2.2.2.3.1 Đặc diểm
Thu nhập khác là khoản thu nhập nằm ngoài những khoản thu nhập kể trên. Đối với công ty chủ yếu là tất toán công nợ.
2.2.2.3.2 Chứng từ sử dụng
Phiếu thu/ủy nhiệm thu.
Biên bản kiểm kê quỹ
2.2.2.3.3 Phƣơng pháp lập chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ:
Đối với các khoản thu nhập bất thường như truy thu được khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ nay thu lại tiền được, hoặc thu phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế… kế toán tiền mặt làm biên bản kiểm kê quỹ và lập phiếu thu, đối với giao dịch thông qua tài khoản ngân hàng, kề toán ngân hàng lập ủy nhiệm thu chuyển cho kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt. Khi nhận được phiếu thu, thủ quỹ kiểm tra số tiền trên phiếu thu với chứng từ gốc, kiểm tra nội dung ghi trên phiếu thu có phù hợp với chứng từ gốc, ngày tháng lập phiếu thu và chữ ký của người có thẩm quyền, số tiền thu chính xác nhập quỹ tiền mặt, cho người nộp tiền ký nhận vào phiếu thu, sau đó thủ quỹ căn cứ vào phiếu thu ghi vào sổ quỹ. Đối với thu chi qua ngân hàng, kế toán ngân hàng lập và nộp ủy nhiệm thu, sec … cho ngân hàng. Cuối cùng tập hợp các chứng từ và sổ sách có liên quan chuyển cho kế toán tổng hợp xử lý.
2.2.2.3.4 Tài khoản sử dụng
Để hạch toán thu nhập khác, kế toán công ty sử dụng các TK: TK 331: “Phải trả người bán”
TK 711: “Thu nhập khác”
2.2.2.3.5 Sổ sách và Trình tự ghi sổ
Căn cứ vào phiếu thu nếu thu tiền mặt và giấy báo có nếu thu qua ngân hàng,kế toán nhập vào phần mềm, phần mềm sẽ thực hiện đưa vào các sổ sách có liên quan. Cuối tháng kế toán in và lưu tất cả các sổ sách có liên quan.
2.2.2.3.6 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
Ngày 15/12/2013, tất toán công nợ Khương Mai HĐ (4170) 14
Nợ 3312: 14
Có 711: 14
Ngày 27/12/2013, tất toán công nợ Phước thịnh HĐ (961) 18
Nợ 1121: 18
Có 711: 18
Ngày 31/10/2013 Tất toán công nợ Hoàng Vũ Huy HĐ (1388) 15
Nợ 3311: 15
Có 711: 15
Ngày 31/12/2013, bút toán điều chỉnh giảm 3
Nợ 711: 3
Có 3311: 3
Ngày 31/12/2013, kết chuyển thu nhập khác 44
Nợ 711: 44
Có 911: 44
CÔNG TY TNHH TM DV THIÊN HÒA MẪU SỐ S03b- DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ –BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
711 – Thu nhập khác Tháng 12/2013
Số dư đầu kỳ:
Số CT Ngày CT Diễn giải Đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh
có
Số dƣ
Tháng 12
12CTTH002 15/12/2013 Tất toán công nợ Khương Mai HĐ (4170) 3312 14 14
12CTTH008 27/12/2013 Tất toán công nợ Phước Thịnh HĐ (961) 3311 18 32
12CTTH009 27/12/2013 Tất toán công nợ Hoàng Vũ Huy HĐ (1388)
3311 15 47
Ngày 31 tháng 12 năm 2013
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
KC_11 31/12/2013 Kết chuyển thu nhập khác Cộng phát sinh Phát sinh lũy kế 911 44 47 47 47 47 Tổng phát sinh: 47 47 Phát sinh lũy kế: 37.450.236 37.450.236 Số dư cuối kỳ:
2.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 2.2.3.1 Chiết khấu thƣơng mại 2.2.3.1 Chiết khấu thƣơng mại
2.2.3.1.1 Đặc điểm
Khi phát sinh nghiệp vụ khách hàng mua với số lượng lớn theo quy định thì công ty sẽ cho khách hàng hưởng chiết khấu thương mại. Đối với bán hàng cho khách hàng mua buôn hoặc bán lẻ chiết khấu 2,5%
2.2.3.1.2 Các chứng từ sử dụng
Hóa đơn GTGT
Phiếu thu, phiếu chi
Giấy báo có
2.2.3.1.3 Phƣơng pháp lập chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ
Khi khách hàng mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng theo chiếc khấu của công ty thì khoản chiết khấu này được ghi giảm vào giá bán trên hóa đơn GTGT lần cuối cùng và được trừ vào công nợ. Căn cứ vào hóa đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo có ngân hàng kế toán phản ánh doanh thu.
Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng hoặc số chiết khấu thương mại được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn lần cuối cùng thì công ty sẽ xuất hóa đơn chiết khấu thương mại, kế toán tiến mặt lập phiếu chi 2 liên. Liên 1 đưa lên giám đốc, kế toán trưởng ký duyệt, sau đó thủ quỹ chi tiền theo phiếu chi và chuyển cho kế toán trưởng ghi vào sổ sách và lưu tại quyển. Liên 2 giao cho người nộp.
2.2.3.1.4 Tài khoản sử dụng
Để hạch toán Chiết khấu thương mại, kế toán công ty sử dụng các T: TK 5211: “Chiết khấu thương mại”
TK 3331: “Thuế GTGT được khấu trừ” TK 111,112,131,…
Căn cứ vào HĐ GTGT, phiếu chi kế toán nhập số liệu vào phần mềm. Cuối tháng kế toán xuất sổ cái TK 521 và các sổ sách có liên quan khác.
2.2.3.1.6 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
VD: Trong năm 2013 không phát sinh nghiệp vụ chiết khấu thương mại
2.2.3.2 Hàng bán bị trả lại 2.2.3.2.1 Đặc điểm 2.2.3.2.1 Đặc điểm
Khi hàng hóa tiêu thụ và đã xác định doanh thu thì khi nhập hàng lại sẽ làm giảm trừ doanh thu, đồng thời khi nhập lại hàng thì phải ghi giảm giá vốn.
Khách hàng trả lại do các nguyên nhân thuộc về doanh nghiệp như: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng, hàng kém phẩm chất.
2.2.3.2.2 Chứng từ sử dụng
Văn bản trả lại của người mua
Phiếu nhập kho lại số hàng trả
Phiếu chi
Hóa đơn của bên mua
2.2.3.2.3 Phƣơng pháp lập chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ
Khi hàng hóa bị ẩm ướt hay giảm chất lượng … khách hàng lập hóa đơn trả lại hàng, thủ kho căn cứ vào đó lập phiếu nhập kho nhập lại số hàng bị trả lại. Kế toán kho theo dõi và ghi vào sổ chi tiết hàng bán bị trả lại và kế toán tiền mặt lập phiếu chi 2 liên. Liên 1 trình lên cho giám đốc, kế toán trưởng ký duyệt, đồng thời thủ quỹ dựa vào phiếu chi chi tiền cho khách hàng, và chuyển cho kế toán tổng hợp vào sổ và lưu tại quyển. Liên 2 giao cho người nộp.
2.2.3.2.4 Tài khoản sử dụng
Để hạch toán Hàng bán bị trả lại, kế toán công ty sử dụng các TK: TK 5212: “Hàng bán bị trả lại”
TK 3331: “Thuế GTGT được khấu trừ” TK 111,112,131,…
2.2.3.2.5 Sổ sách và Trình tự ghi sổ
Căn cứ vào hóa đơn trả lại hàng, kế toán tiền mặt lập phiếu chi. Căn cứ vào phiếu chi thủ quỹ nhập vào sổ quỹ và kế toán kho lên sổ chi tiết hàng bán bị trả lại. Đồng thời, cuối tháng kế toán tiến hành in và lưu các sổ sách có liên quan.
2.2.3.2.6 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
VD: Trong năm 2013 không phát sinh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại
2.2.3.3 Giảm giá hàng bán
Hiện nay kế toán doanh nghiệp không hạch toán giảm giá hàng bán cho khoản giảm trừ doanh thu
2.2.4 Kế toán chi phí
2.2.4.1 Giá vốn hàng bán 2.2.4.1.1 Đặc điểm 2.2.4.1.1 Đặc điểm
Giá vốn của hàng hóa xuất kho tiêu thụ được tính theo phương pháp thực tế đích danh.
Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
Cách thức quản lý giá xuất kho của doanh nghiệp: Khi có hợp đồng được ký kết, kế toán kho mở tài khoản chi tiết hàng hóa vật liệu và chỉ sử dụng tài khoản chi tiết đó cho hợp đồng vửa được ký kết.
Đối với sản xuất công trình, ngoài chi phí nguyên vật liệu, còn các chi phí khác phát sinh cũng được tập hợp vào tài khoản 154 sau đó tính ra giá thành sản phẩm chính để xác định giá vốn công trình trong kỳ
2.2.4.1.2 Chứng từ sử dụng:
Lệnh giao hàng
Hóa đơn trả lại hàng
Bảng nhập – xuất – tồn
2.2.4.1.3 Phƣơng pháp lập chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ
Khi hàng hóa, dịch vụ được xác định là tiêu thụ, bộ phận bán hàng lập lệnh giao hàng chuyển xuống kho, bộ phận kho lập phiếu xuất kho gồm 2 liên, giao hàng cho khách hàng và ký nhận vào phiếu. Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho ghi vào sổ kho và lưu liên 1 của phiếu xuất kho. Liên còn lại của phiếu xuất kho được dùng làm căn cứ ghi sổ chi tiết giá vốn hàng bán của kế toán kho.
