7. Đóng góp của luận văn
2.2.2. Sự “phá vỡ” thi pháp tiểu thuyếtsử thi Việt Nam hiện đại trong hai tiểu
của Chu Lai
Tiểu thuyết sử thi Việt Nam kì đổi mới đã có sự vận động theo hướng: “Chất sử thi trong các tiểu thuyết chiến tranh đã bắt đầu nhạt hơn so với trước đó khi người viết tái hiện những khó khăn, tổn thất, những thất bại và xu hướng nghiêng về con người và cuộc sống đời thường”[36]. Nguyên nhân dẫn tới tình hình đó là do bối cảnh lịch sử xã hội của văn học đã có sự thay đổi. Từ thời đại anh hùng mà cảm hứng sử thi lên ngôi chuyển sang thời đại hòa bình với cảm hứng thế sự là trung tâm. Bởi vậy mà từ tiểu thuyết sử thi hiện đại với đề tài số phận cộng đồng, số phận cả dân tộc trong chiến tranh chuyển sang tiểu thuyết với đề tài số phận cá nhân của con người trong và sau chiến tranh(những đau thương mất mát của chiến tranh đã mang lại cho con người những bi kịch khủng khiếp, những hồi ức về chiến tranh vẫn giày vò những con người đi qua cuộc chiến tạo ra bi kịch thời Hậu chiến).
Tiểu thuyết của Chu Lai với khuynh hướng “phá vỡ” những chuẩn mực của loại hình tiểu thuyết sử thi này không phải là hiện tượng cá biệt. Bởi cùng thời với Chu Lai chúng ta còn đọc Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh, Mùa chim én bay của Nguyễn Trí Huân, Bến không chồng của Dương Hướng, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh... Điều đặc biệt ở đây là khuynh hướng phá vỡ những chuẩn mực của loại hình tiểu thuyết sử thi lại song hành với khuynh hướng tiếp nối những chuẩn mực của tiểu thuyết sử thi ngay trong cùng một tác phẩm của Chu Lai. Sự đan xen hai kiểu loại cảm hứng của hai khuynh hướng sáng tác kể trên đã manh nha ngay trong tiểu thuyết đầu tay của ông là
Nắng đồng bằng rồi ngày càng đậm nét trong: Ăn mày dĩ vãng, Phố, Ba lần và một lần, Cuộc đời dài lắm, Sông xa... nó tạo ra một dấu ấn in đậm cá tính sáng tạo độc đáo của Chu Lai.
2.2.2.1. Sự “phá vỡ” hình tượng nhân vật sử thi
Hệ thống nhân vật trong hai tác phẩm Khúc bi tráng cuối cùng và Mưa đỏ có sự giao thoa giữa chất sử thi và chất tiểu thuyết theo khuynh hướng “phá vỡ” thi pháp tiểu thuyết sử thi.
58
*Hệ thống nhân vật chính diện
Nhìn chung các nhân vật chính diện trong hai tiểu thuyết của Chu Lai vẫn bảo lưu vẻ đẹp của nhân vật sử thi ở ngoại hình, nhân cách, lí tưởng... tất cả đều gắn với cái cao cả, cái phi thường. Nhưng bên cạnh những phẩm chất mang tính lí tưởng hóa ấy đã xuất hiện những “nhược điểm” mang tính khác biệt khi so sánh với các nhân vật chính diện trong tiểu thuyết Việt Nam chống Mỹ giai đoạn trước 1975. Những nhân vật như Chính ủy Kinh, Khuê, Lữ, Cận, Lượng trong Dấu chân người lính(Nguyễn Minh Châu), Chị Sứ trong Hòn Đất(Anh Đức)...không hề có những “nhược điểm” như thế:
