Đối với chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước bình gia tỉnh lạng sơn (Trang 129 - 137)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.4. Đối với chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương

Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, định mức chi NSNN được phân cấp một cách nhanh chóng và không trái với những quy định của các cơ quan chức năng cấp trên. Tổ chức triển khai đầy đủ và kịp thời các văn bản quy định chế độ chi tiêu NSNN đến tất cả các đơn vị sử dụng NSNN.

Chỉ đạo các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ quy định về chi tiêu NSNN, chế độ thanh toán không dùng tiền mặt nhất là việc chi trả lương qua tài khoản thẻ ATM. Có biện pháp tác động đến các ngân hàng thương mại trên địa bàn để các ngân hàng này mở rộng các điểm chi trả qua máy ATM nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng và dần dần hình thành thói quen không dùng tiền mặt.

KẾT LUẬN

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là một trong những nội dung quan trọng nhằm hướng tới xây dựng một cơ chế quản lý vốn NSNN công khai, minh bạch góp phần tiết kiệm thời gian, nhân lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính để phát triển đất nước. Mặc dù vấn đề kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là một vấn đề không phải là mới, nhưng phức tạp có phạm vi rộng và liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành từ trung ương đến địa phương. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã giải quyết cơ bản các yêu cầu đặt ra, thể hiện trên các nội dung:

1. Hệ thống hoá và làm rõ thêm các vấn đề lý luận về NSNN, chi NSNN, kiểm soát chi thường xuyên NSSN qua KBNN và vai trò của KBNN trong kiểm soát thanh toán các khoản chi từ NSNN.

2. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách tổng quan, có hệ thống thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn từ năm 2014 đến 2016; những kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó.

3. Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn hiện nay.

Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, luận văn đã đưa ra những kiến nghị, đề xuất những vấn đề mang tính định hướng; những vấn đề cụ thể về hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN; những vấn đề liên quan đến tình hình sử dụng NSNN của các đơn vị thụ hưởng NSNN. Từ đó có biện pháp để giải quyết những bất cập trong quá trình thực hiện kiểm soát chi NSNN hiện nay, đảm bảo kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN ngày càng đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao nhất.

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là một vấn đề rộng và phức tạp, có liên quan đến nhiều cơ quan, ban ngành, chính quyền các cấp. Nội dung của luận văn mà tác giả trình bày không thể đưa ra mọi giải đáp cho tất cả các câu hỏi về hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN.

Tuy vậy, đó là sự hệ thống hoá những quan điểm, mục tiêu, giải pháp cũng như những điều kiện với hy vọng góp phần hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN của KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/03/2003, hướng dẫn thực hiện Nghị định sổ 60/2003/NĐ-CP của Chỉnh Phủ ngày 06/06/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng thi hành dẫn Luật NSNN.

2. Bộ tài chính (2008), Thông tư 107/TT/2008 TT-BTC ngày 18/11/2008 hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán NSNN hàng năm.

3. Bộ tài chính (2009), Thông tư 212 /2009/TT- BTC ngày 06/11/2009 hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS).

4. Bộ tài chính (2010), Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010 Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Bộ tài chính (2012), Thông tư 161 /2012/TT- BTC ngày 02/10/2012, quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.

6. Bộ tài chính (2013), Thông tư 08/TT/2013-BTC ngày 10/01/2013 Hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

7. Bộ tài chính (2016), Thông tư 39/2016/TT-BTC về Sửa đổi bổ sung một số điều của TT 161/2012/TT-BTC.

8. Bộ tài chính (2016), Thông tư 58/TT/2016-BTC ngày 29/03/2016 quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.

9. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016, hướng dẫn thi hành Luật NSNN 2015.

10. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN 2002.

11. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006, quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

12. Chính phủ (2015), Quyết định 58/2015/QĐ - TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ Quy định tiêu chuẩn định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập.

13. Chính phủ (2015), Quyết định 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/07/2015, quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính.

14. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016, hướng dẫn thi hành Luật NSNN 2015.

15. Lê Văn Hưng và Lê Hùng Sơn (2013), Giáo trình Ngân sách Nhà nước,

Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội, Nxb Tài chính.

16. Lê Văn Hưng và Lê Hùng Sơn (2013), Giáo trình Kho bạc Nhà nước,

Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội, Nxb Tài chính.

17. Kho bạc nhà nước (2009), Công văn 383 /KBNN- KT ngày 02/03/2009 hướng dẫn chế độ Kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS.

