Sự cần thiết phải bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 32 - 38)

thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

* “Các làng nghề ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương”

“Phú Xuyên được coi là một trong những mảnh đất vàng cho du lịch làng nghề, bởi nơi đây tập trung nhiều làng nghề nổi tiếng nhất của Hà Nội hiện nay. Nhiều làng nghề được hình thành từ rất lâu đời, cách đây hàng vài trăm năm như: làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ có từ thế kỷ XI; nặn Tò he ở Xuân La xã Phượng Dực có cách đây 300 năm; nghề đan cỏ tế ở xã Phú Túc...”

“Các làng nghề ở huyện Phú Xuyên ngày càng phát triển cùng với sự phát triển công nghiệp hóa của đất nước đã tạo ra những giá trị kinh tế giúp cho người dân ở địa bàn huyện Phú Xuyên có công ăn việc làm giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, các mặt hàng không những được trao đổi buôn bán trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, bên cạnh những giá trị về kinh tế các làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên còn đem lại những giá trị văn hóa đặc trưng của làng nghề tạo nên sự phong phú, đa dạng góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước”.

Các làng nghề truyền thống ở huyện Phú xuyên đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung ở huyện Phú Xuyên. Những năm gần đây, các làng nghề đã tạo ra sản phẩm, mẫu mã đa dạng, mang đậm nét văn hóa riêng biệt, tìm được thị trường ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Một số sản phẩm mây giang đan được xuất khẩu sang các nước trên thế giới như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản…

Phát huy thế mạnh là huyện có nhiều làng nghề để quảng bá giới thiệu sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế bền vững, thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện khóa XXIV (nhiệm kỳ 2015 - 2020), Huyện ủy Phú Xuyên đã ban hành Chương trình số 05-CTr/HU về phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch giai đoạn 2015 - 2020. Từ đây, UBND huyện đã tích cực phối hợp với các sở, ngành triển khai xây dựng thương hiệu và tuyến du lịch cho các làng nghề. "Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Phú Xuyên giai đoạn 2008 - 2017 đạt 5,36% năm. Tổng giá trị sản xuất năm 2017 cao gấp 5,56 lần so với năm 2008, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. “(Chánh Văn phòng UBND huyện Phú Xuyên Trương Đại Dương).[32]

“Tính đến nay, huyện có 156/156 làng, cụm dân cư làm nghề, chiếm 100%, có 78 làng nghề được duy trì và phát triển. Trong đó, có 9 làng khảm trai, 10 làng đan cỏ tế, 10 làng sản xuất đồ mộc, 12 làng may mặc và làm giày; 40 thôn được TP công nhận làng nghề; 497 công ty, DN, 6 HTX công nghiệp, 3 hiệp hội hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan đến sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN), làng nghề. Hiện, toàn huyện có 24.500 hộ sản xuất TTCN, với 39.939 lao động, chiếm 37,3%. Giá trị sản xuất TTCN làng nghề ước đạt 4.550 tỷ đồng, thu nhập bình quân lao động làm nghề đạt 52 triệu đồng/năm. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các

DN, làng nghề ngày một phát triển góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế.” [35]

“Cùng với quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế là quá trình phát huy thế mạnh du lịch. Trưởng phòng Kinh tế huyện Phú Xuyên Nguyễn Hữu Chi phấn khởi cho biết: Thời gian qua, sản xuất công nghiệp - xây dựng từng bước tăng trưởng mạnh mẽ, tỷ trọng ngành trong cơ cấu kinh tế tăng từ 51% năm 2008 lên 66,05% năm 2017. Tính đến giữa năm 2018, số làng nghề của huyện tăng 32 làng so với năm 2008. Trong đó, số làng được công nhận làng nghề truyền thống tăng từ 37 làng năm 2008 lên 43 làng năm 2018. Số lượng làng nghề ngày một tăng đã giúp giải quyết việc làm cho lao động trong các làng nghề và vùng phụ cận. Nhờ có làng nghề, đời sống Nhân dân được cải thiện, đẩy lùi số hộ nghèo, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội.”[32]

Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Ngọc Sơn chia sẻ, thời gian qua, UBND huyện cùng các cơ quan, Doanh nghiệp gấp rút hoàn thiện đưa vào hoạt động khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội rộng gần 80ha và 3 cụm công nghiệp làng nghề xã Đại Thắng, Phú Túc, Phú Yên. Cùng với đó, 11 xã đã bố trí được 227,78ha đất để quy hoạch thêm 19 cụm công nghiệp làng nghề. Đây được coi là tiền đề quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế và du lịch làng nghề. “Nhờ có sự quan tâm của thành phố và huyện trong việc đầu tư vào du lịch làng nghề giúp số lượng khách du lịch đến tham quan, mua sắm tại làng nghề ngày một tăng. Từ năm 2016 đến nay, toàn huyện đã thu hút trên 300 đoàn khách trong và ngoài nước với gần 6.000 lượt người đến tham quan, mua sắm các sản phẩm làng nghề”.[32]

“Bên cạnh đó các làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên còn góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo: Người nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp thường theo mùa vụ nên thường xuyên có những thời gian nhàn rỗi dẫn đến dư thừa sức lao động. Trong lúc nhàn rỗi, người nông dân có thể tham gia vào sản xuất các sản phẩm truyền thống. Không những sức lao động sẽ được sử dụng triệt để mà việc sản xuất còn tăng thu nhập cho các hộ gia đình, đảm bảo cuộc sống. Đặc biệt, các ngành

nghề truyền thống không kén chọn nên có thể sử dụng lao động với độ tuổi rất phong phú. Có thể là người già, trẻ em và cả người khuyết tật. Chính vì thế, làng nghề truyền thống đã, đang và sẽ giải quyết vấn đề việc làm cho rất nhiều người, giảm bớt gánh nặng cho nhà nước”.

Bên cạnh việc thúc đẩy kinh tế phát triển thì cùng với đó là sự phát triển của văn hóa, xã hội. “Theo Bà Phạm Hải Hoa - Bí thư Huyện ủy Phú Xuyên: Năm 2017, với sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành, huyện Phú Xuyên đã đạt được những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Tổng giá trị sản xuất đạt trên 8.000 tỷ đồng (bằng 102,1% kế hoạch đề ra); Trong đó: Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản là 1.604,3 tỷ đồng (đạt 100,5% kế hoạch, tăng 3,16% so với năm 2016). Giá trị sản xuất Công nghiệp - Xây dựng 4.861,4 tỷ đồng (đạt 102,2% kế hoạch, tăng 9% so với năm 2016). Giá trị sản xuất Thương mại - Dịch vụ là 1560.01 tỷ đồng (đạt 103,7% kế hoạch, tăng 7,8% so với năm 2016). Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 7,2%, vượt kế hoạch đề ra (từ 6,5-7,0%).”[37]

“Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tính đến ngày 30/11/2017 là: 172 tỷ đồng (đạt 162% so với dự toán thành phố Hà Nội giao 172/106 tỷ đồng; đạt 107,5% so với dự toán HĐND huyện giao 172/160 tỷ đồng). Trong năm 2017, trên địa bàn huyện Phú Xuyên có 5 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; Có 7 trường công lập đạt chuẩn quốc gia và có 04 xã hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đời sống văn hóa xã hội của người dân được đáp ứng và ngày càng được nâng cao.” [37]

* Việc bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội góp phần quan trọng vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở nước ta nói chung. Từ đó, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

“Đánh giá về tiềm năng phát triển du lịch làng nghề ở huyện Phú Xuyên, ông Nguyễn Xuân Hoản - đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội - cho biết: “Việc phát triển du lịch làng nghề sẽ khai thác được giá trị văn hoá của nghề, làng nghề và

hỗ trợ phát triển sản xuất, quảng bá thương hiệu, tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm theo hướng “xuất khẩu tại chỗ”thông qua chào bán sản phẩm cho khách du lịch đến địa phương”.[38]. Và rõ ràng, trên thực tế, các làng nghề ở Phú Xuyên ngoài các sản phẩm truyền thống, còn có rất nhiều tiềm năng về du lịch gắn liền với giá trị về cảnh quan, sinh thái, di tích văn hoá đình, chùa, ẩm thực…và các làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên không những đem lại những giá trị văn hóa lịch sử mà còn mang lại những giá trị kinh tế nhằm phát triển kinh tế làng nghề góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.”

“Phát huy các giá trị làng nghề truyền thống kết hợp với mở rộng giao lưu văn hóa đã làm giàu thêm bản sắc văn hóa và làm thăng hoa giá trị văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa.”