Trong Khúc bi tráng cuối cùng, chúng ta bắt gặp một số “nhược điểm” sau của nhân vật: Hoàng Lâm hội tụ những vẻ đẹp lí tưởng của một người đàn ông, một người chỉ huy, một người cha và một người chiến sĩ mẫu mực. Nhưng nhân vật này vẫn có những giây phút yếu lòng trước trận đánh khi nghĩ về đứa con riêng(Hùng con của ông và bà Huyền Trang) đang ở bên kia chiến tuyến cùng nỗi lo sợ mơ hồ “anh em lại bắn vào đầu nhau”[43,tr.181]. Ông đã dặn Oánh(đứa con nuôi mà ông coi như con đẻ): “Tên nó là Hùng...có thể bố nói điều này con sẽ cho là buồn cười nhưng trên các nẻo đường chinh chiến, biết đâu...”[43,tr.182]. Hành động công khai mình có một đứa con riêng, chưa kể nó lại ở phía bên kia(dù là nói với con mình) là hành động không hề gặp trong nhân vật của tiểu thuyết chiến tranh trước 1975. Và cũng vì phút yếu lòng của ông Lâm cùng với lời dặn “Con có một người em trai cùng cha khác mẹ cũng đang là sĩ quan ở trong này...nó giống bố”[43,tr.233] nên Oánh cũng đã có những hành xử “vi phạm nguyên tắc” của nhân vật sử thi – tha chết cho Hùng toán trưởng Hắc báo [43,tr.232-23] và cố gắng cứu Hùng để rồi cả hai cùng chết[43,tr.310-311]. Đó là hành động không thể có trong sử thi tuyền thống với nguyên tắc địch – ta rõ ràng. Tình yêu trong tiểu thuyết sử thi truyền thống được miêu tả hết sức trong sáng, không hề có yếu tố tình dục, nhưng tác giả đã miêu tả tình yêu của Hoàng Lâm – Huyền Trang với đầy đủ sắc thái của tiểu thuyết: “Với tất cả tình yêu, niềm khát khao dâng hiến và tấm tình sâu thẳm của người con gái trong thời loạn, cô cuống quýt ghì chặt lấy anh như sở hữu (...) và điều gì cần xảy ra đã xảy ra. Chàng trai đã buộc để cho da thịt trinh nữ đốt cháy nốt chút lí trí sáng leo lét trong đầu....”[43,tr.21].
59
Trong tiểu thuyết Mưa đỏ, người đọc lại bắt gặp hình ảnh những người hùng không hoàn toàn lí tưởng. Ở họ còn có những khiếm khuyết, những cái “vô thập toàn” của con người. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Đặng Cường được mô tả như một kiểu anh hùng – nghệ sĩ. Nhưng Cường không phải không có những khiếm khuyết, những “vấn đề” của một con người hết sức bình thường. Cường vào chiến trường với tâm hồn bị tổn thương (người yêu nói lời chia tay trước ngày lên đường – giống Linh trong Nắng đồng bằng). Trong trận đánh đầu tiên, người anh hùng của chúng ta cũng tỏ ra khiếp sợ như bất kì ai khi lần đầu được chứng kiến hành động giết người và thấy người bị giết. Khi thấy cảnh một đồng đội bị chiếc xe tăng nghiến nát “toàn thân anh rung lên, mồ hôi toát ra đầm đìa như chính xương thịt của mình đang bị xé nhừ”[44,tr.92]. Và Cường đã nghĩ chiến đấu đơn giản chỉ là tự vệ trong “khoảnh khắc tối tăm mù mịt ấy, con người cả hai bên đều tự quẳng tất cả những gì là ý thức, là chủ thuyết, là lí tưởng, hoài bão, mục đích nọ kia mà chỉ còn là một lớp sương mù đặc quánh của bản năng tự vệ”[44,tr.114]. Và như nhận xét của Sen “trong góc khuất của cậu hình như vẫn có vấn đề”[44,tr.126]. Hành động tha bổng cho một tên lính Ngụy[44,tr.149], hay việc chỉ đánh ngất mà không giết những tên lính gác trong trận tập