Hoàn thiện khâu phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước bình gia tỉnh lạng sơn (Trang 118 - 121)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Hoàn thiện khâu phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên NSNN

Chất lượng dự toán chi thường xuyên NSNN là tiền đề để nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên nên cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

- Tất cả các cơ quan, đơn vị đều phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc thời gian, trình tự lập, xét duyệt và phân bổ dự toán ngân sách. Dự toán chi NSNN là căn cứ pháp lý để các đơn vị thực hiện chi tiêu đồng thời cũng là căn cứ để KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN. Để quá trình kiểm soát được thuận lợi thì việc lập, duyệt và phân bổ dự toán phải thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời, công khai, đảm bảo cho các ĐVSDNS có dự toán chi ngay trong đầu năm. Cùng với vấn đề thời gian và trình tự thì vấn đề đảm bảo chất lượng, nội dung chính xác, sát với thực tế của dự toán chi là vô cùng quan trọng.

- Dự toán phải được xây dựng từ cơ sở, gắn với nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho ĐVSDNS, tránh tình trạng điều chỉnh, bổ sung dự toán khi không có thay đổi hay tăng thêm nhiệm vụ chi cho đơn vị.

- Các cơ quan chức năng khi duyệt và giao dự toán cho ĐVSDNS không chỉ giao có tổng mức dự toán mà phải chi tiết đến từng nội dung chi để KBNN có cơ sở đối chiếu xem các nội dung chi của đơn vị có trong dự toán hay không.

4.2.4. Hoàn thiện khâu tổ chức, định mức chi

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN là một trong những nội dung chủ yếu của quá trình quản lý NSNN, quá trình này được thực hiện từ khi hình thành NSNN qua các khâu cho đến khi kết thúc để chuyển sang năm ngân sách mới. Vì vậy, kiểm soát chi thường xuyên NSNN cũng phải được thực hiện ở tất cả các khâu lập, chấp hành và quyết toán NSNN. Việc kiểm soát là các khoản chi phải đáp ứng đủ 4 điều kiện sau:

Thứ nhất, đã có trong dự toán chi NSNN năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ hai, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSNN do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Thứ ba, đã được thủ trưởng ĐVSDNS hoặc người ủy quyền chuẩn chi. Thứ tư, có đầy đủ các chứng từ liên quan.

Việc kiểm tra, kiểm soát điều kiện cấp phát đối với từng khoản chi được thực hiện:

- Đối với khoản chi cấp bằng Lệnh chi tiền của cơ quan Tài chính, cơ quan này có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất của từng khoản chi đảm bảo các điều kiện cấp phát NSNN theo quy định, KBNN có trách nhiệm thanh toán cho ĐVSDNS theo nội dung ghi trong Lệnh chi tiền mà không phải kiểm tra các điều kiện khác. Thực tế sử dụng hình thức cấp phát bằng Lệnh chi tiền chưa thể kiểm soát được đơn vị có sử dụng kinh phí đúng mục đích hay không.

- Đối với các khoản chi thuộc nhóm chi khác: cần quy định đơn vị phải gửi đầy đủ hồ sơ, chứng từ để KBNN kiểm soát chi, không thực hiện kiểm soát chi theo bảng kê như hiện nay nhằm tránh tình trạng đơn vị lợi dụng để thanh toán các khoản chi không đúng chế độ, không đúng với thực tế phát sinh.

- Đối với các khoản chi mua sắm, sửa chữa: cần phải quy định cụ thể tính chất sửa chữa như thế nào, giá trị bao nhiêu là sửa chữa nhỏ hay giá trị bao nhiêu được xem là sửa chữa lớn. Đồng thời quy định rõ hồ sơ, thủ tục các khoản chi thường xuyên có tính chất đầu tư xây dựng.

- Đối với hồ sơ về đăng ký mẫu dấu, chữ ký của các ĐVSDNS lưu tại KBNN cần cải tiến chuyên nghiệp hơn bằng cách quét mẫu dấu chữ ký vào phần mềm tích hợp với hệ thống TABMIS, khi đánh mã đơn vị quan hệ ngân sách là xuất hiện mẫu dấu chữ ký trên màn hình điện tử. Có như vậy, cán bộ kiểm soát chi mới chủ động hơn trong việc kiểm soát mẫu dấu, chữ ký, hạn chế tình trạng giả mạo chữ ký mà cán bộ kiểm soát chi không phát hiện ra.

- Tăng cường thanh toán trực tiếp từ KBNN cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt: thanh toán trực tiếp bằng hình thức chuyển khoản vừa an toàn vừa giảm được các chi phí liên quan đến quản lý tiền mặt như in tiền, kiểm đếm, vận chuyển…đồng thời, góp phần kiểm

soát thu nhập cá nhân, hạn chế tiêu cực, lãng phí trong chi tiêu ngân sách, tránh những sai sót trong quá trình chi tiền mặt như: thừa, thiếu, tiền giả, tiền không đủ chất lượng lưu thông. Để làm tốt điều này cần thực hiện một số vấn đề sau:

+ Ban hành quy định cụ thể bắt buộc tất cả các cá nhân, đơn vị có đăng ký sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng.

+ Mở rộng thanh toán qua tài khoản thẻ ATM tất cả các khoản chi cho cá nhân như: lương, phụ cấp lương, tiền công lao động, sinh hoạt phí, thanh toán cho cá nhân…để làm tốt được điều này, cần có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền đến các ĐVSDNS về việc thanh toán qua tài khoản thẻ ATM. Đồng thời, tác động đến hệ thống ngân hàng mở rộng mạng lưới cây ATM để tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước bình gia tỉnh lạng sơn (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)