5. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Bài học về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đố
Kho bạc nhà nước Bình Gia tỉnh Lạng Sơn
Từ những kinh nghiệm công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại các KBNN ở các địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài học đối với KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn như sau:
Một là, Chấp hành kỷ luật, tuân thủ nghiêm các quy trình nghiệp vụ, chế độ định mức đã quy định và công khai rõ về trình tự thủ tục trong công tác kiểm soát chi là tiền đề tạo ra mối quan hệ hợp tác, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau trong nội bộ cơ quan và trong quan hệ giữa KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn và khách hàng giao dịch trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sử dụng NSNN, các chủ đầu tư để nắm bắt kịp thời những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong thực tiễn từ đó đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời trong quá trình kiểm soát chi NSNN.
Hai là, Công tác sử dụng và đào tạo cán bộ hợp lý, bố trí đúng người, đúng việc phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, mạnh dạn áp dụng hình thức phân công nhiệm vụ theo hướng chuyên môn hóa (đặc biệt trong lĩnh vực chi đầu tư). Coi trọng việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, động viên khuyến khích cán bộ nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ, coi việc tổ chức, học tập chế độ chính sách, cập nhật kiến thức mới là một yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ, tiến tới tổ chức các buổi học tập như sinh hoạt thường xuyên trong cơ quan.
Ba là, Tăng cường công tác tự kiểm tra tại đơn vị để phát hiện những trường hợp sai sót, nhầm lẫn trong kiểm soát, thanh toán và hạch toán kế toán, những sai sót trong hồ sơ chứng từ ….để có các biện pháp khắc phục kịp thời và rút kinh nghiệm trong công tác kiểm soát chi.
Bốn là, phải giải quyết tốt mối quan hệ với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan, chủ động tham mưu cho UBND các cấp xử lý những vướng mắc trong công tác kiểm soát chi NSNN, giúp cho việc quản lý điều hành ngân sách đảm bảo đúng chế độ quy định.
Năm là, thực hiện và vận dụng triệt để cải cách hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi NSNN đảm bảo đơn giản thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị sử dụng Ngân sách, đồng thời hiện đại hóa chương trình ứng dụng quản lý, kiểm soát chi NSNN. Thực hiện việc kết nối thông tin, cơ sở dữ liệu với các sở, ban, ngành để tiến hành trao đổi, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời cho các cấp, các ngành trong quá trình quản lý, điều hành.
Sáu là, phải quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, có đủ năng lực, trình độ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thực tế hiện nay của Bình Gia tỉnh Lạng Sơn. Đề ra yêu cầu cụ thể và thường xuyên nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả công việc của cán bộ, khen thưởng, kỷ luật phải căn cứ vào kết quả công tác và phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng để phát huy được tác dụng giáo dục cán bộ.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra cần giải quyết
Như chúng ta đã biết, quản lý chi NSNN là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc quản lý và sử dụng kinh phí NSNN, trong đó hệ thống KBNN giữ vai trò đặc biệt quan trọng, trực tiếp kiểm soát và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm soát của mình. Do vậy để hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn, câu hỏi đặt ra là:
- Thực trạng thực hiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn như thế nào?
- Những nhân tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn?
- Giải pháp nào để hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế từ KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn.
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, xã hội. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp với hiện tượng. Dữ liệu bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.
2.2.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Là các dữ liệu từ các văn bản như Luật NSNN, các văn bản pháp quy hướng dẫn về công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Các công trình nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về quản lý chi NSNN, các báo cáo thu chi NSNN hàng năm của KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn. Số liệu được thu thập từ các báo cáo thường qui, các tạp chí ngân sách nhà nước phát hành hàng tháng, các báo cáo nội bộ vận hành trên phần mềm TABMIS,...
2.2.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
+ Đối tượng điều tra
Đối tượng là các kế toán của các đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản tại KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn
+ Mẫu phiếu điều tra
Để đánh giá được tình hình kiểm soát chi thường xuyên NSNN, nội dung phiếu điều tra được lập là những điều kiện trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn.
+ Số lượng mẫu điều tra
Dựa trên công tác điều tra thực tế KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn mở tài khoản dự toán cho 129 đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn. Bên cạnh đó là các công chức kho bạc đang trực tiếp tham gia kiểm soát chi tại KBNN Bình Gia đối với chi thường xuyên NSNN với tổng số là 09 công chức.
