Đối với KBNN các huyện/thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 107 - 124)

5. Bố cục của luận văn

4.3.3. Đối với KBNN các huyện/thành phố

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong công tác kế toán của KBNN và kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí ngân sách của đơn vị nhằm đảm bảo cho công tác hạch toán được chính xác, an toàn vốn và tài sản, để từ đó phát hiện sai lệch trong sử dụng ngân sách, ngăn chặn hiện tượng tham ô làm thất thoát NSNN.

- Mở rộng cơ chế khoán kinh phí hoạt động và cơ chế quyền tự chủ tài chính đối với cơ quan đơn vị. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị thực hiện khoán một số khoản chi trực tiếp đến người sử dụng. Nghiêm cấm sử dụng kinh phí hội họp, hội thảo, tọa đàm cho các nội dung ngoài chương trình, sử dụng công quỹ để tặng, thưởng sai quy định của pháp luật.

- Thường xuyên mở các lớp, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác kế toán của đơn vị dự toán địa phương.

KẾT LUẬN

Ngân sách Nhà nước là một công cụ quan trọng nhằm đáp ứng những mục tiêu tăng trưởng cũng như ổn định kinh tế - xã hội của đất nước. Kiểm soát chi NSNN xã qua hệ thống KBNN mà cụ thể là KBNN Thái Nguyên chiếm một vị trí quan trọng trong quản lý quỹ NSNN. Các yếu tố luật pháp, chính sách, cơ chế quản lý chi ngân sách, chi tiêu công và các công cụ kiểm soát chi NSNN xã cần phải được hoàn thiện, đổi mới và ổn định trong môi trường pháp lý, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu hướng phát triển của thế giới. Đồng thời phải thể hiện tính chất đồng bộ và nhất quán trong khi xác định mục tiêu chiến lược, biện pháp thực hiện và bước đi chiến lược. Thực hiện tốt việc kiểm soát chi NSNN nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác kiểm soát chi sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN, hạn chế lãng phí, tiêu cực và tham nhũng. Luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng kiểm soát chi ngân sách xã tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên và đạt được kết quả chủ yếu sau:

Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi thường

xuyên ngân sách xã với lý thuyết cơ bản như kiểm soát chi, ngân sách nhà nước, KSC thường xuyên NS xã, Sự cần thiết phải kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước; Nội dung kiểm soát chi thường xuyên NS xã qua Kho bạc Nhà nước; Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước (bao gồm nhóm nhân tố chủ quan và khách quan). Cơ sở thực tiễn về và bài học kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước đã nêu được: kinh nghiệm một số quốc gia (Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức); kinh nghiệm của KBNN tại Việt Nam (gồm KBNN Bắc Giang và KBNN Hà Nội); rút ra 06 bài học kinh nghiệm cho KBNN Thái Nguyên.

Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng chi thường xuyên ngân sách

xã qua KBNN Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016 (Quy mô, cơ cấu nguồn chi thường xuyên, tình hình thu chi ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên),

thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên (Kiểm soát theo các hình thức chi trả từ ngân sách nhà nước; Kiểm soát phương thức chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước). Đánh giá công tác công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên với những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

Thứ ba, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chi thường xuyên

ngân sách xã qua KBNN Thái Nguyên dựa trên quan điểm, định hướng và mục tiêu kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên. Đồng thời đưa ra được 06 giải pháp cơ bản là: Hoàn thiện những quy định về KSC thường xuyên ngân sách xã; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên; Hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên; Tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công qua Kho bạc Nhà nước và phối hợp tốt với cơ quan tài chính để tham mưu cho lãnh đạo địa phương điều hành ngân sách trên địa bàn.

