Thực trạng các giá trị kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 52 - 56)

“Làng nghề ở huyện Phú Xuyên gắn với giá trị văn hoá và lịch sử của địa phương nên rõ ràng có thể phát triển kinh tế - xã hội như phát triển du lịch làng

nghề để thu hút khách du lịch. Du khách muốn đến làng nghề tham quan phong cảnh, nếp sống sinh hoạt và công nghệ sản xuất truyền thống của làng nghề, nhiều du khách muốn đến làng nghề để quan sát những thao tác khéo léo của các nghệ nhân và được tận tay làm ra sản phẩm thủ công truyền thống. Như vậy có thể thấy rằng văn hoá làng nghề ở huyện Phú Xuyên chi phối rất nhiều yếu tố để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.”

“Các làng nghề ở huyện Phú Xuyên tạo ra nhiều sản phẩm, mẫu mã đa dạng, mang đậm nét văn hóa riêng của mỗi làng nghề trong huyện; tạo dựng được thị trường rộng lớn như: Thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và quốc tế như: Nga, Mỹ, Ba Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia,.. đã giải quyết việc làm cho trên 80% lao động trong các làng nghề và vùng phụ cận, đời sống của nhân dân các làng nghề được cải thiện rõ rệt, số hộ khá và giàu tăng nhanh, số hộ nghèo giảm, nhiều công trình phúc lợi được xây dựng, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế- xã hội của huyện Phú Xuyên.”

“Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phú Xuyên lần thứ XXIV chủ trương giữ vững và phát triển các ngành nghề truyền thống. Huyện ủy ban hành Chương trình số 05-CTr/HU, ngày 08/01/2016 về phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch làng nghề huyện Phú Xuyên giai đoạn 2015 - 2020, đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm, 12 chỉ tiêu chủ yếu, 3 khâu đột phá, trong đó có nhiệm vụ về phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề là: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. Tập trung phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch làng nghề; nâng cao chất lượng, hiệu quả về sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề; đảm bảo kinh tế của huyện phát triển bền vững. Để đảm bảo cho làng nghề phát triển, bảo tồn và phát huy các yếu tố truyền thống, sử dụng nhiều lao động tại chỗ, sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, chú trọng phát triển các sản phẩm thủ công thế mạnh như khảm trai, sơn mài, cỏ tế, da giày; gắn sản xuất làng nghề với hoạt động du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống… thì ngay lúc này đây, làng nghề Phú Xuyên phải vượt

qua được những thách thức, khó khăn về mẫu mã đơn điệu, phương thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu lực lượng thợ lành nghề và nắm bắt khoa học công nghệ cao đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó là tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề, sức cạnh tranh về thị trường chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của làng nghề truyền thống huyện vốn nổi tiếng từ hàng trăm năm; sự đầu tư cho việc xây dựng và quảng bá thương hiệu còn nhiều hạn chế.”

Về lĩnh vực kinh tế, tổng giá trị sản xuất ước đạt 2.936,3 tỷ đồng (bằng 105,64% so với cùng kỳ năm 2018). Trong đó, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ước đạt 427,9 tỷ đồng (bằng 96,9% so với cùng kỳ năm 2018), giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt 2.019,5 tỷ đồng (bằng 107,34% so cùng kỳ năm 2018), giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ đạt 488,9 tỷ đồng (bằng 107,06% so với cùng kỳ năm 2018).[36]

Ngành nghề, dịch vụ tại địa phương chưa được đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ còn nhỏ lẻ. Do thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên. Nguồn thu ngân sách địa phương còn thấp và tăng chậm; nhu cầu chi ngân sách ngày càng lớn; khả năng cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn cũng gặp khó khăn. Trình độ của người lao động vẫn còn thấp, thiếu nguồn lao động có chất lượng cao nên chưa đáp ứng được nhu cầu sản phẩm của thi trường, do đó mà số sản phẩm đưa ra thị trường còn thấp. Khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân chưa đáp ứng được yêu cầu. Cơ sở hạ tầng tuy đã được sửa chửa, nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nên khó vận động bà con tham gia nhiệt tình các hoạt động tổ chức cho công tác phát triển làng nghề.

Bên cạnh những thuận lợi thì làng nghề còn gặp không ít những khó khăn, cần khắc phục. Đó là công nghệ còn lạc hậu tốn thời gian làm tăng giá thành sản phẩm, chiến lược marketing sản phẩm còn nhiều hạn chế nên thu hút khách hàng còn chậm, trình độ quản lý của chủ hộ sản xuất chưa cao gây khó khăn cho việc tiếp cận công nghệ mới cũng như thị trường mới. Những khó khăn đó sẽ tạo cho làng nghề nơi đây những thách thức cần phải vượt qua để tồn tại và phát triển bền vững. Đó là

làng nghề có thể bị mai một, sản phẩm làng nghề sẽ bị giảm giá, làm giả làm nhái do đó làm mất niềm tin của khách hàng, mẫu mã sản phẩm không theo kịp thị hiếu sẽ ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm với hàng hoá thay thế khác, hay khó khăn về nguồn nguyên liệu đối với các làng nghề ở huyện Phú Xuyên... Tóm lại ngoài những thuận lợi, những cơ hội thì bên cạnh đó còn có rất nhiều những khó khăn và thách thức đòi hỏi nhiều cấp, ngành cũng như địa phương và những chủ cơ sở sản xuất cần tham gia cùng nhau giải quyết để làng nghề truyền thống nơi đây được phát triển và tồn tại mãi cũng thời gian.

“Nhận xét và đánh giá thực trạng các giá trị kinh tế ta thấy cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức, toàn cầu hoá đã trở thành xu thế khách quan, có tác động mạnh mẽ không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà còn ở các lĩnh vực chính trị, xã hội và văn hoá. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này... vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh”. Thật vậy, trong bối cảnh quốc tế hiện thời, toàn cầu hoá không chỉ mang lại thời cơ lớn, mà còn tạo ra những thách thức không nhỏ đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là với các nước đang phát triển trong trào lưu hội nhập quốc tế. Toàn cầu hoá đang đặt chúng ta trước những thách thức lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực kinh tế.”

“Xác định phát triển kinh tế là trung tâm thì giữ gìn, bảo tồn các di sản văn hoá là nhiệm vụ then chốt. Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc, xây dựng tiêu chí người Phú Xuyên thanh lịch, văn minh. Động viên nhân dân nâng cao tinh thần bảo vệ các di sản văn hoá; phát huy xã hội hoá trong bảo vệ tôn tạo các di tích, tu sửa các di tích để trở thành các điểm tham quan du lịch. Bằng hình thức xã hội hoá tiếp tục xây dựng để 100% số thôn, làng, khu dân cư có Nhà văn hoá và các thiết chế văn hóa phục vụ cho văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao đủ điều kiện phục vụ cho các lứa tuổi, các đối tượng. Khuyến khích củng cố và phát triển mạnh hơn văn hoá phi vật thể; đầu tư để các điểm văn hoá: Hò cửa đình, múa hát Bài bông, Ca trù, nghề nặn Tò he... được mở rộng và phát triển. Duy trì và tổ chức tốt các lễ hội

truyền thống của các địa phương đặc biệt là tôn vinh và tổ chức lễ hội vinh danh các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện. Củng cố và tạo điều kiện để các câu lạc bộ, các đội văn nghệ phát triển có hiệu quả. Chính sách đầu tư xây dựng, tu sửa và phát triển các điểm văn hóa sẽ đẩy mạnh dịch vụ du lịch và khi du lịch phát triển mạnh sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong huyện Phú Xuyên góp phần vào sự phát triển của đất nước.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 52 - 56)