Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước bình gia tỉnh lạng sơn (Trang 104 - 106)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục để việc kiểm soát thanh toán được hoàn thiện và hiệu quả hơn. Trong khuôn khổ đề tài, xin đề cập đến một số hạn chế cần khắc phục sau:

Thứ nhất, thực hiện cơ chế kiểm soát chi NSNN theo yếu tố đầu vào, chưa thực hiện kiểm soát chi theo kết quả đầu ra.

Thứ hai, sự phân định trách nhiệm và phối hợp giữa các cơ quan như KBNN, Tài chính, đơn vị dự toán còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ

Thứ ba, về phân bổ và giao dự toán còn nhiều bất cập: Hầu hết các đơn vị sử dụng NSĐP theo cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đều được giao hai loại dự toán: dự toán giao thực hiện chế độ tự chủ và dự toán giao không thực hiện chế độ tự chủ. Các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ được giao dự toán thành hai phần: Phần dự toán chi thường xuyên và phần dự toán chi không thường xuyên. Theo quy định, mỗi loại dự toán có chế độ kiểm soát chi khác nhau, nhưng trên thực tế, có những khoản chi khó có thể phân biệt phải chi từ loại dự toán nào.

Đơn vị dự toán cấp I khi giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc còn sử dụng sai biểu mẫu, không đầy đủ thông tin về mục lục NSNN, loại dự toán,...

Thứ tư, về tiêu chuẩn, định mức chi: hệ thống định mức, một số tiêu chuẩn chi đã lạc hậu. Các văn bản quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức do không bao quát hết các nội dung chi nên thường có mục “khác” (ví dụ: trong 4 nhóm mục chi có nhóm mục thứ tư là nhóm mục chi khác; trong MLNS, mỗi mục chi đều có tiểu mục 99 là tiểu mục “khác”... đây chính là những khe hở để các cơ quan, đơn vị lợi dụng để thực hiện các khoản chi sai mà cơ quan kiểm soát chi không có cơ sở để từ chối cấp phát.

Thứ năm, quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát việc chi tiêu của đơn vị thực hiện khoán chi chưa được quy định một cách rõ ràng.

Thứ sáu, công tác đối chiếu hàng tháng, hàng quý và năm chưa được kịp thời và chú trọng.

*Hạn chế khách quan:

- Do đặc thù là đơn vị phục vụ nên KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn không chủ động được về mặt thời gian phân bổ công việc trong năm. Áp lực chủ yếu dồn vào cuối năm, đặc biệt là cuối tháng 12 và trong tháng 1 năm sau là thời gian chỉnh lý của Ngân sách năm trước. Khách hàng thường mang hồ sơ mua sắm, sửa chữa lớn đến thanh toán vào khoảng thời gian này gây áp lực rất lớn về thời gian và sức lực của cán bộ KSC KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn .Khối lượng công việc lớn trong khoảng thời gian có hạn nên mặc dù đã tăng ca làm thêm giờ nhưng vẫn không tránh khỏi sai sót khi kiểm soát.

- Trong những năm gần đây, tình hình thanh toán trực tiếp qua KBNN cho các đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ từ đối tượng hưởng NSNN đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Nhiều đơn vị vẫn còn lạm dụng hình thức tạm ứng và thường tạm ứng nhiều hơn so với nhu cầu thực chi và chưa quan tâm đúng mức đến việc thanh toán tạm ứng theo quy định, còn để số dư kéo dài và vẫn sử dụng kinh phí tạm ứng đó để chi trả cho những hoạt động không được thanh toán tiền mặt.

*Hạn chế chủ quan

Năng lực trình độ của một số cán bộ làm công tác KSC KBNN Bình Gia tỉnh Lạng Sơn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu. Trong những năm gần đây, khối lượng công việc do cán bộ làm công tác KSC đảm nhiệm ngày càng lớn và phức tạp, đặc biệt là kể từ khi triển khai chương trình TABMIS, tuy nhiên sự gia tăng về cả số lượng và chất lượng cán cộ công chức chưa tương xứng với sự gia tăng khối lượng công việc, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước bình gia tỉnh lạng sơn (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)