Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH sx tm dây và cáp điện đại long​ (Trang 42)

4. Nắm bắt được những quy trình nghiệp vụ chuyên ngành (Kế toán, Kiểm toán,

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

3.1.2.1 Lịch sử hình thành

Công ty TNHH TM-SX dây và cáp Đại Long tiền thân là cơ sở Đại Long được thành lập từ năm 1978 chuyên nấu, đúc đồng, thau, nhôm. Cơ sở đã phục vụ nhiều mặt hàng tiêu dung cho ngành tiểu thủ công nghiệp trong Thành phố và đã góp phần không nhỏ cho xã hội trong những năm đất nước giải phóng.

3.1.2.2 Quá trình phát triển

Để đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm. Năm 1990 cơ sở chuyển sang sản xuất dây cáp điện đồng và nhôm các loại. Sản phẩm được sản xuất từ nguồn vật tư được nhập của các nước: Liên Xô, Hàn Quốc, Australia,…

Ngày 16/11/1993 được Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép số 1316/GP-UB thành lập Doanh nghiệp Tư nhân Kim Khí Đại Long chuyên sản xuất dây và cáp điện các loại.

Sau một thời gian liên tục hoạt động, do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, ngày 16/02/2000 Doanh nghiệp Tư Nhân Kim Khí Đại Long được nâng cấp thành Công ty TNHH TM-SX Dây và Cáp Điện Đại Long do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 4102000208.

Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thay đổi lần 1 ngày 13/10/2000. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thay đổi lần 2 ngày 02/03/2001. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thay đổi lần 3 ngày 06/12/2002. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thay đổi lần 4 ngày 05/09/2003.

Công ty TNHH TM-SX dây và cáp điện Đại Long là một đơn vị chuyên sản xuất cáp điện trần dung cho sản xuất trên không, dây cáp điện bọc PCV, XLPE có điện áp danh định từ 0.6KV đến 24KV. Đã được trung tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường III cấp chứng nhận hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và đạt tiêu chuẩn ISO 9002:2000.

Phương châm của Công ty TNHH TM-SX dây và cáp điện Đại Long là:

THỎA MÃN NHU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG LÀ NIỀM TỰ HÀO CỦA CHÚNG TÔI

3.2 Tổ chức bộ máy quản lí của công ty

3.2.1 Sơ đồ tô chức bộ máy quản lý của công ty

Biểu 1.1:Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Đại Long

3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận

Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm chung cho toàn đơn vị, người đại diện trước Nhà nước, người trực tiếp theo dõi, điều hành tổng quát công việc của các phòng ban, quyết định mọi hoạt động của công ty.

Phó Giám đốc kinh doanh: Là người thay mặt Giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của công ty khi GĐ đi vắng, cùng phòng ban theo dõi tiếp cận thị trường, điều tiết kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Phó giám đốc kĩ thuật: Giúp giám đốc điều hành mọi hoạt động kỹ thuật, sửa chữa máy móc của Công ty.

GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC KĨ THUẬT PHÒNG HÀNH CHÁNH KẾ TOÁN PHÒNG KCS & KĨ THUẬT QUẢN ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Tổ trưởng cán dây Tổ trưởng kéo dây Tổ trưởng bao bì đóng gói Tổ trưởng xoắn cáp Tổ trưởng bảo trì sửa chữa Tổ trưởng bọc cáp Tổ trưởng ủ dây Thủ kho

Phòng kế toán: Cung cấp đầy đủ toàn bộ thông tin về hoạt động tài chính của công ty nhằm giúp giám đốc điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế tài chính tại đơn vị đạt hiệu quả kinh tế cao.

Phòng kinh doanh: Xem xét các hợp đồng mua và bán, đảm bảo giao hàng đúng hẹn và giam sát tình hình vật tư đê đảm bảo duy trì sản xuất.

Phòng KCS và kỹ thuật: Kiểm tra hệ thống chất lượng trong xưởng sản xuất và chịu trách nhiệm đối với Giám đốc và Quản đốc, tính toán các thông số cho các loại sản phẩm…

Quản đốc xưởng: Điều hành mọi hoạt động trong xưởng sản xuất và có quyền quyết định, thay thế sửa chữa các thiết bị máy móc, dụng cụ đo kiểm.