Như vậy tổng mẫu điều tra là 138, ta áp dụng việc điều tra mẫu ngẫu nhiên phân theo nhóm:
- Nhóm thứ nhất: Các đơn vị sự nghiệp công lập như: Trung tâm y tế, trường học… với tổng số 73 đơn vị
- Nhóm thứ hai: Các đơn vị hành chính tự chủ tự chịu trách nhiệm như: Văn phòng ủy ban nhân dân huyện Bình Gia, phòng Tài chính - kế hoạch, Phòng Giáo dục - đào tạo, phòng Kinh tế - hạ tầng ,… với tổng số 36 đơn vị
- Nhóm thứ tư: Các công chức kho bạc trực tiếp tham gia kiểm soát chi tại KBNN Bình Gia là 09 công chức.
Với việc áp dụng cách chọn mẫu phân tầng có trọng số, công thức như sau:
n = N/(1+N*e2)
Trong đó:
n: Số mẫu cần điều tra N: Tổng thể mẫu
e: Sai số cho phép (trong trường hợp số lượng mẫu nhỏ, ta chọn e = 10%) Như vậy ta sẽ điều tra:
Chỉ tiêu Tổng mẫu (N)
Số người được điều tra, phỏng vấn (với e = 5%)
Các đơn vị sự nghiệp công lập 73 42
Các đơn vị hành chính tự chủ tự chịu trách nhiệm
36 26
20 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn
20 17
Các công chức kho bạc trực tiếp tham gia kiểm soát chi tại KBNN Bình Gia
9 8
Cộng 138 93
Như vậy, tổng số phiếu điều tra phát ra và thu về là 93 phiếu.
Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:
- Phần I: Thông tin cá nhân của đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản tại KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn.
- Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ vấn đề cần giải quyết: Phân cấp quản lý và sử dụng NSNN; Hệ thống cơ sở pháp lý về KSC NSNN; Năng lực, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ; Cơ sở vật chất, hạ tầng truyền thông và việc ứng dụng công nghệ thông tin; việc chấp hành chi NSNN và ý thức trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách.
- Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng
trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:
STT Thang đo Ý nghĩa
1 1,0 đến 1,8 Rất không đồng ý
2 1,81 đến 2,6 Không đồng ý
3 2,61 đến 3,4 Không ý kiến
4 3,41 đến 4,2 Đồng ý
5 4,21 đến 5,0 Rất đồng ý
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Thông tin sau khi thu thập sẽ được hệ thống hóa số liệu, đánh giá kết quả đạt được; kết hợp với kết quả điều tra thống kê để phân tích vấn đề nghiên cứu, từ đó rút ra kết luận về công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
+ Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả bao gồm các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp này giúp ta thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu từ dự toán và các báo cáo quyết toán giữa các năm (so sánh số tương đối và số tuyệt đối) trong công tác kiểm soát chi thường xuyên từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn Bình Gia tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn 2014-2016 để từ đó chỉ ra được nguyên nhân biến động các chỉ tiêu. Đồng thời thông qua việc xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học trên Excel đưa ra được nhận xét về công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN trên địa bàn, từ đó rút ra kết luận về thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN trên địa bàn có những khó khăn thuận lợi gì.
+ Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp sử dụng nhiều trong nghiên cứu kinh tế, số liệu được thu thập dùng để so sánh đối chiếu mô tả sự biến động của vấn đề theo thời gian và không gian. So sánh thuận lợi cũng như khó khăn của công tác quản lý quỹ NSNN. Từ việc so sánh, phân tích này rút ra nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Trong luận văn tác giả sử dụng các kỹ thuật so sánh là:
- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.
- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích: Được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.
+ Phương pháp chuyên gia
Tác giả sẽ xin ý kiến của Ban lãnh đạo về quan điểm, mục tiêu, định hướng về công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Chi thường xuyên NSNN theo nội dung chi NSNN.
- Tình hình kiểm soát chi qua Kho bạc nhà nước Bình Gia tỉnh Lạng Sơn: chỉ tiêu về chi ngân sách trung ương và địa phương.
- Chỉ tiêu dự toán và số kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn.
- Thống kê từ chối thanh toán và yêu cầu hoàn thiện hồ sơ qua KSC thường xuyên tại KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn.
