phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
3.2.1. Hoàn thiện các văn bản, chính sách đối với hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống các giá trị của làng nghề truyền thống
“Mục đích của biện pháp: Hoàn thiệncácchính sách quản lý, hỗ trợ của nhà nước, địa phương nhằm đảm bảo cho sự phát triển các làng nghề trong huyện Phú Xuyên.”
“Chính sách quản lý, hỗ trợ của nhà nước, địa phương là nhân tố không thể thiếu được để đảm bảo cho sự phát triển làng nghề. Những năm qua huyện Phú Xuyên đã có nhiều chính sách, chương trình tác động rất lớn phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn.”
Nội dung thực hiện:
“- Huyện phải khuyến khích sự phát triển của các làng nghề thông qua hoạt động vinh danh hàng năm, tạo cơ hội mở rộng quan hệ tiếp thị, quảng bá sản phẩm, thương hiệu sản phẩm trong và ngoài nước.”
“+ Huyện đã triển khai, thực hiện Chương trình số 09 - CTr/HU ngày 21/11/2011 của Huyện ủy Phú Xuyên về “xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên”giai đoạn 2011 - 2015”.”
“+ Hàng năm huyện tổ chức ngày vinh danh làng nghề truyền thống thông qua quảng bá và xây dựng thương hiệu sản phẩm cho làng nghề. Năm tới tiếp tục triển khai xây dựng thương hiệu tập thể cho sơn mài khảm trai Chuyên Mỹ.”
“- Tổ chức mở 15 lớp nhân cấy, truyền nghề tiểu thủ công nghiệp cho khoảng 500 lao động trên địa bàn huyện. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, hội thi sáng tạo mẫu mã...”
“- Tập huấn nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh cho các chủ cơ sở sản xuất làng nghề. Kiện toàn và tập huấn công tác quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ theo dõi lĩnh vực công nghiệp - TTCN xã, thị trấn. Tổ chức các đoàn đi tham quan,
học tập mô hình tiên tiến trong sản xuất, áp dụng tiến bộ KHKT, xử lý ô nhiễm môi trường của các làng nghề; cụm, điểm công nghiệp ngoài huyện, thành phố.”
Điều kiện thực hiện:
- Phải có sự thống nhất trong chỉ đạo từ cấp Trung ương cho đến cấp địa phương từ việc ban hành cho đến thực hiện các chính sách.