Thủ kho: Chịu trách nhiệm định kì báo cáo với quản đốc và trưởng phòng kinh doanh về tình hình hàng hóa nhập-xuất-tồn trong kho. Số lượng hàng hóa trong kho phải bảo đảm khớp với sổ sách kế toán.

Các tổ trưởng sản xuất: Có trách nhiệm phân công điều hành sản xuất và báo cáo trực tiếp với Quản đốc khi có thiết bị, máy móc hư hỏng. Phải ghi chép đầy đủ các thông số của quá trình vào phiếu theo dõi quá trình của từng khâu và cấp phiếu trạng thái hoàn chỉnh ở mỗi công đoạn.

3.3 Hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty TNHH TM-SX Dây và Cáp Điện Đại Long Điện Đại Long

3.3.1 Sản phẩm chính của Công ty

Các sản phẩm chủ yếu của Công ty gồm: cáp đồng trần, cáp nhôm trần, cáp nhôm lõi thép, cáp đồng bọc PCV, XLPE…sản phẩm của công ty được tiêu dung rộng rãi trên cả ba miền Đất nước, đặc biệt là những công trình trọng điểm mang tính quốc gia.

Các sản phẩm của Công ty gồm có:

+ Cáp đồng dây lõi thép có tiết diện: 35 mm2 – 240mm2. + Cáp đồng trần, nhôm trần.

+ Cáp đồng đơn bọc, nhôm đơn bọc PCV 600V. + Dây đồng đơn bọc, nhôm đơn bọc.

+ Cáp lực 2 ruột đồng cách nhiệt PCV 600V, vỏ bảo vệ PC 600V.

Nguyên vật liệu chính gồm: Đồng, Nhôm, Nhựa,… Nguyên vật liệu phụ gồm: Dầu DO, Dầu FO, GRULO,…

3.3.3 Thiết bị, máy móc sử dụng trong sản xuất

Công ty thuộc loại doanh nghiệp có mô hình sản xuất giản đơn, hầu hết các sản phẩm được dựa vào các loại máy như: máy kéo, máy xoắn và máy bọc. Sản phẩm sản xuất ra hàng loạt theo công suất của máy.

3.3.4 Thị trường hoạt động của Công ty

Công ty chuyên sản xuất và cung cấp các mặt hàng dây và cáp điện các loại như: dây nhôm, dây đồng, dây thép,…theo catalogue. Ngoài các đặc tính theo quy định của catalogue, công ty còn sản xuất theo các tiết diện khác nhau theo nhu cầu của khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm dây cáp điện trên thị trường Việt Nam với chất lượng cao và đa dạng hóa sản phẩm.

Sản phẩm sản xuất ra được phục vụ cho nhu cầu của các công ty Điện lực Miền Nam và được tiêu thụ rộng rãi trên cả ba miền Bắc - Trung - Nam.

3.3.5 Đặc điểm sản xuất của công ty

Phân xưởng là nơi trực tiếp sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng, theo hợp đồng kinh tế. Hiện nay công ty có 250 người, trong đó chia làm 2 bộ phận:

Bộ phận lao động trực tiếp gồm 210 người, đây là đội ngũ lao động trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.

Bộ phận lao động gián tiếp gồm 40 người, đây là đội ngũ quản l ý của doanh nghiệp.

3.4 Tổ chức công tác kế toán

Công nhân viên được trang bị bảo hộ lao động và các dụng cụ được cung cấp trong thời gian làm việc. CBCNV phải sử dụng đúng mục đích và đủ các trang bị đã được cung cấp.

Trong thời gian làm việc, CBCNV không được đi lại nơi không thuộc phạm vi của mình.

Nếu không được phân công thì CBCNV không được tự ý sử dụng và sữa chữa thiết bị .

