Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 94 - 96)

5. Bố cục của luận văn

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

a. Nguyên nhân khách quan

- Hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi còn thiếu hoặc lạc hậu, không thống nhất và không theo cơ chế thị trường, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thay đổi liên tục, các ĐVSDNS không nắm bắt kịp thời, thiếu căn cứ để ĐVSDNS xây dựng dự toán, không đủ cơ sở để Kho bạc kiểm soát chi và khó khăn cho các cơ quan thanh tra, kiểm toán xác định tính đúng đắn của các khoản chi.

- Cơ chế quản lý tài chính của các ĐVSDNS chưa thống nhất, rất phức tạp. Trong xây dựng dự toán chi, luôn có khuynh hướng xây dựng cao hơn nhiều so với nhu cầu thực tế, dẫn đến chất lượng dự toán thấp. Trong chấp hành dự toán, luôn tìm cách khai thác những sơ hở trong các chế độ chi tiêu để thực hiện những khoản chi chỉ vì lợi ích cá nhân mà không tính đến hiệu quả, từ đó dẫn đến lãng phí, kém hiệu quả trong sử dụng NSNN

- Các văn bản quy định chế độ kiểm soát chi thường xuyên còn chồng chéo, đôi khi mâu thuẫn nhau; nội dung quy định chưa cụ thể, còn chung chung có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau dẫn đến thực hiện thiếu thống nhất. Văn bản chưa bao quát hết các nội dung nên còn khe hở để ĐVSDNS có cơ hội lợi dụng.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Đối với cán bộ xã: trình độ năng lực của cán bộ xã còn hạn chế, do cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ chuyên môn còn yếu, cán bộ kế toán thực sự chưa nắm vững để thực hiện đúng nguyên tắc chế độ, từ đó phát sinh các trường hợp vi phạm nguyên tắc, chế độ tài chính trong chi tiêu cũng như chưa tuân thủ đúng đắn quy trình nghiệp vụ, thủ tục chứng từ kế toán, đảm bảo hợp lệ, hợp pháp. Còn có tình trạng cán bộ Kho bạc nể nang, ngại va chạm trong công tác kiểm soát chi, bỏ qua những việc làm sai chế độ.

- Lực lượng cán bộ kiểm soát chi NSNN tại KBNN Thái Nguyên còn yếu và thiếu về số lượng và chất lượng. Cán bộ KSC ở địa bàn các huyện, xã, thị trấn còn mỏng, hiện nay trên địa bàn các xã có nhiều khoản chi thường xuyên, rất phức tạp, ở cấp huyện chỉ bố trí từ 1 - 2 cán bộ, nên đôi khi còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau, do đó, đòi hỏi trình độ chuyên môn cán bộ tốt hơn để đáp ứng việc phân loại, thực hiện KSC hiệu quả, khoa học.

- Việc thực hiện chu trình quản lý ngân sách còn nhiều bất cập: Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, chưa đáp ứng được việc cung cấp thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác về tình hình NSNN cho lãnh đạo chính quyền các cấp và cơ quan tài chính trong việc điều hành NSNN. Lộ trình cải cách hành chính Nhà nước còn diễn ra chậm chạp, nguồn lực tài chính của ngành còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền hành chính nói chung và ngành kho bạc nói riêng

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC

NHÀ NƯỚC THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)