Có thể nói rằng, công tác kiểm soát chi thường xuyên NS xã là vấn đề phức tạp, nhạy cảm và động chạm tới tư duy, quyền lợi cũng như cách làm việc của các xã trên địa bàn có sử dụng NSNN, đòi hỏi cần có sự đầu tư nghiên cứu một cách công phu và toàn diện nhưng do thời gian có hạn, luận văn của em sẽ không thể tránh khỏi những thiếu xót, hạn chế em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để nghiên cứu của được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 06năm 2003 quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.

2. Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ (2006), Thông tư liên tịch số 03/2006/ TTLTBTC- NV ngày 17 tháng 01 năm 2006 hướng dẫn thực hiện nghị định số130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

3. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13 tháng 03 năm2006 hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính.

4. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 164/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 11năm 2011 quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN.

5. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26 tháng 04 năm 2012 thay thế các Thông tư số 63/2007/TT- TC ngày 15/6/2007, hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước và Thông tư số131/2007/TT-BTC ngày 05/11/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/06/2007.

6. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 về quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

7. Bộ Tài chính - Bộ nội vụ (2014), Thông tin liên tịch giữa Bộ tài chính và Bộ nội vụ số71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30 tháng 05 năm 2014 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước.

8. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 39/2016/TT- TC ngày 01 tháng 03 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 12 năm 2012 của Bộ tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

9. Dương Đăng Chính (2003), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội.

10. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB thế giới, Hà Nội

11. Nguyễn Công Điều (2015), "Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 159, tr. 31-34.

12. Ngô Thị Thu Hà (2013), Những thuận lợi và khó khăn qua gần 10 năm phân cấp ngân sách xã, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 138, tr. 26-27. 13. Lê Quang Hưng (2005), Giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ KBNN, Nhà xuất

bản Tài chính Hà Nội.

14. Kho bạc Nhà nước (2013), Công văn 388/K NN-KTNN ngày 01 tháng03 năm 2013 hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis).

15. Lê Chi Mai (2011), Giáo trình Quản lý chi tiêu công, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc gia.

16. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015.

17. Lê Hùng Sơn - Lê Văn Hưng (2003), Giáo trình Ngân sách nhà nước, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

18. Kho bạc Nhà nước Bắc Giang, “Báo cáo tổng kết công tác Kho bạc Nhà nước các năm 2013,2014,2015; Báo cáo kiểm soát chi NSNN các năm 2013,2014,2015”.

19. Kho bạc Nhà nước Hà Nội, “Báo cáo tổng kết công tác Kho bạc Nhà nước các năm 2013,2014,2015; Báo cáo kiểm soát chi NSNN các năm 2013,2014,2015”.

20. Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2016 về quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước.

Website

21. www.Bacgiang.gov.vn 22. www.Khobac.hanoi.gov.vn 23. www.tailieu.ttbd.com

PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA

Kính chào chào anh/chị!

Tôi là Đào Hương Giang, hiện nay là cán bộ KBNN Thái Nguyên. Nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi ngân sách xã qua KBNN Thái Nguyên, xin anh/chị bớt chút thời gian vui lòng trả lời một vài thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu dưới đây. Mọi thông tin mà anh/chị đưa ra là ý kiến riêng, được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho nghiên cứu này.

I. THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên:………

Địa chỉ:………

Nghề nghiệp: ……….Tuổi: ……….…..

Trình độ chuyên môn:………..Chức vụ:……….….

Số điện thoại:………Email:………

II. NỘI DUNG KHẢO SÁT

Xin Quý vị hãy tích dấu (x) cho điểm vào ô dưới đây với mức độ như sau:

(1-Rất không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3-Bình thường; 4- Đồng ý; 5- Hoàn toàn đồng ý)

Các tiêu chí Đánh giá điểm

1 2 3 4 5 1. Đánh giá công tác chi thanh toán cá nhân ngân sách xã

Thủ tục, chứng từ liên quan đến chi thanh toán cá nhân rõ ràng, minh bạch

Công tác chi thanh toán cá nhân là hợp lý, phù hợp với bộ máy quản lý hành chính địa phương