CNV có nghĩa vụ báo cáo cho Đại diện lãnh đạo an toàn sức khỏe về sự cố tai nạn lao động, về việc vi phạm nguyên tắc an toàn lao động xảy ra tại Công ty.

Không được tháo dỡ hoặc làm giảm hiệu quả các thiết bị an toàn lao động có trong Công ty.

CNV phải thực hiện theo sự chỉ dẫn của bảng cấm, bảng hướng dẫn an toàn nơi sản xuất.

3.5 Tổ chức bộ máy kế toán 3.5.1 Sơ đồ tổ chức 3.5.1 Sơ đồ tổ chức

Biểu 1.2: Sơ đồ hình thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty Đại Long

3.5.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận Kế toán trưởng: Kế toán trưởng:

Giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê thông tin và hạch toán tại đơn vị, kiểm soát tình hình tài chính tại công ty, tổ hợp báo cáo quyết toán của văn phòng, tổ hợp các nghiệp vụ các biểu mẫu của ban ngành trước khi trình lên ban lãnh đạo.

Ngoài ra kế toán trưởng đơn vị còn là người kiểm tra số liệu sổ sách kế toán của các bộ phận kế toán lần cuối trước khi trình lên thủ trưởng đơn vị.

Bộ phận kế toán TSCĐ, vật tư hàng hóa:

Tố chức ghi chép phản ánh số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm TSCĐ hiện có, kiểm tra việc bảo quản và sử dụng TSCĐ hiện có.

Tính và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ quy định.

BỘ PHẬN KẾ TOÁN TSCĐ,VẬT TƯ HÀNG HÓA BỘ PHẬN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH BỘ PHẬN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN CÔNG NỢ BỘ PHẬN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM BỘ PHẬN KẾ TOÁN TỔNG HỢP VÀ KIỂM TRA KẾ TOÁN TRƯỞNG

Tham gia lập dự toán sửa chữa TSCĐ, giám sát việc sửa chữa TSCĐ, phản ánh tình hình thanh lý, nhượng bán TSCĐ.

Hướng dẫn các phòng ban, phân xưởng thực hiện ghi chép đầy đủ, chính xác các chứng từ ban đầu về TSCĐ, mở các sổ cần thiết và hạch toán TSCĐ theo đúng chế độ và phương pháp, tham gia kiểm kê đánh giá lại TSCĐ theo quy định của Nhà nước, lập báo cáo về TSCĐ của công ty.

Bộ phận kế toán tiền lương và BHXH

Tổ chức ghi chép và tổng hợp số liệu về lượng lao động.

Tính lương và các khoản phụ cấp và trợ cấp cho công nhân viên, phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương theo đúng chế độ quy định.

Hướng dẫn kiểm tra đầy đủ việc ghi chép các chứng từ ban đầu về lao động tiền lương.

Mở các sổ kế toán cần thiết và hạch toán nghiệp vụ lao động tiền lương theo đúng phương pháp.

Lập báo cáo về lao động tiền lương, phân tích tình hình quản lý lao động, sử dụng thời gian lao động, quỹ tiền lương và năng suất lao động.

Bộ phận kế toán vốn bằng tiền và các khoản công nợ:

Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu hiện có và tình hình luân chuyển vốn bằng tiền.

Theo dõi chặt chẽ tình hình thu chi và quản lí tiền mặt, tiền gửi, quản lí ngoại tệ tháng của TK 131, TK331 theo từng người mua, người bán, từng khoản thanh toán có kết hợp với thời hạn thanh toán.

Giám sát việc thực hiện chế độ thanh toán, tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán.

Bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Xác định đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành. Tổ chức, phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất.

Xác định chi phí sản xuất dở dang, tính giá thành thực tế của sản phẩm.

Tính toán, phân loại các chi phí nhằm phục vụ cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng.

Phân tích tình hình thực tế, kế hoạch giá thành, phát hiện mọi khả năng tiềm tàng để phấn đấu hạ giá thành.

Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra:

Báo cáo về nguyên vật liệu, lương, TSCĐ.

Tiến hành kiểm tra tất cả số liệu của hầu hết hóa đơn, chứng từ.