- Đánh giá chỉ tiêu kết quả của hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn
-Đánh giá của đối tượng điều tra về hệ thống cơ sở pháp lý về KSC NSNN.
- Đánh giá của đối tượng điều tra về ý thức chấp hành và trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách.
- Đánh giá của đối tượng điều tra về cơ sở vật chất, hạ tầng truyền thông và việc áp dụng công nghệ thông tin.
- Đánh giá của đối tượng điều tra về thái độ, năng lực, kinh nghiệm làm việc của cán bộ KSC.
Chương 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN TẠI KBNN BÌNH GIA TỈNH LẠNG SƠN
3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Bình Gia tỉnh Lạng Sơn
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Bình Gia là một huyện của tỉnh Lạng Sơn - Việt Nam. Trung tâm huyện là thị trấn Bình Gia. Huyện Bình Gia giáp các huyện Bắc Sơn, Tràng Định, Văn Quan và giáp với huyện Na Rì của tỉnh Bắc Kạn.
Bình Gia cách thành phố Lạng Sơn 70 Km về phía Đông Bắc theo quốc lộ 1B, Cách thủ đô Hà Nội khoảng 170 Km đi qua tỉnh Thái Nguyên.
- Về Hành chính
Huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn là huyện vùng cao miền núi, cách trung tâm Thành phố Lạng Sơn 75 Km, theo hướng Đông bắc, với diện tích tự nhiên 109.352,73 ha. Huyện gồm 19 xã và 1 thị trấn: - thị trấn Bình Gia - xã Tô Hiệu - xã Hoàng Văn Thụ - xã Tân Văn - xã Hồng Thái - xã Mông Ân - xã Hồng Phong - xã Thiện Hòa - xã Thiện Long - xã Thiện Thuật - xã Yên Lỗ - xã Hưng Đạo - xã Hoa Thám - xã Bình La - xã Minh Khai - xã Quang Trung - xã Quý Hòa - xã Tân Hoà - xã Hoà Bình - xã Vĩnh Yên. Huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn là huyện vùng cao miền núi, cách trung tâm Thành phố Lạng Sơn 75 Km, theo hướng Đông bắc, với diện tích tự nhiên 109.352,73 ha.
- Về Xã hội
Sinh sống trên địa bàn Bình Gia bao gồm các dân tộc: Người Việt (Kinh), người Nùng, người Tày, người Dao, người Hoa... Mỗi dân tộc có những sắc thái văn hóa khác nhau, có 5 dân tộc chính là: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa cùng sinh sống, người dân huyện Bình Gia chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước và làm nương bãi.
Huyện có hệ thống chợ: Chợ thị trấn Bình Gia, chợ Pác Khuông thuộc xã Thiện Thuật, chợ Văn Minh thuộc xã Hồng Phong. Trong đó, chợ chính là chợ thị trấn Bình Gia, họp chính 5 ngày một lần vào các ngày mùng 1, 6, 11, 16, 21, 26 hàng tháng theo âm lịch. Chợ Bình Gia là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán chủ yếu của nhân dân trong huyện. Bình Gia có hệ thống hang động phong phú: Gồm có các hang lớn là Thẩm Khách, Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng... Đã phát hiện ra di chỉ của người Việt cổ... Ẩm thực Bình Gia mang những nét đặc trưng của ẩm thực Lạng Sơn với các món như: Lợn quay, vịt quay, khau nhục, bánh dày, bánh chưng dài... Đặc biệt trong các món quay không thể thiếu là mác mật (là lá một loại cây mọc nhiều ở Lạng Sơn, có quả ăn rất ngon (vị ngọt)).
Do là một huyện thuộc vùng núi nên hệ thống sông ngòi của Bình Gia chủ yếu là các suối nhỏ, có một sông lớn là sông Văn Mịch (theo tên địa phương), có đập Phai Danh (cung cấp nước tưới tiêu thực hiện thủy lợi của nhân dân khu vực lân cận).
- Về dân số toàn huyện có 54.307 người, với 12.380 hộ, có 6.066 hộ nghèo. Trong đó số hộ nghèo dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn có 5.989 hộ, chiếm trên 98,7% so với tổng số hộ nghèo trên địa bàn.
Về thành phần dân tộc trên địa bàn huyện có trên 95% là dân tộc thiểu