Nguyên tắc kết hợp giữa bảo tồn và phát huy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 60 - 62)

“Bảo tồn di sản (heritage preservation) được hiểu như là các nỗ lực nhằm bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có của nó.Về quan điểm bảo

tồn cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Nhưng trên thế giới vẫn tựu trung hai quan điểm đó là: Bảo tồn nguyên vẹn và bảo tồn trên cơ sở kế thừa.”

“Phát huy trên cơ sở sàng lọc, duy trì và làm phong phú thêm những nét đẹp văn hóa vốn có. Phát huy giá trị văn hóa là những hành động hướng đích nhằm đưa sản phẩm văn hóa vào trong thực tiễn xã hội, trở thành tiềm năng và nội lực góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người.”

“Để phát triển các làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên thì phải biết kết hợp chặt chẽ hai yếu tố đó là bảo tồn và phát huy:”

“Để bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội đã đưa ra các giải pháp cụ thể như xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Theo đó, đối với những nguyên liệu là sản phẩm nông nghiệp, trong điều kiện diện tích đất phục vụ cho sản xuất nguyên liệu ngày càng thu hẹp, cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ hiện đại để tăng năng suất sản xuất nguyên liệu. Các làng nghề nên ký kết hợp đồng với đối tác, trong đó ràng buộc những điều khoản cụ thể, rõ ràng để xây dựng vùng nguyên liệu ổn định về số lượng và giá cả.”

“Đồng thời, hỗ trợ các làng nghề tìm kiếm thị trường tiêu thụ, kết hợp một cách hợp lý giữa truyền thống và công nghệ hiện đại,cùng với quá trình sản xuất thủ công thì bên cạnh đó áp dụng một phần công nghệ vào một số công đoạn của quá trình sản xuất, đồng thời vẫn kế thừa kinh nghiệm trong quy trình chế tác ở những công đoạn thể hiện sự tinh xảo, nét đặc trưng của sản phẩm. Từ đó có thể sản xuất ra sản phẩm nhanh hơn, mẫu mã phong phú hơn, giá thành rẻ hơn nhưng vẫn giữ được nét tinh xảo, đặc trưng truyền thống. Việc xuất khẩu các mặt hàng thủ công truyền thống từ các làng nghề sản xuất ra đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.”

“Ngoài ra, huyện Phú Xuyên chủ trương phát triển làng nghề nhưng phải gắn với bảo vệ môi trường. Đối với những làng nghề ít gây ô nhiễm môi trường như đan lát mây tre thì vẫn có thể sản xuất, kinh doanh ở hộ gia đình. Đối với một số làng nghề gây ô nhiễm môi trường trong một số khâu nhất định cần di rời những khâu

trong chuỗi công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư. Đối với những làng nghề truyền thống gây ô nhiễm môi trường nặng nề thì cần hình thành các cụm công nghiệp tập trung để bố trí làng nghề.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 60 - 62)