5. Bố cục của luận văn
4.3.1. Đối với Chính phủ
- Tiếp tục bổ sung, sửa đổi Luật NSNN nhằm đảm bảo tính khoa học, hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam. Việc lập dự toán theo kết quả đầu vào đang làm cho việc lập dự toán hàng năm không sát với thực tế dẫn đến tình trạng khi quyết toán ngân sách, dự toán đầu năm và số liệu quyết toán chênh lệch quá xa. Do đó, nên cho phép việc lập dự toán theo kết quả đầu ra để giúp đánh giá chính xác hơn kết quả thực hiện nhiệm vụ. Với phương thức này ngay từ khâu lập dự toán, các cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao; chỉ tiêu nhiệm vụ của năm kế hoạch; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu; dự toán và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của năm trước để xây dựng dự toán chi của năm kế hoạch. Do đó, để quá trình lập, chấp hành, quyết toán ngân sách được đảm bảo hiệu quả thì cơ sở pháp lý cao nhất đó là luật ngân sách cần được bổ sung, sửa đổi để phù hợp với thực tiễn cũng như thông lệ quốc tế.
bản hướng dẫn luật nhằm bảo đảm tính thống nhất. Việc ban hành đồng bộ và kịp thời các văn bản hướng dẫn Luật NSNN nhằm đảo bảo tính thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng NSNN trong quá trình thực hiện cũng như việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng.
- Hoàn thiện môi trường pháp lý và các điều kiện đổi mới cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN. Trong giai đoạn nước ta đang từng bước thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc đổi mới và hoàn thiện cơ chế cấp phát, kiểm soát chi NSNN về chính sách là một yêu cầu cần thiết và cấp bách, đem lại những tác động tích cực tới quá trình và chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; đảm bảo được nhu cầu chi cho các mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá; phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ; có kế hoạch và định mức hợp lý.
- Nguồn vốn cấp phát từ NSNN có trọng điểm cần được quản lý đầy đủ và tập trung thống nhất trên cơ sở nắm vững nguồn thu, có chính sách cấp phát sao cho phù hợp, đảm bảo cân đối, chú trọng đến các nhu cầu cấp thiết trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước theo từng giai đoạn khác nhau.