“Khả thi”theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là khả năng thực hiện. Như vậy một hoạt động bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống có tính khả thi là một hoạt động có khả năng thực hiện trên thực tế hay nói cách khác là có khả năng phát triển kinh tế mà không chỉ dừng lại ở trên giấy.Việc đảm bảo tính khả thi của hoạt động bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống là một yêu cầu quan trọng được đặt ra.
“Tính khả thi của hoạt động bảo tồn và phát huy bao gồm sự phù hợp giữa quy định của hoạt động bảo tồn và phát huy với yêu cầu thực tế, trình độ phát triển của xã hội và điều kiện đảm bảo để thực hiện.”
“Nếu hoạt động bảo tồn và phát huy phản ánh chính xác, kịp thời những vấn đề đặt ra từ thực tiễn trong các làng nghề, chứa đựng những phương hướng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước sẽ tạo “đòn bẩy”tăng trưởng kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.”
“Hoạt động bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên phải đáp ứng những yêu cầu sau đây để có tính khả thi:”
“Nội dung của hoạt động bảo tồn và phát huy phải phù hợp với các điều kiện kinh tế- xã hội hiện đại.”
“Hoạt động bảo tồn và phát huy phải đảm bảo tính hợp pháp, tính đồng bộ thống nhất, đưa ra các phương hướng minh bạch, rõ ràng, chi tiết có khả năng thi hành ngay.”
“Tính khả thi là một yếu tố “cần”của hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.”