kích đồn chỉ huy Tiểu đoàn biệt động[44,tr.271-272] là những chi tiết rất có “vấn đề” về tư tưởng lập trường nếu đặt trong tiểu thuyết 1945 – 1975. Tiểu đội trưởng Tạ một người lính gan dạ, chiến đấu dũng cảm, sử dụng các loại vũ khí tài ba như “một nghệ sĩ biểu diễn đàn dân tộc”. Anh như một người anh, là chỗ dựa tinh thần cho cả tiểu đội. Nhưng trước hết anh là một con người bình thường với những đặc điểm của một người nông dân chất phác(nhập ngũ vì cảm giác vô tích sự trong gia đình, nóng nảy trong cư xử từng “Cho thằng cha xã đội trưởng nơi đóng quân một cái bạt tai”[44,tr.163]. Còn “Bình vẩu” một chiến sĩ dũng cảm, can trường và đậm chất nghệ sĩ vào bộ đội chỉ đơn giản là sắp bị nhà trường đuổi học vì mối tình với một người đàn bà hơn mình hai chục tuổi. “Hải gù” một người lính đã anh dũng, mưu trí trong chiến đấu và hi sinh đầy bi tráng nhưng lại nhập ngũ với một lí do chẳng mang một hoài bão hay lí tưởng gì - để “rửa lí lịch” cho gia đình. Sen - một chiến sĩ đặc công nhà nghề, thông minh trong chiến đấu và hi sinh anh dũng nhưng có lúc do sức ép quá kinh khủng của cuộc chiến mà anh đã tỏ ra hèn yếu(giả điên đi lang thang hôi của trên những xác chết, chờ dịp được về tuyến sau). Còn Tú cậu em út của tiểu đội trong trận đầu đã sợ đến nỗi “đái ướt hết quần”[44,tr.90]... Tất cả họ đã hiện
60
lên thật gần gũi và chân thực với những phẩm chất của con người đời thường. Ở họ ta bắt gặp sự sợ hãi, hèn nhát, tầm thường nhưng họ đã vượt qua, đã chiến thắng bản thân để chiến đấu và anh dũng hi sinh. Những đặc điểm ấy của nhân vật, chúng ta còn bắt gặp trong các tiểu thuyết khác của Chu Lai như: Ăn mày dĩ vãng(với Hai Hùng, Chiến),
Cuộc đời dài lắm(với Vũ Nguyên)... Họ chính là những người trưởng thành trong thử thách của cuộc chiến, do cuộc chiến “dạy bảo” mà trở thành anh hùng.
*Hệ thống nhân vật phản diện
Trong tiểu thuyết sử thi 1945 – 1975, nhân vật phản diện thường được diễn tả như hiện thân của những con “người – quỷ”. Ngoại hình quỷ thống nhất với tâm địa quỷ. Chúng là hiện thân của cái xấu, cái ác, được tạo ra từ bóng tối và không hề có một chút ánh sáng lương tri nào. Có thể kể như: Xăm(Hòn Đất – Anh Đức), Ba Phổ(Gia đình má Bảy – Phan Tứ), Ba răng vàng(Rừng U Minh – Trần Hiếu Minh), Hứa Xâng(Đất Quảng – Nguyễn Trung Thành)... Trong hai tiểu thuyết của Chu Lai, nhân vật phản diện đã được khắc họa công phu hơn với dung lượng cũng tương đương khi viết về nhân vật chính. Qua đây, họ hiện lên với những đăc điểm vừa giống vừa khác nhân vật phản diện trong tiểu thuyết sử thi trước 1975.
Trong bức tranh các nhân vật phản diện của Khúc bi tráng cuối cùng và Mưa đỏ
chúng ta thấy gam màu chủ đạo vẫn là màu tối. Đa số những tướng lĩnh, sĩ quan của quân lực Việt Nam cộng hòa là những kẻ hèn nhát, độc ác, tham lam và bạc nhược. Nhưng ở họ, vẫn có những “điểm sáng” về tài năng, tính cách và bản lĩnh đáng được trân trọng ở khía cạnh con người.