Quy trình KSC theo đúng quy định của KBNN, pháp luật

Hồ sơ chi thanh toán cá nhân được phân loại theo từng khoản chi Các xã đều lập kế hoạch chi thanh toán cá nhân hàng năm

Các tiêu chí Đánh giá điểm 1 2 3 4 5 2. Đánh giá công tác chi chuyên môn nghiệp vụ ngân sách xã

Thủ tục, chứng từ liên quan đến chi chuyên môn nghiệp vụ rõ ràng, minh bạch

Công tác chi chuyên môn nghiệp vụ là hợp lý, phù hợp với thực tế địa phương

Quy trình KSC theo đúng quy định của KBNN, pháp luật

Hồ sơ chi chuyên môn nghiệp vụ được phân loại theo từng khoản chi Các xã đều lập kế hoạch chuyên môn nghiệp vụ hàng năm

3. Đánh giá công tác chi mua sắm ngân sách xã

Thủ tục, chứng từ liên quan đến chi mua sắm rõ ràng, minh bạch Công tác chi mua sắm hợp lý, phù hợp với thực tế

Quy trình KSC theo đúng quy định của KBNN, pháp luật Hồ sơ chi mua sắm được phân loại theo từng khoản chi Các xã đều lập kế hoạch mua sắm hàng năm

4. Đánh giá công tác KSC phương thức tạm ứng ngân sách xã

Quy trình chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi của đơn vị sự nghiệp hưởng NSNN Cán bộ KSC tận tình trong công việc

KBNN địa phương có sử dụng CNTT để lập hồ sơ tạm ứng Công tác KSC đảm bảo theo quy định của pháp luật

5. Đánh giá công tác KSC phương thức thanh toán trực tiếp ngân sách xã

Quy trình chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi của đơn vị sự nghiệp hưởng NSNN Cán bộ KSC tận tình trong công việc

KBNN địa phương có sử dụng CNTT để lập hồ sơ thanh toán trực tiếp Công tác KSC đảm bảo theo quy định của pháp luật

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CÁC XÃ ĐIỀU TRA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Huyện/Thị xã/Thành phố Các xã

Thành phố Thái Nguyên (23) Cam Giá; Chùa Hang; Đồng Bẩm; Đồng Quang; Gia Sàng; Hoàng Văn Thụ; Hương Sơn; Phan Đình Phùng; Phú Xá; Quan Triều; Quang Vinh; Tân Lập; Tân Long; Thịnh Đán; Tích Lương; Trung Thành; Trưng Vương; Đồng Liên; Huống Thượng; Phúc Trìu; Phúc Xuân; Sơn Cẩm; Tân Cương Thành phố Sông Công (7) Lương Châu; Lương Sơn; Mỏ Chè; Phố Cò;

Thắng Lợi; Bá Xuyên; Bình Sơn

Thị xã Phổ Yên (11) Ba Hàng; Bãi Bông; Bắc Sơn; Đồng Tiến; Đắc Sơn; Đông Cao; Hồng Tiến; Minh Đức; Nam Tiến; Phúc Tân; Phúc Thuận

Huyện Đại Từ (18 ) An Khánh; Bản Ngoại; Bình Thuận; Cát Nê; Cù Vân; Đức Lương; Hà Thượng; Hoàng Nông; Khôi Kỳ; Khôi Kỳ; Văn Yên; La Bằng; Yên Lãng; Vạn Thọ; Hoàng Nông; Tân Thái; Phú Xuyên; Phú Lạc

Huyện Phú Bình (13) Hương Sơn; Bàn Đạt; Bảo Lý; Đào Xá; Điềm Thụy; Dương Thành; Hà Châu; Kha Sơn; Lương Phú; Tân Kim; Tân Đức; Hà Châu; Nga My

Huyện Đồng Hỷ (9) Sông Cầu; Trại Cau; Cây Thị; Hòa Bình; Hóa Thượng; Hóa Trung; Hợp Tiến; Khe Mo; Minh Lập

