Các văn bản, chính sách đối với hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 38 - 39)

trị của làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

1.4.1. Các văn bản, chính sách đối với hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống của làng nghề truyền thống

“Chính sách của nhà nước ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại phát triển của làng nghề. Trong một thời gian dài trước đây (mà chúng ta thường gọi trước đổi mới), chúng ta phủ nhận các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Chính vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh trong làng nghề đều là hợp tác, tập thể với chế độ ăn chia quân bình cho các lao động khoẻ, yếu già trẻ, làm nhiều, ít, tích cức hay không tích cực đều ngang nhau. Trên thực tế chính sách này không kích thích được sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tế làng nghề nói riêng. Nhận thấy những hạn chế trong đường lối chính sách phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện công cuộc đổi mới mà quan trọng nhất là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Trong sự đổi mới này Đảng và Nhà nước ta đã thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế (như kinh tế hộ, kinh tế tư nhân... ). Chính sách kinh tế mới đã phù hợp với mong muốn của nhân dân và thời kỳ mới nên đã thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Các làng nghề có điều kiện thuận lợi để khôi phục và phát triển.”

“Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), đặc biệt sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988) với chính sách kinh tế nhiều thành phần, hộ gia đình được công nhận là chủ thể kinh tế thì các làng nghề phát triển mạnh mẽ.”

“Sau những năm 1990, mô hình kinh tế thị trường và chính sách mở cửa, đặc biệt quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện mở rộng thị trường cho làng nghề, đồng thời còn làm cho làng nghề phải cạnh tranh với nhiều loại sản phẩm trên thị trường.”

“Nhờ có các văn bản chính sách của Nhà nước về hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm

nghèo: người nông dân có thể tham gia vào sản xuất các sản phẩm truyền thống. Không những sức lao động sẽ được sử dụng triệt để mà việc sản xuất còn tăng thu nhập cho các hộ gia đình, đảm bảo cuộc sống. Đặc biệt, các ngành nghề truyền thống không kén chọn nên có thể sử dụng lao động với độ tuổi rất phong phú. Có thể là người già, trẻ em và cả người khuyết tật. Chính vì thế, làng nghề truyền thống đã, đang và sẽ giải quyết vấn đề việc làm cho rất nhiều người, giảm bớt gánh nặng cho nhà nước đồng thời đời sống xã hội của người dân được cải thiện và nâng cao cũng góp phần thúc đẩy hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống trong huyện.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 38 - 39)