Sự nhận thức và trình độ tay nghề của con người tham gia vào quá trình sản xuất ở các làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 39 - 40)

sản xuất ở các làng nghề truyền thống

Các làng nghề ở Phú Xuyên là kết hợp giữa làm ruộng với nghề thủ công lúc nông nhàn nhưng mỗi người thợ thủ công đều trân trọng giá trị làng nghề, họ luôn nhắc nhở con cháu phải sống chết với nghề, vì với họ nghề của mình như hơi thở, như một nét truyền thống văn hóa không thể nào thiếu. Dù đã có những lúc trong lịch sử, do những biến động xã hội mà nghề phải trải qua những thăng trầm biến cố tưởng như không thể gượng nổi nhưng với lòng yêu nghề, những người thợ thủ công làng nghề Phú Xuyên đã gìn giữ được nét văn hóa làng nghề cho đến tận ngày nay, điều này thể hiện rõ nhất thông qua lịch sử trăm năm tồn tại và phát triển của các làng nghề nơi đây. Trân trọng các giá trị làng nghề còn được thể hiện ở việc người dân huyện Phú Xuyên từ lâu đời đã có những thiết chế tôn vinh các nghệ nhân trong làng có công lưu giữ và truyền dạy những bí quyết nghề gia truyền bằng hình thức ghi công vào gia phả của làng nghề.

Ứng xử của những người làm nghề tại Phú Xuyên với xã hội đầu tiên được thể hiện ở chữ tín trong kinh doanh. Dân ta có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Ví dụ như hương ước của làng nghề mây tre đan Phú Túc ghi rõ: Người nào làm đồ giả để lừa người khác, gây sự bất tín thì phải phạt thật nặng, đem đánh đòn và xóa tên khỏi phường nghề. Điều này chứng tỏ chữ tín luôn được dân làng nghề Phú Túc nói riêng cũng như các làng nghề ở huyện Phú Xuyên rất coi trọng, nhưng chữ tín của

người thợ thủ công không chỉ dừng lại ở sự coi trọng mà còn chính là đạo đức nghề nghiệp và trình độ của người thợ.

Chữ tín cũng như trình độ tay nghề đối với người dân làng nghề được đánh giá qua chất lượng sản phẩm, bởi thời gian giao hàng, quan hệ khách hàng, bạn hàng, quan hệ giữa một bên là cung cấp nguyên nhiên liệu, một bên là người sản xuất và những người làm thuê. Tất cả những yếu tố này được thể hiện rõ nhất qua số lượng sản phẩm tiêu thụ và chất lượng sản phẩm. Số lượng sản phẩm bao nhiêu và chất lượng sản phẩm bao nhiêu thể hiện uy tín của làng. Muốn giữ uy tín thì phải có sản phẩm tốt, muốn làm được như vậy thì người thợ thủ công phải tỉ mẩn trong từng công đoạn, từ việc chọn lựa nguyên liệu cho đến khâu thành phẩm. Chính vì vậy trong làm ăn thì chữ tín được đặt lên hàng đầu, chữ tín nó thể hiện ở trình độ nhận thức của người làm nghề cao hay thấp và nó cũng thể hiện một phần trình độ tay nghề của người nghệ nhân và hai yếu tố này cũng góp phần thúc đẩy quá trình bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 39 - 40)