Chất lượng các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất các sản phẩm truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 41 - 42)

1.4.4.1. Vốn đầu tư

“Vốn quyết định có tổ chức sản xuất hay không, vốn quyết định quy mô sản xuất của các chủ thể sản xuất kinh doanh trong làng nghề. Hiện nay, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề phải có lượng vốn lớn để đầu tư công nghệ, đổi mới trang thiết bị ở một số công đoạn sản xuất phù hợp để thay thế lao động thủ công, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường.”

“Về quy mô vốn tại các hộ gia đình làng nghề truyền thống không thể so sánh với các cơ sở sản xuất trong các lĩnh vực khác. Mặt khác khối lượng vốn còn phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất. Các làng nghề trên địa bàn huyện Phú Xuyên đòi hỏi vốn lớn như các làng nghề sản xuất đồ gỗ, giày da…vì chi phí nguyên liệu cũng như công đoạn sản xuất phức tạp hơn. Ngược lại một số làng nghề sản xuất không đòi hỏi vốn đầu tư nhiều như: mây tre đan, thêu ren...”

“Cơ cấu nguồn vốn tại các làng nghề bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài có thể nói ở làng nghề là rất ít, còn nguồn vốn trong nước bao gồm: Vốn tự có là nguồn vốn của các chủ thể sản xuất kinh doanh trong làng nghề được tích lũy lại, nguồn vốn này quá nhỏ bé so với nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất hay đổi mới trang bị kỹ thuật, nó chiếm khoảng trên 90% tổng số vốn đầu tư của các chủ thể sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn tín dụng phi chính bao gồm vốn vay mượn trong gia đình, dòng họ, bạn bè người thân. Nguồn vốn tín dụng chính thức vay từ các quỹ tín dụng địa phương, ngân hàng thương mại, tuy nhiên do thủ tục cho vay phức tạp, lượng vốn cho vay còn ít, thời gian vay ngắn nên thực tế hiệu quả của nguồn vốn này còn thấp so với nhu cầu. Hiện nay có một số làng nghề còn được nhận một khoản vốn vay ưu đãi được trích ra từ các chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo, vốn của các tổ chức xã hội, đoàn thể.”

1.4.4.2. Chất lượng nguyên, vật liệu

“Cũng như bất kỳ quá trình sản xuất, khối lượng, chủng loại nguyên vật liệu và khoảng cách giữa nguồn cung cấp nguyên liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, giá thành, lợi nhuận của các doanh nghiệp. Nguồn nguyên liệu chính tại địa phương trong nước, đây chính là lợi thế của làng nghề. Thị trường nguyên liệu không chính thức, phương thức thanh toán do hai bên tự thỏa thuận, phụ thuộc thời vụ do tư thương cung cấp nên giá cả lên xuống theo mùa. Sử dụng nguyên liệu đa dạng hoặc thay thế sẽ là xu hướng cần được quan tâm để làng nghề phát triển của huyện Phú Xuyên.”

“Nguyên vật liệu luôn gắn liền với sản phẩm và chất lượng sản phẩm. chất lượng của nguyên liệu có tốt thì sản phẩn mới có chất lượng cao. Tuy vậy giá cả của nguyên vật liệu phải hợp lý bảo đảm cho sản phẩm và kinh doanh có lãi thì mới được chấp nhận. Để đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng cần đa dạng nguyên liệu sử dụng, có như vậy sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao.”

Bên cạnh nguồn nguyên liệu trong nước thì cũng có một số nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài ví dụ như nguyên liệu về trai ốc phải nhập từ Trung Quốc về Việt Nam để phục vụ cho quá trình sản xuất của các làng nghề khảm trai truyền thống xã Chuyên Mỹ và để sản xuất ra một sản phẩm mẫu mã đẹp, chất lượng tốt thì phải khắt khe ngay từ khâu chọn nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu có chất lượng cao thì sẽ tạo ra được sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cả về mẫu mã và chất lượng sản phẩm từ đó tạo nên uy tín của người thợ, người kinh doanh làng nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 41 - 42)