Nguyên nhân của thành tựu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 56 - 58)

“Thứ nhất, huyện Phú Xuyên là đơn vị hành chính cấp huyện của Thủ đô, nằm trong địa bàn tương đối thuận lợi, nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 40 km; phía Bắc giáp huyện Thường Tín; phía Tây giáp huyện Ứng Hòa; phía Nam giáp huyện Duy Tiên- Tỉnh Hà Nam; phía Đông giáp sông Hồng và huyện Khoái Châu - Tỉnh Hưng Yên, một vị trí địa lý thuận lợi không phải địa phương nào cũng có. Sản phẩm trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ dễ dàng cho khâu tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kinh tế, từng bước cải thiện bộ mặt xã hội.”

Thứ hai, huyện Phú Xuyên có điều kiện đất đai, địa hình, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất chuyên canh và thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các làng nghề truyền thống giúp nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.

Thứ ba, huyện Phú Xuyên là một huyện có truyền thống văn hóa lâu đời, nhân dân cần cù chịu khó, biết tự mình vượt lên khó khăn. Đến nay cơ bản đại bộ phận người dân trong huyện là ổn định và phát triển. Hệ thống điện được chú trọng đầu tư. Văn hóa giáo dục ngày càng được quan tâm đầu tư nhiều hơn, từng bước đa dạng các loại hình giáo dục đảm bảo 100% số trẻ em trong độ tuổi được đến trường.

“Thứ tư, để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững, Phú Xuyên triển

khai chương trình xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống huyện giai đoạn 2011 - 2015. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 có 100% làng có nghề. Đây là cơ hội để ngành nghề Phú Xuyên phát triển. Vừa qua, UBND thành phố Hà nội đã

có quyết định công nhận làng Dệt lưới chã thôn Văn Lãng, xã Quang Trung là làng nghề truyền thống. Như vậy, đến nay Phú Xuyên có 38 làng nghề truyền thống đã được thành phố công nhận.”

“Thế mạnh của Phú Xuyên là có nhiều làng nghề, có vị trí địa lý thuận lợi, diện tích đất nông nghiệp rộng và đang được chuyển đổi, khai thác theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất cây trồng.”

“Thời gian này, huyện Phú Xuyên tiếp tục cụ thể hóa nghị quyết Đảng bộ huyện khóa XXIII, tập trung quy hoạch xây dựng các khu, cụm điểm công nghiệp làng nghề, xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.”

“Thứ năm, các chủ trương chính sách, Nghị quyết của Đảng được Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện bám sát đúng với thực tế của địa phương, công tác điều hành đã kịp thời và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và cán bộ công chức tại địa bàn huyện Phú Xuyên.”

Nhìn chung các làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên như làng nghề mây tre đan Phú Túc, giày da Phú Xuyên hay làng Mộc Tân Dân... là những làng nghề truyền thống đã tồn tại ở nhiều thế kỉ trước và được lưu truyền phát triển đến ngày nay.. Ở nơi đây từng người dân luôn có ý thức truyền nghề nhằm gìn giữ những gì mà tổ tiên để lại đồng thời cũng giữ cho con cháu một nghề mang lại thu nhập ổn định. Những người thợ, những nghệ nhân ở các làng nghề với tay nghề khéo léo đã tạo ra những sản phẩm không những bền, đẹp mà còn ngày càng phong phú và đa dạng. Xã hội phát triển tạo cơ hội cho lớp trẻ có tâm huyết với nghề cổ truyền được học hỏi nghiên cứu và thổi hồn vào sản phẩm, đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm tinh xảo có mặt trên thị trường trong và ngoài nước và đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của nhiều đối tượng khách hàng, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững của làng nghề. Những điểm mạnh này cũng đã tạo cho các làng nghề ở Phú Xuyên những cơ hội nhất định trong việc hợp tác tiêu thụ những sản phẩm mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ, giày da, ...đáp ứng được nhu cầu của một tầng lớp có thu nhập cao và góp phần nâng cao mức sống cho người dân làng nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 56 - 58)