Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước bình gia tỉnh lạng sơn (Trang 44 - 47)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, xã hội. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp với hiện tượng. Dữ liệu bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.

2.2.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Là các dữ liệu từ các văn bản như Luật NSNN, các văn bản pháp quy hướng dẫn về công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Các công trình nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về quản lý chi NSNN, các báo cáo thu chi NSNN hàng năm của KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn. Số liệu được thu thập từ các báo cáo thường qui, các tạp chí ngân sách nhà nước phát hành hàng tháng, các báo cáo nội bộ vận hành trên phần mềm TABMIS,...

2.2.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

+ Đối tượng điều tra

Đối tượng là các kế toán của các đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản tại KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn

+ Mẫu phiếu điều tra

Để đánh giá được tình hình kiểm soát chi thường xuyên NSNN, nội dung phiếu điều tra được lập là những điều kiện trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn.

+ Số lượng mẫu điều tra

Dựa trên công tác điều tra thực tế KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn mở tài khoản dự toán cho 129 đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn. Bên cạnh đó là các công chức kho bạc đang trực tiếp tham gia kiểm soát chi tại KBNN Bình Gia đối với chi thường xuyên NSNN với tổng số là 09 công chức.

Như vậy tổng mẫu điều tra là 138, ta áp dụng việc điều tra mẫu ngẫu nhiên phân theo nhóm:

- Nhóm thứ nhất: Các đơn vị sự nghiệp công lập như: Trung tâm y tế, trường học… với tổng số 73 đơn vị

- Nhóm thứ hai: Các đơn vị hành chính tự chủ tự chịu trách nhiệm như: Văn phòng ủy ban nhân dân huyện Bình Gia, phòng Tài chính - kế hoạch, Phòng Giáo dục - đào tạo, phòng Kinh tế - hạ tầng ,… với tổng số 36 đơn vị

- Nhóm thứ tư: Các công chức kho bạc trực tiếp tham gia kiểm soát chi tại KBNN Bình Gia là 09 công chức.

Với việc áp dụng cách chọn mẫu phân tầng có trọng số, công thức như sau:

n = N/(1+N*e2)

Trong đó:

n: Số mẫu cần điều tra N: Tổng thể mẫu

e: Sai số cho phép (trong trường hợp số lượng mẫu nhỏ, ta chọn e = 10%) Như vậy ta sẽ điều tra:

Chỉ tiêu Tổng mẫu (N)

Số người được điều tra, phỏng vấn (với e = 5%)

Các đơn vị sự nghiệp công lập 73 42

Các đơn vị hành chính tự chủ tự chịu trách nhiệm

36 26

20 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn

20 17

Các công chức kho bạc trực tiếp tham gia kiểm soát chi tại KBNN Bình Gia

9 8

Cộng 138 93

Như vậy, tổng số phiếu điều tra phát ra và thu về là 93 phiếu.

Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:

- Phần I: Thông tin cá nhân của đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản tại KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn.

- Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ vấn đề cần giải quyết: Phân cấp quản lý và sử dụng NSNN; Hệ thống cơ sở pháp lý về KSC NSNN; Năng lực, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ; Cơ sở vật chất, hạ tầng truyền thông và việc ứng dụng công nghệ thông tin; việc chấp hành chi NSNN và ý thức trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách.

- Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng

trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,0 đến 1,8 Rất không đồng ý

2 1,81 đến 2,6 Không đồng ý

3 2,61 đến 3,4 Không ý kiến

4 3,41 đến 4,2 Đồng ý

5 4,21 đến 5,0 Rất đồng ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước bình gia tỉnh lạng sơn (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)