Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Bình Gia tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước bình gia tỉnh lạng sơn (Trang 50 - 52)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Bình Gia tỉnh Lạng Sơn

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Bình Gia là một huyện của tỉnh Lạng Sơn - Việt Nam. Trung tâm huyện là thị trấn Bình Gia. Huyện Bình Gia giáp các huyện Bắc Sơn, Tràng Định, Văn Quan và giáp với huyện Na Rì của tỉnh Bắc Kạn.

Bình Gia cách thành phố Lạng Sơn 70 Km về phía Đông Bắc theo quốc lộ 1B, Cách thủ đô Hà Nội khoảng 170 Km đi qua tỉnh Thái Nguyên.

- Về Hành chính

Huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn là huyện vùng cao miền núi, cách trung tâm Thành phố Lạng Sơn 75 Km, theo hướng Đông bắc, với diện tích tự nhiên 109.352,73 ha. Huyện gồm 19 xã và 1 thị trấn: - thị trấn Bình Gia - xã Tô Hiệu - xã Hoàng Văn Thụ - xã Tân Văn - xã Hồng Thái - xã Mông Ân - xã Hồng Phong - xã Thiện Hòa - xã Thiện Long - xã Thiện Thuật - xã Yên Lỗ - xã Hưng Đạo - xã Hoa Thám - xã Bình La - xã Minh Khai - xã Quang Trung - xã Quý Hòa - xã Tân Hoà - xã Hoà Bình - xã Vĩnh Yên. Huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn là huyện vùng cao miền núi, cách trung tâm Thành phố Lạng Sơn 75 Km, theo hướng Đông bắc, với diện tích tự nhiên 109.352,73 ha.

- Về Xã hội

Sinh sống trên địa bàn Bình Gia bao gồm các dân tộc: Người Việt (Kinh), người Nùng, người Tày, người Dao, người Hoa... Mỗi dân tộc có những sắc thái văn hóa khác nhau, có 5 dân tộc chính là: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa cùng sinh sống, người dân huyện Bình Gia chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước và làm nương bãi.

Huyện có hệ thống chợ: Chợ thị trấn Bình Gia, chợ Pác Khuông thuộc xã Thiện Thuật, chợ Văn Minh thuộc xã Hồng Phong. Trong đó, chợ chính là chợ thị trấn Bình Gia, họp chính 5 ngày một lần vào các ngày mùng 1, 6, 11, 16, 21, 26 hàng tháng theo âm lịch. Chợ Bình Gia là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán chủ yếu của nhân dân trong huyện. Bình Gia có hệ thống hang động phong phú: Gồm có các hang lớn là Thẩm Khách, Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng... Đã phát hiện ra di chỉ của người Việt cổ... Ẩm thực Bình Gia mang những nét đặc trưng của ẩm thực Lạng Sơn với các món như: Lợn quay, vịt quay, khau nhục, bánh dày, bánh chưng dài... Đặc biệt trong các món quay không thể thiếu là mác mật (là lá một loại cây mọc nhiều ở Lạng Sơn, có quả ăn rất ngon (vị ngọt)).

Do là một huyện thuộc vùng núi nên hệ thống sông ngòi của Bình Gia chủ yếu là các suối nhỏ, có một sông lớn là sông Văn Mịch (theo tên địa phương), có đập Phai Danh (cung cấp nước tưới tiêu thực hiện thủy lợi của nhân dân khu vực lân cận).

- Về dân số toàn huyện có 54.307 người, với 12.380 hộ, có 6.066 hộ nghèo. Trong đó số hộ nghèo dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn có 5.989 hộ, chiếm trên 98,7% so với tổng số hộ nghèo trên địa bàn.

Về thành phần dân tộc trên địa bàn huyện có trên 95% là dân tộc thiểu số, gồm 5 dân tộc chủ yếu là: Dân tộc Tày, chiếm 27,26 %; Dân tộc Nùng, chiếm 63,10%; Dân tộc Kinh, chiếm 3,05%; Dân tộc Dao, chiếm 6,17%; Dân tộc Hoa, chiếm 0,40%. Các dân tộc Mông; dân tộc Sán Chay và dân tộc khác có số lượng ít chiếm 0,02% chủ yếu là từ nơi khác đến xây dựng gia đình, sống xen kẽ trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn.

Dưới sự chỉ đạo sâu sát, đúng đắn của Đảng, Chính phủ, nhiều đường lối, chính sách ra đời đã thực sự đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, nổi bật là chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp, nông thôn đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các ban, ngành và nhân dân trong huyện. Nhờ chủ trương này, huyện Bình Gia đã khai thác được những tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, khí hậu và tiềm năng đất đai, lao động, biến tiềm năng thành sức mạnh cho sự phát triển. Trong nông nghiệp, phát huy tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất, người dân Bình Gia đã ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh thâm canh cây lúa, đưa cây đỗ tương, ngô lai và một số cây trồng khác xuống chân ruộng không chủ động nước, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả nhất để tăng thu nhập cho người sản xuất. Nhờ đó, từ chỗ thiếu lương thực, giờ đây Bình Gia đã đảm bảo được an ninh lương thực trên địa bàn.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Kinh tế xã hội của huyện chủ yếu là nông lâm nghiệp, công nghiệp và xây dựng chưa phát triển, thương mại và dịch vụ còn hạn chế. Tình hình sản xuất mang tính nhỏ lẻ tự cung tự cấp, thu nhập và đời sống của hầu hết nhân dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, năm 2014: 53,64%, năm 2015: 49%, toàn huyện có 17 xã đặc biệt khó khăn với 148 thôn đặc biệt khó khăn.

Về cơ sở hạ tầng tuy đã và đang được đầu tư, xong chưa được đồng bộ, so với nhu cầu còn thiếu nhiều. Đặc biệt là các công trình phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn như đường giao thông, điện sinh hoạt, thủy lợi, nước sinh hoạt... các công trình công cộng như trụ sở Ủy ban nhân dân các xã, trường học, nhà ở giáo viên, nhà ở bán trú cho học sinh còn thiếu, trạm y tế ở các xã đã xuống cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước bình gia tỉnh lạng sơn (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)