Đối chiếu số liệu thực tế phát sinh và số liệu trên sổ sách, nếu số liệu đúng thì xác nhận trình lên thủ trưởng đơn vị, ngược lại nếu có sai sót trong quá trình kiểm tra thì báo lại bộ phận làm sai để sửa chữa, bổ sung kịp thời.

3.6 Chế độ kế toán và những chính sách kế toán áp dụng tại công ty: 3.6.1 Chế độ kế toán áp dụng 3.6.1 Chế độ kế toán áp dụng

Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20, tháng 3, năm 2006 đã được sữa đổi, bổ sung theo quy định tại thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2015 của Bộ Trưởng Bộ tài chính

Công ty áp dụng các chuẩn mực kế toán tại việt nam và các văn bản hướng dẫn chuẩn mực do nhà nước đã ban hành. Các báo cáo tài chính đã được lập và ban hành theo đúng quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng.

3.6.2 Hình thức kế toán áp dụng

Hiện tại công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung cho công tác kế toán tại đơn vị là do quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lí, trình độ nghiệp vụ nhân viên kế toán và điều kiện trang thiết bị kỹ thuật tính toán, hình thức này rất dễ áp dụng và dễ dàng trong ứng dụng tin học vào kế toán ( hầu hết các phần mềm kế toán được thiết lập theo hình thức này ) cho nên doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức này.

Sơ đồ hình thức:

Biểu 1.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung

Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung:

+ Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ. Trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái từng tài khoản phù hợp.

+ Đồng thời với việc ghi vào sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ chi tiết có liên quan.

CHỨNG TỪ GỐC NHẬT KÝ ĐẶC BIỆT SỔ NHẬT KÍ CHUNG SỔ THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT SỔ CÁI BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH BẢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH GHI CHÚ:

: Quan hệ đối chiếu : Ghi hằng ngày : Ghi cuối tháng

+ Cuối tháng căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ cái kế toán tiến hành cộng số liệu trên sổ cái để lập bảng cân đối số phát sinh, sau khi kiểm tra số liệu khớp đúng giữa số liệu đã ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp, kế toán tiến hành lập báo cáo tài chính vào cuối mỗi kỳ.

3.6.3 Hệ thống thông tin kế toán

Hiện nay công ty làm kế toán trên máy vi tính thông qua phần mềm Excel, áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung cho công tác kế toán tại đơn vị được thể hiện qua sơ đồ sau:

Biểu 1.4 Sơ đồ hình thức kế toán excel áp dụng tại Công ty

Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty như sau:

Hằng ngày nhân viên kế toán từng phần hành căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra để ghi phiếu nhật ký và sổ thẻ kế toán chi tiết. Các đơn vị trực thuộc hạch toán báo sổ hạch toán kế toán theo chứng từ gốc đối với khoản thu chi do đơn vị được phân cấp quản lí và hạch toán theo chứng từ ghi sổ đối với những khoản được công ty cho phép thanh toán hoặc cấp phát bằng bù trừ.

Mỗi tháng công ty sẽ chuyển giao tài liệu gồm các chứng từ gốc, phiếu nhật ký cùng các bảng kê sổ quỹ, sổ ngân hàng về trung tâm để in ra sổ cho từng tài khoản. Cuối tháng kế toán từng phần hành căn cứ vào sổ hoặc thẻ chi tiết và bảng tổng hợp kế toán chi tiết và bảng cân đối số phát sinh.

3.6.4 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty:

Năm tài chính: Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 hàng năm và kết thúc vào ngày 31/12.

Đơn vị tiền tệ sử dụng: tiền đồng Việt Nam và lập theo giá gốc.

Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và Chế Độ kế toán hiện hành đang áp dụng.

Phương pháp kế toán thuế GTGT (VAT): công ty áp dụng theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng là giá bán chưa có thuế VAT.

Phương pháp kế toán Tài Sản Cố Định:

+Nguyên tắc đánh giá, ghi nhận tài sản: theo nguyên giá trong bảng cân đối kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH sx tm dây và cáp điện đại long​ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)