Huyện Định Hóa (15) Chợ Chu; Bảo Cường; Bảo Linh; Bình Thành; Bình Yên; Bộc Nhiêu; Điềm Mặc; Định Biên; Đồng Thịnh; Quy Kỳ; Lam Vỹ; Phú Đình; Phương Tiếnn; Phú Tiến; Trung Hội

Huyện Phú Lương (10) Đu; Giang Tiên; Cổ Lũng ; Động Đạt; Hợp Thành; Ôn Lương; Phấn Mễ; Phú Đô; Phủ Lý; Yên Lạc

Huyện Võ Nhai (9) Đình Cả; Bình Long; Cúc Đường; Dân Tiến; La Hiên; Lâu Thượng; Liên Minh; Nghinh Tường; Phú Thượng

PHỤ LỤC 3: BẢNG TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ DỰ THẢO

STT NHÂN TỐ THANG ĐO DỰ BÁO

1 Đánh giá công tác chi thanh toán cá nhân ngân

sách xã Likert (1-5)

2 Đánh giá công tác chi chuyên môn nghiệp vụ

ngân sách xã Likert (1-5)

3 Đánh giá công tác chi mua sắm ngân sách xã Likert (1-5)

4 Đánh giá công tác KSC phương thức tạm ứng

ngân sách xã Likert (1-5)

5 Đánh giá công tác KSC phương thức thanh toán

PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA ĐƯỢC PHỎNG VẤN VÀ CÂU HỎI PHỎNG VẤN

STT HỌ TÊN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC

HIỆN NAY QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC 1 2 3 4 5

PHỤ LỤC 5: PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

A. THÔNG TIN CHUNG Xin vui lòng cho biết một vài thông tin cá nhân về của ông (bà): 1/ Họ tên:... 2/ Nghề nghiệp: ... 3/ Email liên lạc:... ... 4/ Đơn vị công tác: ... 5/ Lĩnh vực hoạt động: ... 6/ Vị trí công tác: ... B. NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Giai đoạn 1: Phỏng vấn bán cấu trúc

Theo ông (bà) thì các tiêu chí sau đây có thuộc nhân tố được xét không?

NHÂN TỐ NỘI DUNG CÓ KHÔNG

1 Đánh giá công tác chi thanh toán cá nhân ngân sách xã

Thủ tục, chứng từ liên quan đến chi thanh toán cá nhân rõ ràng, minh bạch

Công tác chi thanh toán cá nhân là hợp lý, phù hợp với bộ máy quản lý hành chính địa phương

Quy trình KSC theo đúng quy định của KBNN, pháp luật Hồ sơ chi thanh toán cá nhân được phân loại theo từng khoản chi

Các xã đều lập kế hoạch chi thanh toán cá nhân hàng năm

2 Đánh giá công tác chi chuyên môn nghiệp vụ ngân sách xã

Thủ tục, chứng từ liên quan đến chi chuyên môn nghiệp vụ rõ ràng, minh bạch

Công tác chi chuyên môn nghiệp vụ là hợp lý, phù hợp với thực tế địa phương

Quy trình KSC theo đúng quy định của KBNN, pháp luật Hồ sơ chi chuyên môn nghiệp vụ được phân loại theo từng khoản chi

3 Đánh giá công tác chi mua sắm ngân sách xã

Thủ tục, chứng từ liên quan đến chi mua sắm rõ ràng, minh bạch

Công tác chi mua sắm hợp lý, phù hợp với thực tế

Quy trình KSC theo đúng quy định của KBNN, pháp luật Hồ sơ chi mua sắm được phân loại theo từng khoản chi Các xã đều lập kế hoạch mua sắm hàng năm

4 Đánh giá công tác KSC phương thức tạm ứng ngân sách xã

Quy trình chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi của đơn vị sự nghiệp hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 107 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)