5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.5.2. Kế toán thuế giá trị gia tăng khấu đƣợc khấu trừ
1.5.2.1. Khái Niệm
Thuế GTGT đƣợc khấu trừ là số tiền doanh nghiệp đã nộp vào Ngân sách Nhà nƣớc thông qua ngƣời bán khi doanh nghiệp mua vật tƣ, hàng hóa, tài sản và đƣợc Nhà nƣớc khấu trừ thuế GTGT đầu vào, hoặc hoàn trả theo luật thuế GTGT hiện hành.
1.5.2.2. Chứng từ sử dụng
- Tờ khai thuế GTGT - Hóa đơn GTGT
1.5.2.3. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 133: Thuế GTGT đƣợc khấu trừ
Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ, đã khấu trừ và còn đƣợc khấu trừ.
Kết cấu:
Bên nợ:
+ Số thuế GTGT đầu vào Bên có
+ Số thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ
+ Số thuế GTGT của hàng mua đƣợc hƣởng chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng mua hoặc hàng mua trả lại ngƣời bán,
+ Số thuế GTGT đầu vào đƣợc hoàn lại. Dƣ nợ
+ Số thuế GTGT đầu vào chƣa đƣợc khấu trừ, hoàn lại.
Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 1331: Thuế GTGT đƣợc khấu trừ của hàng hoá , dịch vụ Tài khoản 1332: Thuế GTGT đƣợc khấu trừ của tài sản cố định.
1.5.2.4. Phƣơng pháp hạch toán
Khi mua hàng tồn kho, TSCĐ, BĐSĐT, nếu GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ, ghi: Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213, 217, 611 (giá chƣa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (1331, 1332) Có TK 111, 112, 331 … (tổng giá thanh toán)
Khi mua vật tƣ, hàng hóa, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh, nếu thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ, ghi:
Nợ TK 621, 623, 627, 641, 642, 241, 242 … (giá chƣa có thuế GTGT) Nợ TK 133 – Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (1331)
Có TK 111, 112, 331 … (tổng giá thanh toán)
Trƣờng hợp không hạch toán riêng đƣợc thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ:
Khi mua vật tƣ, hàng hóa, TSCĐ, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213 (giá mua chƣa có thuế GTGT) Nợ TK 133 – Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (thuế GTGT đầu vào) Có TK 111, 112, 331 …
Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ, không đƣợc khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT. Đối với số thuế GTGT đầu vào không đƣợc khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 133 – Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (1331)
Vật tƣ, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hỏa hoạn, bị mất, xác định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thƣờng, nếu thuế GTGT đầu vào của số hàng hóa này không đƣợc khấu trừ:
Trƣờng hợp thuế GTGT của vật tƣ, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất chƣa xác định đƣợc nguyên nhân chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381)
Có TK 133 – Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (1331, 1332)
Trƣờng hợp thuế GTGT của vật tƣ, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền về số thu bồi thƣờng của các tổ chức, cá nhân ghi:
Nợ TK 111, 334 … (số thu bồi thƣờng)
Có TK 138 – Phải thu khác
Có TK 133 – Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (nếu xác định đƣợc nguyên nhân và có quyết định xử lý ngay)
Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ thuế GTGT đầu ra khi xác định sô thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) Có TK 133 – Thuế GTGT đƣợc khấu trừ
Khi đƣợc hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ, ghi: Nợ TK 111, 112 …
Có TK 133 – Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (1331)
1.5.3. Kế toán phải thu nội bộ 1.5.3.1. Khái niệm 1.5.3.1. Khái niệm
- Phải thu nội bộ là khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và cấp dƣới hay giữa các đơn vị phụ thuộc với nhau và các khoản chi hộ, các khoản phải thu, phải nộp theo nghĩa vụ hoặc khoản cấp phát.
