Các giá trị lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 30 - 31)

Làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên

Từ năm 2011, huyện Phú Xuyên chọn ngày 26/10 hằng năm là ngày vinh danh làng nghề của huyện, từ đó đến nay Lễ hội đã tổ chức thành công 5 lần (2 năm quy mô cấp huyện, 3 năm quy mô cấp xã). Năm 2017, Lễ hội tiếp tục được tổ chức quy mô cấp huyện.

Sở dĩ huyện thường niên tổ chức Lễ hội vinh danh làng nghề là nhằm tri ân những bậc tiền nhân đã có công truyền nghề. Khuyến khích sự phát triển và tạo cơ hội để quảng bá, tiếp thị, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm của làng nghề; Biểu dương, khen thưởng, động viên, ghi nhận các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện có thành tích trong việc đóng góp lữu giữ, xây dựng, phát triển nghề, làng nghề. Bên cạnh đó, Lễ hội còn khẳng định vai trò, vị trí của làng nghề đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới của huyện. Đồng thời củng cố, nâng cao giá trị văn hóa, lịch sử của các làng nghề và vị thế mảnh đất, con người Phú Xuyên.

“Đồng thời với 101 di tích văn hóa được các cấp công nhận và xếp hạng, đình thôn Giẽ Hạ (Kiến trúc đời Lê Chính Hòa – 1686) đã được xếp hạng cấp quốc gia. Theo Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng đã ghi trong cuốn "Theo dòng lịch sử” NXB -VHTT-Hà Nội-1999 tại trang 374 rằng: "Đình Giẽ Hạ cực kỳ hoành tráng và hiếm quý. Một trong mười ngôi đình còn sót lại đến nay". Rồi bia chùa Diên Phúc, 4 bia đá thời Lê ở cổng đình Giẽ Hạ, trong đó có bia Lê Phúc Thái - 1647 - đứng

trên lưng rùa, giống như 82 bia đá ở Văn Miếu - đã được UNESCO công nhận là di sản Văn hóa thế giới”.[26].

“Đình Mai Xá ở xã Quang Lãng, Phú Xuyên Hà Nội thờ Lục vị đại vương, họ Nguyễn tên Vật, Lôi, Quảng, Quán, Linh, Lặc công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân”.[40].

“Đình Sảo Thượng ở xã Quang Lãng, Phú Xuyên [40] Hà Nội thờ Nguyễn Vật - hiệu Hiển Vật đại vương có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Đặc biệt, Đạo quân của ông Nguyễn Vật đã tiến về Trường Châu đánh thắng sứ quân Trần Hồ”.

“Phú Xuyên còn là một trong những huyện có nhiều tướng nhất trong cả nước: Có tới 9 vị tướng trong một huyện. Đó là: Thượng tướng Phùng Thế Tài, Trung tướng Nguyễn Phúc Thanh, Trung tướng Nguyễn Đức Soát, Trung tướng Nguyễn Đức Sơn, Thiếu tướng Nguyễn Đình Ngọc, Thiếu tướng Hoàng Văn Hoặc, Thiếu tướng Mai Văn Lý, Thiếu tướng Phùng Thế Quảng và Thiếu tướng Nguyễn Kim Cách. Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan, ông tổ nghề báo Nguyễn Văn Vĩnh ở Phượng Dực, Tiến sĩ Tạ Đăng Vọng, thủy tổ họ tạ ở Nam Quất Ông Lê bạch hồng,cựu thứ trưởng, Tổng giám đốc bảo hiểm Việt Nam quê ở làng Đào Xá”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)