu thuyết có thể tổng hợp “khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác”[52,tr.330]. Điện ảnh có thể mang đến cho chúng ta tranh của họa sĩ qua việc sắp xếp các khung hình, sự diễn xuất sân khấu của diễn viên trong phim, ngôn từ của nhà văn và âm thanh tiết tấu của nhạc sĩ qua các bản nhạc hay bài hát trong phim. Vì vậy mà tiểu thuyết và điện ảnh có mối quan hệ gần gũi, tác động qua lại lẫn nhau. Điều đó lí giải vì sao nhiều tiểu thuyết

71

nổi tiếng thế giới cũng đã được chuyển thể thành phim như: Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Chiến tranh và hòa bình, Tam quốc diễn nghĩa... và ở Việt Nam nhiều tiểu thuyết đã gây được những ấn tượng tốt tới đông đảo công chúng khi được mở rộng sang lĩnh vực điện ảnh như Tắt đèn, Đất phương Nam, Thời xa vắng, Mảnh đất lắm người nhều ma, Ăn mày dĩ vãng...

Do những lợi thế của mình như gây ấn tượng trực tiếp cho khán giả qua hình ảnh, màu sắc, âm thanh mà không mất công suy tư hay tưởng tượng, người xem tốn ít thời gian khi theo dõi một câu chuyện trên phim... mà điện ảnh đang có xu hướng lấn lướt tiểu thuyết. Trước tình hình đó nhiều nhà tiểu thuyết đã tiếp thu những ưu thế của điện ảnh vào tác phẩm của mình để thu hút độc giả. Đây là lí do dẫn tới việc hình thành xu hướng “tiểu thuyết – điện ảnh” ở Pháp nửa sau thế kỉ XX với hai đại diện tiêu biểu là Alain Robbe-Grillet và Marguerite Duras. Ở Việt Nam, nhiều nhà văn cũng đã vận dụng những lợi thế của điện ảnh để xây dựng những hình tượng nghệ thuật cho tác phẩm của mình như Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh, Dương Hướng với Bến không chồng...

và Chu Lai với một số tiểu thuyết được chính ông chuyển thành kịch bản phim như Ăn mày dĩ vãng, Phố. Khảo sát hai tiểu thuyết Khúc bi tráng cuối cùng Mưa đỏ, chúng tôi nhận thấy một số điểm giao thoa lí thú giữa tiểu thuyết và kịch bản điện ảnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khuynh hướng sử thi trong tiểu thuyết của chu lai (qua hai tác phẩm khúc bi tráng cuối cùng và mưa đỏ)​ (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)