Nâng cao chất lượng các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất các sản phẩm truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 70 - 73)

- Cần có các chủ trương chính sách cụ thể:

3.2.4. Nâng cao chất lượng các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất các sản phẩm truyền thống

phẩm truyền thống

Mục đích của biện pháp: Tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp

và đa dạng.

Nội dung của biện pháp: Cần phải chú trọng thu hút vốn đầu tư, kiểm tra giám

sát thật chặt khâu nhập nguyên vật liệu để quá trình sản xuất được đẩy mạnh và sản phẩm đạt chất lượng cao nhất.

- Thứ nhất về vốn đầu tư:Nguồn vốn đầu tư: Cần có sự ổn định và kịp thời về

nguồn vốn đầu tư không chỉ vốn đầu tư của Nhà nước, vay vốn ngân hàng mà cả sự ổn định, đảm bảo trong vốn đầu tư của các doanh nghiệp.

* Đối với các hộ sản xuất

“Tăng vốn vay cho sản xuất ngành nghề từ nguồn vốn tín dụng đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ quốc gia xúc tiến việc làm. Ngân hàng phục vụ người nghèo và các ngân hàng chuyên kinh doanh tăng vốn cho vay với lãi suất ưu đãi, có thời hạn từ 1- 2 năm cho các cơ sở sản xuất trong làng thuần nông mới cấy nghề.”

“Các cơ sở sản xuất khi đầu tư phát triển thì được dùng tài sản hình thành từ vốn vay (nếu tài sản hiện có không đủ thế chấp) để thế chấp ngân hàng và được UBND huyện tái bảo lãnh vốn mức tối đa ở mức độ nhất định của một dự án.”

“Các ngân hàng thương mại và quỹ hỗ trợ phát triển nâng cao trách nhiệm trong việc tạo điều kiện vốn cho sản xuất ngành nghề trên cơ sở thẩm định chắc chắn hiệu quả của dự án. Nghiên cứu sửa đổi quy định thế chấp khi vay vốn cho sát với từng loại hình doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề.”

“Tổ chức các cơ quan tư vấn giúp cơ sở sản xuất xây dựng các dự án đầu tư phát triển sản xuất khả thi, hiệu quả và tạo điều kiện để các cơ sở được vay vốn thuận lợi.”

“Cần tăng cường huy động các nguồn vốn khác như vốn của người lao động, vốn trong quỹ tín dụng nhân dân, vốn đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó cần tập trung chỉ đạo nâng cao mức vốn và hiệu quả hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân gắn liền với địa bàn ngành nghề.”

“Khai thác triệt để các khoản vốn trợ cấp từ bên ngoài thông qua các chương trình, dự án doanh nghiệp vừa và nhỏ trong làng nghề.”

* Đối với huyện Phú Xuyên

“Khuyến khích các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện tăng cường công tác quảng bá, cung cấp thông tin đến các cơ sở sản xuất, làng nghề về các chương trình tín dụng ưu đãi của nhà nước.”

“Các Ngân hàng thương mại (nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên địa bàn triển khai các hình thức cho các cơ sở sản xuất làng nghề vay vốn heo quy định hiện hành.”

“Bên cạnh đó, Các cơ quan quản lý như Trung tâm Khuyến công, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cần cung cấp thông tin, chỉ dẫn kịp thời để các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp làng nghề có thể tiếp cận các nguồn vốn dễ dàng, thuận lợi, nhất là các nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng Phát triển, ngân hàng Chính sách xã hội…”

- Thứ hai về chất lượng nguyên vật liệu: * Đối với cơ sở sản xuất

“Đối với các làng nghề ví dụ như làng nghề mây tre đan hiện nay vẫn đang làm gia công cho các doanh nghiệp, nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra phụ thuộc hoàn toàn vào họ, như vậy làng nghề sẽ gặp khó khăn khi không có đơn đặt hàng của doanh nghiệp, vì vậy trong tương lai các cơ sở sản xuất làng nghề cần phải nghiên cứu phát triển sản phẩm và thị trường mới, có như vậy mới chủ động trong sản xuất, tạo sự yên tâm cho người lao động, đảm bảo cho làng nghề phát triển. Đây là một công việc lớn và rất khó khăn các cơ sở, cá nhân đơn lẻ khó có thể thực hiện được mà phải có sự liên kết của cả làng nghề kết hợp với sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước.”

“Đối với các làng nghề có nguyên liệu nhập khẩu nhiều như mộc và giày da thì cơ sở sản xuất cần: Dự tính nhu cầu sử dụng nguyên liệu hàng năm, hàng quý trên cơ sở số liệu thống kê sản lượng tiêu thụ qua các năm trước và dự báo nhu cầu tiêu thụ trong năm để lập kế hoạch nhập khẩu, dự trữ nguyên liệu, chủ động cho sản xuất và giảm chi phí.”

* Đối với huyện Phú Xuyên

“Cần chủ động nghiên cứu các thị trường nhập khẩu về số lượng, chủng loại, chất lượng, giá cả nguyên liệu cùng các điều kiện, thủ tục nhập khẩu để cung cấp thông tin cho các chủ cơ sở sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất trong việc nhập khẩu thông qua việc hướng dẫn, giải quyết các thủ tục cần thiết để nhập khẩu nguồn nguyên liệu được nhanh chóng, dễ dàng như nhập khẩu gỗ, đót từ Trung Quốc, Lào, Cumpuchia.”

Điều kiện thực hiện:

- Cần phải có các chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề thu hút và hỗ trợ vốn đầu tư cho các làng nghề.

- Cần kêu gọi hỗ trợ vay vốn và nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài địa phương.

- Cần hoàn thiện cơ chế để các cơ sở sản xuất làng nghề tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng, vốn vay từ các ngân hàng thương mại với thủ tục nhanh gọn, thông thoáng.

- Kinh phí đóng góp của người dân trong vùng, những người con của làng đang làm việc trong và ngoài nước.

- Đóng góp từ tấm lòng của du khách thập phương, qua công đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 70 - 73)