1.5.3.2. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 136 “ phải thu nội bộ” để hạch toán. Nội dung kết cấu TK 136 nhƣ sau:
Bên nợ:
- Cấp trên cấp vốn cho đơn vị phụ thuộc - Các khoản thu hồi từ đơn vị phụ thuộc
- Các khoản cấp duới phải trả hoặc đƣợc cấp trên cấp - Các khoản chi trả hộ cho đơn vị khác
Bên có:
- Các khoản đã thu, đã nhận - Các khoản thanh toán bù trừ
Số dƣ nợ: phản ánh số còn phải thu của các đơn vị nội bộ.
1.5.3.3. Phƣơng pháp hạch toán:
Tại đơn vị cấp dƣới không có tƣ cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc
Khi chi hộ, trả hộ doanh nghiệp cấp trên và các đơn vị nội bộ khác: Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ (1368)
- Căn cứ vào thông báo vào của doanh nghiệp cấp trên về số quỹ khen thƣởng, phúc lợi đƣợc cấp, ghi:
Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ (1368)
Có TK 353 – Quỹ khen thƣởng phúc lợi
- Khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp, tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động và phân cấp của từng đơn vị:
Trƣờng hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc đƣợc phân cấp ghi nhận doanh thu, ghi: Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ (1368)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Chi tiết giao dịch bán hàng nội bộ)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nƣớc Đồng thời ghi nhận giá vốn, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 154, 155, 156
Trƣờng hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc không đƣợc phân cấp ghi nhận doanh thu, giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cung cấp nội bộ đƣợc phản ánh là khoản phải thu nội bộ, ghi:
Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ (1368) Có TK 154, 155, 156
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nƣớc
- Bù trừ các khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ cùng một đối tƣợng, ghi:
Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ (3368) Có TK 136 – Phải thu nội bộ (1368)
1.5.4. Kế toán phải thu khác 1.5.4.1. Khái niệm 1.5.4.1. Khái niệm
Là tài khoản dùng để theo dõi các khoản không phải là mua bán nhƣ cho vay, cho mƣợn vật tƣ, tiền vốn có tính chất tạm thời hay thu về bồi thƣờng vật chất, mất mát hƣ hỏng về tài sản hoặc có lãi về cho thuê TSCĐ, lãi về đầu tƣ đến hạn nhƣng chƣa thu hoặc giá trị TS chƣa rõ nguyên nhân.
1.5.4.2. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 138 “ Các khoản phải thu khác” để hạch toán. Nội dung kết cấu TK 138 nhƣ sau:
Bên nợ:
- Phản ánh số tài khoản thiếu chờ xử lý - Các khoản phải thu khác tăng lên trong kỳ Bên có:
- Phản ánh các khoản phải thu khác, thu hồi giá trị tài sản thiếu chờ xử lý và đã xử lý. Số dƣ nợ: Phản ánh số còn phải thu về các khoản phải thu khác.
TK 138 có 2 tài khoản cấp 2:
- Tk 1381: tài sản thiếu chờ xử chờ giải quyết. - Tk 1388: phải thu khác
1.5.4.3. Phƣơng pháp hạch toán
Tài sản cố định hữu hình dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phát hiện thiếu, chƣa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381) (Giá trị còn lại của TSCĐ) Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)
- TSCĐ hữu hình dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc hoạt động phúc lợi phát hiện thiếu, chƣa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)
Nợ TK 446 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại) (TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án)
Nợ TK 3533 – Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)(TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)
Đồng thời phản ánh phần giá trị còn lại của tài sản thiếu chờ xử lý, ghi: Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381)
Có TK 353 – Quỹ khen thƣởng, phúc lợi (3532)
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (TSCĐ dùng cho sự nghiệp, dự án) - Trƣờng hợp tiền mặt tồn quỹ, vật tƣ, hàng hóa,… phát hiện thiếu khi kiểm kê:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381) Có TK 111, 152, 153, 155, 156
Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thiếu, căn cứ vào quyết định xử lý:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (cá nhân, tổ chức phải nộp tiền bồi thƣờng) Nợ TK 1388 – Phải thu khác (cá nhân, tổ chức phải nộp tiền bồi thƣờng) Nợ TK 334 – Phải trả ngƣời lao động (số bồi thƣờng trừ vào lƣơng)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá trị hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ số thu bồi thƣờng theo quyết định xử lý)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu qua kiểm kê phải tính vào tổn thất của doanh nghiệp)
Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý
Trƣờng hợp tài sản phát hiện thiếu đã xác định đƣợc ngay nguyên nhân và ngƣời chịu trách nhiệm thì căn cứ nguyên nhân hoặc ngƣời chịu trách nhiệm bồi thƣờng, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388 – Phải thu khác) (số phải bồi thƣờng) Nợ TK 334 – Phải trả ngƣời lao động (số bồi thƣờng trừ vào lƣơng)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá trị hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ số thu bồi thƣờng theo quyết định xử lý)
Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 152, 153, 155, 156 Có TK 111, 112
- Các khoản cho mƣợn tài sản tạm thời, ghi: Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388)
Có TK 152, 153, 155, 156
- Các khoản chi hộ bên thứ ba phải thu hồi, các khoản phải thu khác, ghi: Nợ TK 138 – Phải thu khác
Có các tài khoản liên quan
- Định kỳ kho xác định tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia phải thu, ghi:
Nợ TK 111, 112 (số đã thu đƣợc tiền) Nợ TK 138 – phải thu khác
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính - Khi thu tiền đƣợc các khoản nợ phải thu khác, ghi: Nợ TK 111 – Tiền mặt
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 138 – phải thu khách hàng (1388)
1.5.5. Kế toán tạm ứng 1.5.5.1. Khái niệm
Tạm ứng là khoản thuộc vốn bằng tiền ứng trƣớc cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp có trách nhiệm chi tiêu cho những mục đích nhất định thuộc hoặc động SXKD hoặc hoạt động khác của doanh nghiệp, sau đó phải có trách nhiệm báo cáo thanh toán tạm ứng với doanh nghiệp.
1.5.5.2. Chứng từ
- Giấy đề nghị tạm ứng - Giấy thanh toán tạm ứng - Phiếu chi
- Chứng từ gốc - Hóa đơn mua hàng
- Biên lai thu tiền, phí vận chuyển….
1.5.5.3. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 141 “ Tạm ứng” để hạch toán. Nội dung kết cấu TK 141 nhƣ sau:
Bên nợ:
- Phản ánh sơ tiền tạm ứng cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp Bên có:
- Các khoản tạm ứng dùng chi thực tế đã đƣợc duyệt - Số tạm ứng còn thừa nhập lại quỹ hoặc trừ vào lƣơng Số dƣ nợ: Số tiền tạm ứng chƣa thanh toán
1.5.5.4. Phƣơng pháp hạch toán
Khi tạm ứng tiền hoặc vật tƣ cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 141 – Tạm ứng
- Khi thực hiện xong công việc đƣợc giao, ngƣời nhận tạm ứng thực hiện bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc đã đƣợc ký duyệt để quyết toán khoản tạm ứng, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 241, 331, 621, 623, 627, 642 Có TK 141 – Tạm ứng
- Các khoản tạm ứng chi (hoặc sử dụng) không hết, phải nhập lại quỹ, nhập lại kho hoặc trừ vào lƣơng của ngƣời nhận tạm ứng, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu Nợ TK 334 – Phải trả ngƣời lao động Có TK 141 – Tạm ứng
- Trƣờng hợp số thực chi đã đƣợc duyệt lớn hơn số đã nhận tạm ứng, kế toán lập phiếu chi để thanh toán thêm cho ngƣời nhận tạm ứng, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 241, 621, 622, 627 Có TK 111 – Tiền mặt.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH TMDV CPN
TRẦN LÂM VÀO THÁNG 2 NĂM 2014 2.1. Giới thiệu chung về công ty
2.1.1. Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của công ty 2.1.1.1 Lịch sử hình thành 2.1.1.1 Lịch sử hình thành
Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, sự giao thƣơng giữa Việt Nam với các nƣớc ngày càng phát triển mạnh dẫn đến nhu cầu về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng không ngừng phát triển. Đồng thời, dịch vụ giao nhận vận tải ngày càng thể hiện và chứng minh vai trò quan trọng của mình trong quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế ngoại thƣơng.