Đối với trường hợp hàng bán bị trả lại do hàng kém phẩm chất không đúng chuẩn mực quy cách hoặc các trường hợp vi phạm hợp đồng, căn cứ vào văn bản trả lại của người mua thủ kho lập phiếu nhập kho và kế toán kho hạch toán vào sổ chi tiết giá vốn hàng bán, đồng thời ghi vào sổ nhật ký chung. Sau đó tập hợp các chứng từ và sổ sách có liên quan chuyển qua kế toán tổng hợp để cuối tháng kế toán tổng hợp xử lý và lưu các chứng từ tại đây.
2.2.4.1.4 Tài khoản sử dụng
Để hạch toán giá vốn hàng hóa, kế toán công ty sử dụng các Tk: TK 156: Hàng hóa
TK 632: Giá vốn hàng hóa
2.2.4.1.5 Sổ sách và Trình tự ghi sổ
Căn cứ vào lệnh giao hàng kế toán kho vào sổ chi tiết cho từng tài khoản, từng mặt hàng và từng kho, theo dõi sổ chi tiết giá vốn hàng bán. Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho vào sổ kho. Cuối tháng kế toán in và lưu các sổ sách có liên quan, đồng thời đối chiếu với bảng nhập – xuất – tồn với thủ kho.
2.2.4.1.6 Nghiệp vụ kinh phát sinh
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
Ngày 17/12/2013 Xuất giá vốn cho hệ thống băng tải công ty Nikkiso Việt Nam 26.097.312
Nợ 632: 26.097.312
Có 154: 26.097.312
Ngày 24/12/2013 Xuất giá vốn cho hệ thống băng tải công ty Đường Quảng Ngãi 34.848.020
Nợ 632: 34.848.020
Có 154: 34.848.020
Trƣờng hợp bán qua kho chƣa thu tiền
Ngày 04/12/2013 Xuất kho dây băng tải bán công ty Domesco với giá xuất kho 166.000
Nợ 632: 166.000
Có 1561: 166.000
Ngày 13/12/2013 xuất kho keo bán công ty Minh Phúc với giá xuất kho 1.676.780
Nợ 632: 1.676.780
Có 1561: 1.676.780
Phân bổ chi phí tháng 12/2013:
Nợ 632: 3.603.897
Có 1562: 3.603.897
Phân bổ theo tiêu thức giá trị
Cách phân bổ chi phí mua hàng = [(chi phí thu mua tồn ĐK+chi phí thu mua phát sinh tăng trong kỳ)/(trị giá hàng hóa tồn ĐK+trị giá hàng hóa tăng trong kỳ)]*giá vốn hàng hóa bán ra trong kỳ
Tháng 12, số dư đầu 1562 là 229.905.666, số dư đầu 1561 là 39.124.986.049, giá mua hàng hóa trong kỳ là 6.511.900.240, giá vốn hàng bán ra trong kỳ là 662.799.767, chi phí thu mua phát sinh trong kỳ là 18.239.984. Số phân bổ chi phí tháng 12 là
=[(229.905.666+18.239.984)/( 39.124.986.049+6.511.900.240)]x662.799.767 =3.603.897
(Kèm theo phụ lục thẻ kho, phiếu xuất, chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết 1561, 1562)
CÔNG TY TNHH TM DV THIÊN HÒA MẪU SỐ S03b- DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ –BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
632 – Gía vốn hàng bán Tháng 12/2013
Số dư đầu kỳ:
Số CT Ngày CT Diễn giải Đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dƣ
Tháng 12 12XK
024
04/12/2013 Xuất DTB bán cho công ty Domesco (0000672)
1561 166.000 166.000
12XK 025
04/12/2013 Xuất DTB bán cho Cty Dược phẩm Tiến Tuấn (0000673)
1561 190.000 356.000
12XK 027
05/12/2013 xuất VBCN bán cty Tiến Hưng (0000675)
Ngày 31 tháng 12 năm 2013
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
… … … … … 12XK 086 31/12/2013 phân bổ chi phí nhận hàng tháng 12/2013 1562 3.603.897 1.321.926.326 KC_5 31/12/2013 Kết chuyển giá vốn hàng bán Cộng phát sinh Phát sinh lũy kế 911 1.321.926.326 1.321.926.326 1.321.926.326 1.321.926.326 1.321.926.326 Tổng phát sinh: 1.321.926.326 1.321.926.326 Phát sinh lũy kế: 20.381.913.082 20.381.913.082 Số dư cuối kỳ:
2.2.4.2 Chi phí tài chính 2.2.4.2.1 Đặc điểm 2.2.4.2.1 Đặc điểm
Bao gồm các khoản chi phí và các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn
Chủ yếu là trả lãi vay HĐ, lãi vay ngân hàng
2.2.4.2.2 Chứng từ sử dụng
Giấy báo nợ của ngân hàng
Hợp đồng vay vốn
2.2.4.2.3 Phƣơng pháp lập chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ
Định kỳ ngân hàng căn cứ vào hợp đồng vay vốn của ngân hàng và công ty, dựa trên số tiền gốc, lãi suất và thời gian vay ngân hàng sẽ tính ra số tiền vay mà công ty phải trả. Ngân hàng đến kỳ thu lãi sẽ tự động trừ vào tài khoản tiền gửi của công ty tại ngân hàng và gửi giấy báo nợ cho công ty.
