Các giá trị kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 31 - 32)

Phú Xuyên là huyện có nhiều nghề và nhiều làng nghề truyền thống lâu đời. Nhằm tôn vinh Tổ nghề, tri ân các bậc tiền nhân đã có công tạo dựng nghề và truyền nghề cho các thế hệ con cháu, từ năm 2011 huyện lấy ngày 26 tháng 10 hằng năm là “Ngày vinh danh làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên”. Năm 2011, 2014, 2017 tổ chức Lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống cấp huyện; năm 2012, 2013, 2016 tổ chức Lễ hội vinh danh làng nghề cấp xã (Khảm trai, sơn mài Chuyên Mỹ, Da giầy Phú Yên, Cỏ tế Phú Túc). Toàn huyện có 156/156 làng, cụm dân cư có nghề, chiếm 100%, có 78 làng nghề được duy trì và phát triển mạnh; 40 làng nghề đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận làng nghề truyền thống. Tiêu biểu là các làng nghề khảm trai (xã Chuyên Mỹ), mây tre đan (xã Phú Túc), chế biến lâm sản, nông sản, thực phẩm, dệt may (xã Vân Từ), cơ khí (thị trấn Phú Minh), dệt lưới chã (xã Quang Trung), da giầy (xã Phú Yên), đồ mộc (xã Văn Nhân, Tân Dân), sản

xuất hương (xã Văn Hoàng), bánh kẹo (xã Hoàng Long) … Đứng thứ 3/30 quận, huyện của Thủ đô về số làng có nghề.[35]

“Số hộ sản xuất TTCN năm 2017: có 24.500 hộ; Số lao động sản xuất TTCN là 39.939 chiếm 37,3 %; Giá trị sản xuất TTCN làng nghề ước đạt 4.550,00 tỷ đồng; Thu nhập bình quân của lao động làm nghề đạt 52 triệu đồng/năm. Có 385 công ty, doanh nghiệp; 06 HTX công nghiệp; 08 tổ chức, quỹ tín dụng; 03 hiệp hội sản xuất, kinh doanh liên quan về sản xuất TTCN, làng nghề”.[35]

"Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Phú Xuyên giai đoạn 2008 - 2017 đạt 5,36% năm. Tổng giá trị sản xuất năm 2017 cao gấp 5,56 lần so với năm 2008, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. " - Chánh Văn phòng UBND huyện Phú Xuyên Trương Đại Dương.[32]

“Định hướng phát triển kinh tế của huyện Phú Xuyên theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phú Xuyên lần thứ XXIII đã đề ra đó là: Cơ cấu kinh tế: CN-TTCN- XD chiếm 40%; NN chiếm 26%; TM-DV chiếm 34%. Thu ngân sách tăng 15% trở lên. Xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá ổn định, bền vững, tạo nên giá trị sản xuất cao trên một ha canh tác để cung cấp lương thực, thực phẩm cho thành phố. Tập trung xây dựng khu công nghiệp phụ trợ phía Nam Thủ đô Hà Nội với quy mô khoảng 500 ha, Phát triển tiểu thủ công nghiệp đặc biệt là các nghề truyền thống của địa phương để giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 31 - 32)