Trên thực tế cho thấy bản thân các nhà kinh doanh XNK không thể thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhất việc đƣa hàng hóa của mình ra nƣớc ngoài và ngƣợc lại do sự hạn chế trong chuyên môn và nghề nghiệp. Chính vì vậy việc ra đời của các công ty thƣơng mại dịch vụ giao nhận vận tải là nhu cầu cần thiết. Công ty TNHH TM-DV CPN Trần Lâm cũng là một trong những công ty ra đời trong hoàn cảnh trên.
Công ty TNHH TM-DV CPN Trần Lâm là một công ty tƣ nhân với 100% vốn trong nƣớc. Công ty đƣợc thành lập ngày 21 tháng 07 năm 2011 theo giấy phép kinh doanh số 0307554086 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tƣ Thành Phố Hồ Chí Minh cấp.
Tên giao dịch Tiếng Việt: CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI – DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH TRẦN LÂM.
Tên giao dịch quốc tế: TRAN LAM EXPRESS CO., LTD.
Vốn điều lệ: 4.000.000.000VNĐ.
Văn phòng chính: 211/11/7 Đƣờng Tân Quý, P.Tân Quý, Q.Tân Phú, TP.HCM.
Logo:
Điện thoại: (08) 38 161 977.
Fax: 08 38 161 755.
Mã số thuế: 0307554086.
Website: http://www.tranlamexpress.com
Chủ doanh nghiệp: Trần Thanh Nguyệt.
Số lƣợng nhân viên: 13 nhân viên.
Lĩnh vực hoạt động chính bao gồm: Mua bán các thiết bị máy móc văn phòng và gia dụng, bên cạnh đó còn phát triển dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hóa
2.1.1.2 Quá trình phát triển
Công ty TNHH TM – DV CPT Trần Lâm là một công ty tƣ nhân, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng, hạch toán độc lập. Cũng nhƣ các công ty dịch vụ khác, công ty luôn hoạt động theo phƣơng châm: “Đảm bảo uy tín, phục vụ nhanh chóng, an toàn chất lƣợng, mọi lúc mọi nơi, giá cả cạnh tranh” làm phƣơng châm phục vụ khách hàng.
Chính vì thế tuy mới thành lập 3 năm nhƣng công ty đã tạo dựng cho mình một vị thế khá vững trong ngành và đã đƣợc nhiều khách hàng lớn cả trong và ngoài nƣớc tin cậy và lựa chọn.
Công ty không những mở rộng đƣợc mạng lƣới kinh doanh mà còn đẩy mạnh các loại hình kinh doanh nhƣ: đại lý giao nhận vận tải quốc tế, vận tải nội địa, bán các loại máy móc thiết bị về phân phối và bán lẻ… Với sự tin tƣởng và lòng nhiệt tình, mọi thành viên trong công ty luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của mình và không ngừng nâng cao chất lƣợng phục vụ đối với khách hàng, để hƣớng đến mục tiêu trở thành cầu nối hiệu quả giữa công ty với các đại lý, các đối tác nƣớc ngoài và khách hàng. Công ty luôn nỗ lực nâng cao chất lƣợng các dịch vụ để tạo dựng đƣợc lòng tin và sự ủng hộ của khách hàng.
Những thành quả đạt đƣợc hôm nay cho thấy công ty đã có những chiến lƣợc kinh doanh phù hợp, đúng đắn, kết hợp giữa đầu tƣ và am hiểu thị trƣờng… Vì vậy công ty đã đạt đƣợc những mục tiêu đề ra.
- Đảm bảo và phát triển nguồn vốn
- Nâng cao doanh thu nhằm đạt đƣợc lợi nhuận cao