Khi thanh toán lô hàng nhập khẩu cho nhà cung cấp nước ngoài, tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm thanh toán lớn hơn tỷ giá trên sổ kế toán của các tài khoản Nợ phải trả. Hoặc khi nhận tiền thanh toán của khách hàng nước ngoài trong hợp đồng xuất khẩu, tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm giao dịch nhỏ hơn tỷ giá trên sổ kế toán của các tài khoản Nợ phải thu. Công ty chịu một khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá và khoản lỗ đó được ngân hàng trừ vào tài khoản của công ty và gửi giấy báo nợ cho công ty.
Khi nhận được giấy báo nợ, kế toán tiền gửi ngân hàng hạch toán vào sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng và liên hệ với ngân hàng lấy sổ phụ về đối chiếu vào cuối tháng. Sau đó tập hợp các chứng từ và sổ sách có liên quan chuyển cho kế toán tổng hợp xử lý.
2.2.4.2.4 Tài khoản sử dụng
Để hạch toán chi phí tài chính, kế toán công ty sử dụng các TK: TK 112: “Tiền gửi ngân hàng”
TK 635: “Chi phí tài chính”
Căn cứ vào giấy báo nợ kế toán ngân hàng nhập vào phần mềm kế toán, sau đó phần mềm tự động thực hiện đưa vào các sổ sách. Cuối tháng kế toán in và lưu các sổ sách có liên quan.
2.2.4.2.6 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
Ngày 17/12/2013, trả nợ và lãi vay HĐ số 170275 bằng tiền gửi ngân hàng đầu tư 8.013.777
Nợ 635: 8.013.777
Có 1121: 8.013.777
Ngày 18/12/2013, trả nợ và lãi vay HĐ số 171010 bằng tiền gửi ngân hàng đầu tư 3.607.777
Nợ 635: 3.607.777
Có 1121: 3.607.777
Ngày 23/12/2013, trả nợ và lãi vay HĐ số 171588 bằng tiền gửi ngân hàng đầu tư 21.555.515
Nợ 635: 21.555.515
Có 1121: 21.555.515
Ngày 31/12/2013, kết chuyển chi phí tài chính 223.855.398
Nợ 911: 223.855.398
Có 635: 223.855.398
CÔNG TY TNHH TM DV THIÊN HÒA MẪU SỐ S03b- DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ –BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
635 – Chi phí tài chính Tháng 12/2013
Số dư đầu kỳ:
Số CT Ngày CT Diễn giải Đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dƣ
Tháng 12 12NHĐT002 03/12/2013 Trả nợ và lãi vay HĐ số 168270 1121 259.925 259.925 12NHĐT003 03/12/2013 Trả nợ và lãi vay HĐ số 168340 1121 225.639 485.564 … … … … … 12NHĐT118 25/12/2013 Trả lãi vay HĐ số 206073 1121 2.909.670 223.516.258 12NHĐT119 25/12/2013 Trả lãi vay HĐ số 208237 1121 339.140 223.855.398
Ngày 31 tháng 12 năm 2013
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
KC_10 31/12/2013 Kết chuyển chi phí tài chính
Cộng phát sinh Phát sinh lũy kế 911 223.855.398 223.855.398 223.855.398 223.855.398 223.855.398
2.2.4.3 Chi phí bán hàng 2.2.4.3.1 Đặc điểm 2.2.4.3.1 Đặc điểm
Chi phí bán hàng bao gồm: chi phí nhân viên, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bảo hành, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác… Các chi phí này được hạch toán vào TK 641 “chi phí bán hàng”