“Từ xưa đến nay không có nền văn hóa nào tự thân phát triển bằng sự “đóng kín” mà muốn phát triển phải luôn được bồi đắp bởi nhiều nền văn hóa khác. Vì vậy, việc giao lưu, mở rộng văn hóa đã làm giàu thêm bản sắc văn hóa, đồng thời làm thăng hoa và lan tỏa văn hóa của mình đến khắp nơi luôn là khuynh hướng của mọi cộng đồng, mọi dân tộc, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.”

* Các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay đang có nguy cơ bị mai một do tác động của nền kinh tế thị trường và do việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang bùng nổ, với sự mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại sự đa dạng sản phẩm của các làng nghề truyền thống của huyện Phú Xuyên không chỉ buôn bán trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài và chịu sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường.

“Tuy nhiên ngày nay, việc giữ được những nghề truyền thống là vô cùng khó khăn, khi có thầy giỏi, nhưng trò lại hiếm, và để có thể học nghề rồi trở thành một nghệ nhân còn là một con đường dài hơn nữa. Nhiều nghề truyền thống đang dần bị mai một, nhiều làng nghề truyền thống dần bị mất đi, hoạt động đơn lẻ. Nó kéo theo việc mất đi giá trị kinh tế có đóng góp không nhỏ trong sự phát triển kinh tế đất

nước, trong việc quảng bá hình ảnh của Việt Nam bởi mảnh đất vàng cho du lịch làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên một trong những nét đẹp truyền thống, văn hóa truyền thống của người Việt. Vì vậy, việc tìm biện pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống là cần thiết…”

“Trong thời kì hội nhập quốc tế, chuyển dần sang nền kinh tế thị trường, công nghiệp hóa hiện đại hóa, các làng nghề truyền thống đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Nguyên nhân khách quan là do sản phẩm làng nghề làm ra không có thị trường tiêu thụ. Thay vì sử dụng những sản phẩm thủ công, khách hàng sẽ ưu tiên lựa chọn những sản phẩm công nghiệp có giá thành rẻ và nhiều mẫu mã hơn. Nguyên nhân chủ quan phát triển từ chính bên trong các làng nghề truyền thống. Số thợ làng nghề, các nghệ nhân đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, còn lớp trẻ chưa thật sự có tình yêu với nghề truyền thống. Chính vì vậy, trước biến cố của thời gian, nhiều làng nghề đang có nguy cơ bị xóa sổ. Ví dụ như làng nghề khảm trai truyền thống xã chuyên mỹ đặc biệt là ở thôn Thượng phát triển mạnh mẽ làng nghề trong giai đoạn năm 2002 đến năm 2010 trong thôn chiếm đến hơn 95% hộ gia đình làm nghề khảm trai truyền thống, Tuy nhiên trong giai đoạn mấy năm gần đây từ năm 2015 đến năm 2019 thì trong thôn đã giảm đi số lượng hộ gia đình làm nghề truyền thống chỉ còn đến 70%. Tiếp đến là làng nghề đan võng thôn Thao Nội đã giảm từ 90% hộ gia đình theo nghề xuống còn 65%. Làng nghề đan tơ lưới thôn Thao Ngoại cũng giảm đáng kể và không còn phát triển mạnh.”

“Một số làng nghề truyền thống cần được tạo điều kiện để góp phần bảo tồn và phát triển như: Làng nghề đan võng thôn Thao Nội (xã Sơn Hà, huyện Phú Xuyên); Làng nghề đan tơ lưới thôn Thao Ngoại (xã Sơn Hà, huyện Phú Xuyên); Làng nghề đan guột tế thôn Trung Lập (xã Trí Trung, huyện Phú Xuyên); Làng nghề thêu Đại Đồng (Thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên), làng nghề khảm trai truyền thống (thôn ngọ, xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên)…”

“Nhà nước, chính quyền địa phương cần phải có những biện pháp hỗ trợ để quy hoạch và phát triển làng nghề. Bên cạnh đó, chính bản thân các làng nghề cần

phải có những bước thay đổi về mẫu mã, tích cực quảng bá thương hiệu,…để giúp làng nghề tồn tại trong thời kì đổi mới và cả sau này.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 32 - 38)