18. Kho bạc nhà nước (2009), Quyết định 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009, ban hành quy trình giao dịch một cửa trong KSC thường xuyên NSNN qua KBNN.

19. Kho bạc nhà nước (2013),Công văn 388 /KBNN-KTNN ngày 01/03/2013 hướng dẫn thực hiện KTNN áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý NS và kho bạc (TABMIS).

20. Kho bạc nhà nước (2015), Quyết định 695/QĐ-KBNN ngày 16/07/2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

21. Kho bạc nhà nước Bình Gia tỉnh Lạng Sơn, Báo cáo chi NSNN các năm 2014, 2015, 2016, báo cáo KSC thường xuyên các năm 2014, 2015, 2016.

22. Kho bạc Nhà nước, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, Công ty TNHHMTV In Tài chính, Hà Nội.

23. Phạm Văn Khoan (2014), Giáo trình quản lý tài chính công, Học viện tài chính, Nxb Tài chính.

24. Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam (2002), Luật NSNN.

25. Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam (2003), Luật kế toán.

26. Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam (2015), Luật NSNN.

PHỤ LỤC Phiếu điều tra

PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN

Chúng tôi rất mong các Anh (Chị) cung cấp một số thông tin dưới đây: 1. Vị trí công tác:

Trưởng phòng, cấp trên và cấp tương đương

 Công chức, viên chức

 Khác

2. Đơn vị công tác

 Kho bạc Nhà nước Bình Gia  Đơn vị hành chính sự nghiệp có thu

 Đơn vị hành chính sự nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm

 khối ngân sách xã trên địa bàn huyện Bình Gia

3. Số năm công tác:

 Dưới 5 năm  Từ 5 năm đến 10 năm

 Từ 10 đến 15 năm  Trên 20 năm

4. Trình độ học vấn:

 Trên đại học  Đại học

 Cao Đẳng  Trung cấp, sơ cấp

PHẦN 2: PHẦN ĐÁNH GIÁ

Xin vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của Anh (Chị) về mức độ đồng ý đối với mỗi phát biểu dưới đây.

Xin đánh dấu « X » vào cột phù hợp theo quy ước :

1 2 3 4 5

Hệ thống cơ sở pháp lý về kiểm soát chi NSNN 1 2 3 4 5

1. Các văn bản quy định về việc kiểm soát chi NSNN do Nhà nước ban hành là phù hợp, minh bạch với từng hoạt động phát sinh chi NSNN.

    

2. Có sự chỉ đạo đồng bộ, nhất quán về kiểm soát

chi NSNN giữa KBNN, phòng tài chính.     

3. Thủ tục và quy trình chi NSNN nhanh, gọn, hiệu quả.     

4 Các văn bản hướng dẫn thể hiện tính dễ hiểu,

minh bạch     

Năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm

công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN 1 2 3 4 5

1.Tôi không bị gây phiền hà, khó dễ khi đơn vị đến

KBNN thanh toán các khoản chi của mình.     

2. Đội ngũ cán bộ có trách nhiệm trong công việc, nhân sự phát huy được tối đa năng lực của đội ngũ nhân viên.

    

3. Có sự phối hợp chỉ đạo đồng bộ, nhất quán từ

trên xuống dưới trong cơ quan KBNN.     

4. Có sự chủ động và tự chủ trong cách thức thực

hiện chức trách, nhiệm vụ chi NSNN.     

Cơ sở vật chất, hạ tầng truyền thông và việc áp

dụng công nghệ thông tin 1 2 3 4 5

1. Trang thiết bị máy móc phục vụ cho công việc

chuyên môn là nhanh, gọn, đầy đủ, hiện đại.     

2. Thời gian thực hiện các giao dịch chi NSNN nhanh

chóng, an toàn, đáng tin cậy.     

3. Có nhiều thông tin bổ ích trên cơ sở dữ liệu dung

chung, trên cổng thông tin điện tử của KBNN.     

4. Các chương trình ứng dụng về chi thanh toán điện tử qua KBNN được nâng cấp liên tục.

Ý thức chấp hành và trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách

1 2 3 4 5

1. Tôi tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật về việc chi NSNN qua KBNN

    

2. Tôi hiểu rõ trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách khi thanh toán qua KBNN

    

3. Tôi biết các văn bản pháp luật liên quan đến chi NSNN qua KBNN.

    

4. Tôi được nhận được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình và hài lòng với tác phong làm việc, thái độ phục vụ của KBNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước bình gia tỉnh lạng sơn (Trang 129 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)