Tướng Phạm Ngọc Tuấn(Chiêu) Tư lệnh vùng 2 Tây Nguyên trong Khúc bi tráng cuối cùng là một nhân vật phản diện hết sức mới mẻ. Hắn là một người có ngoại hình ưa nhìn: “khuôn mặt gầy, đẹp khắc khổ”[43,tr.22],“mái tóc khá đẹp(...) nhìn hắn giờ đây giống một thi nhân hơn là một võ tướng”[43,tr.45]. Tuấn là một người biết yêu và yêu rất mãnh liệt. Mối tình đơn phương với Huyền Trang đã khiến hắn cả đời không yêu một người đàn bà nào khác. Sự thất bại trong tình yêu đã biến hắn trở thành một “cỗ máy chém giết” lạnh lùng. Và “Nếu bỏ qua mọi chính kiến, chính trị thì rút cuộc lại cũng chỉ là một người đàn ông đáng thương cả đời khắc khoải về một mối tình vô vọng”[43,tr.141]. Tuấn là một người có bản lĩnh và tài thao lược. Hắn không xu nịnh
61
người Mỹ cũng như những kẻ chóp bu trong phủ Đầu rồng. Sự thăng tiến của hắn là do thực tài(những nhận xét đối phương, khả năng điều binh khiển tướng và nhận định khá chính xác hướng tiến công của ta là Buôn Mê Thuột) đã chứng tỏ điều đó. Một điều đáng ghi nhận ở nhân vật này là sự tự trọng của một người quý danh dự hơn vinh quang hay tiền bạc(Tuấn đã từ chối cách rút lui an toàn khi cha hắn gợi ý và cho hắn những chứng từ có lợi nếu thua, Tuấn cũng không bỏ rơi quân sĩ để chạy tháo thân như nhiều sĩ quan khác). Tác giả đã dùng đại từ “ông”(theo ngôi thứ ba) để nói về nhân vật này trong nhiều đoạn, chứng tỏ sự tôn trọng dành cho một vị tướng có tài, có tình nhưng đi nhầm đường. Một nhân vật khác cũng được Chu Lai chăm chút khá kỹ lưỡng khi miêu tả đó Là trung tá Hùng - Toán trưởng Hắc báo và là con riêng của sư trưởng Hoàng Lâm với Huyền Trang. Hùng xuất hiện với vóc dáng “cao lớn, tướng tá ngang tàng, dữ dội”[43,tr.13]. Là con, Hùng cư xử rất mực thước và phải phép với mẹ. Là anh, Hùng rất yêu thương đứa em gái cùng mẹ khác cha(Dung), hắn sẵn sàng đao búa với bất cứ kẻ nào bắt nạt em mình. Xét về tư cách người lính Hùng là một sĩ quan dũng cảm, can tràng và có bản lĩnh(dám xin lên Tây Nguyên vùng chiến sự ác liệt nhất thời điểm đó). Hùng có những phán đoán tinh xác về hướng tiến công của ta và cao hơn Hùng nhận thức được sự bế tắc của cuộc chiến mà hắn đang theo đuổi. Hùng rất ghét người Mĩ cũng như những kẻ ăn lương CIA, có lần hắn đã gằn giọng với viên toán phó Phạm Đỉnh:
“Cuộc chiến tranh chẳng ra cái mốc khỉ gì nhưng đã chót làm kiếp lính thì cũng phải làm một thằng lính cho đàng hoàng, đừng có động ngửi thấy hơi đô la là giẫm bừa lên xác đồng loại cong đít chạy tới, nhục lắm!”[43,tr.156]. Như vậy có thể thấy Hùng cũng có đầy đủ những phẩm chất: dũng cảm, thông minh, trọng danh dự và nếu bỏ qua chính kiến thì đây là một sĩ quan đáng trọng.
Trong Mưa đỏ, Chu Lai cũng dành nhiều phần ưu ái nghệ thuật cho nhân vật Quang – một sĩ quan dù phía bên kia chiến tuyến. Quang có nhiều điểm tương đồng với Hùng(Khúc bi tráng cuối cùng) từ vẻ ngoại hình đến tính cách, nhưng Quang mang dáng vẻ của một chiến binh – lãng tử. Hắn là một “thiếu úy dù khá bảnh trai, mắt sáng, nước da ngăm đen, khuôn mặt lạnh hiện rõ vẻ phớt đời”[44,tr.31]. Quang trước hết là một sĩ quan có bản lĩnh, thích được thử thách bản thân(tình nguyện ra vùng 1 Quảng Trị - vùng tiền đồn ác liệt mà những sĩ quan binh lính ngụy rất sợ),“muốn được thử sức với đối phương”[44,tr.32], xem làm thế nào mà họ khiến cho người Mĩ phải hãi sợ và để “được
62
sống một lần cho ra sống”[44,tr.34]). Quang là một sĩ quan trọng danh dự “Hắn cũng đếch thích thú gì cuộc chơi này, thậm chí chán ngấy nhưng đã chót mang cái phù hiệu con hổ nhe nanh cắn vào cuộc đời nên cũng không muốn làm ô danh nó”[44,tr.145- 146]. Quang cũng không phải kẻ dựa dẫm vào gia đình để thăng tiến hay chọn một nơi an toàn cho tính mạng. Trong những lần thực thi nhiệm vụ hắn tỏ ra rất quả cảm. Đặc biệt, trong con người này ẩn chứa những tình cảm phức tạp: Quang có cảm tình đặc biệt với Hồng một nữ sinh đứng đầu cuộc mít tinh chống chính quyền Ngụy; Anh ta còn có cảm giác nể phục kẻ thù(Cường); Không cho tên toán phó tổ chức tấn cộng trạm thương binh của ta...phải chăng đây cũng là tâm trạng của không ít thanh niên trí thức Miền Nam lúc đó. Họ đã nhận ra bản chất mục ruỗng của Ngụy quyền, sự xảo trá của người Mỹ nhưng vẫn chưa hiểu hết về cách mạng để tin và đi theo?
Qua những nhân vật này, chúng ta thấy Chu Lai đã tạo ra một hệ thống nhân vật phản diện vừa quen vừa lạ. Quen ở chỗ chúng đều là kẻ thù với tinh thần chống cộng quyết liệt, lạ là vì họ có những phẩm chất người mà tiểu thuyết trước đầy chưa đề cập tới. Cách nhìn nhận công bằng hơn về đối phương này có lẽ xuất phát từ “độ lùi” nhất định sau cuộc chiến, bằng cái nhìn phân tích về chiến tranh mà nhà văn chiêm nghiệm rằng: “kẻ thù của chúng ta không hèn và ngu như chúng ta tưởng”[44,tr.180].
2.2.2.2. Sự “phá vỡ” xung đột nghệ thuật của tiểu thuyết sử thi
Như chúng ta đã biết, xung đột trong tiểu thuyết sử thi thường là xung đột cộng đồng, xung đột lịch sử - xã hội mà chủ yếu là xung đột địch – ta. Khảo sát hai tiểu thuyết
Khúc bi tráng cuối cùng và Mưa đỏ chúng tôi nhận thấy: Xung đột trung tâm của hai tiểu thuyết vẫn là xung đột lịch sử - xã hội giữa một bên là lực lượng cách mạng và dân tộc Việt Nam với một bên là Ngụy quyền và đế quốc Mỹ. Nhưng Chu Lai đã đan cài vào xung đột sử thi ấy những xung đột mang tính thế sự - đời tư để phản ánh chân thực, toàn diện hơn về chiến tranh.
Trong Khúc bi tráng cuối cùng, bên cạnh xung đột trung tâm(cuộc đối đầu quyết định giữa lực lượng cách mạng với tập đoàn phòng thủ Tây Nguyên của Mỹ Ngụy),chúng ta thấy những xung đột mang tính chất cá nhân - đời tư.
Xung đột của Hoàng Lâm và Phạm Ngọc Tuấn. Tình bạn của họ rạn vỡ bởi cả hai cùng yêu Huyền Trang nhưng chỉ có Hoàng Lâm được đền đáp. Sự rạn vỡ này đã
63
đẩy họ đi theo hai con đường để thành kẻ thù trên hai chiến tuyến. Nhưng cũng xung