Tổng quan tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 36 - 38)

5. Bố cục của luận văn

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Luận văn thạc sĩ: “Quản lý chi ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Trị”

của tác giả Hoàng Thị Hiền, KBNN Quảng Trị, 2012. Luận văn đã nghiên cứu thực trạng quản lý chi NSNN tại địa bàn tỉnh Quảng Trị để đề xuất các giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách trên địa bàn trong thời gian tới.

Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Thừa Thiên Huế” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai, KBNN Thừa Thiên Huế, 2014. Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2013. Từ những hạn chế còn tồn tại, luận văn đã đề ra những giải pháp nhằm đảm bảo sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, góp phần hoàn thiện công tác quản lý điều hành NSNN phù hợp với quá trình cải cách tài chính công.

Công trình khoa học:“Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên trong giai đoạn hiện nay” của Th.S Nguyễn Công Điều đăng trên tạp chí Ngân quỹ Quốc gia số 159 (tháng 9/2015). Công trình đề xuất một số quy trình chế độ kiểm soát chi, mức tạm ứng hợp đồng và hồ sơ kiểm soát chi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên.

Luận văn thạc sĩ: “Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Quảng Bình” của tác giả Lê Thị Nga, KBNN Quảng Bình, 2015. Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Quảng Bình giai đoạn 2010-2014. T đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý, điều hành NSNN.

Tác giả Lê Thị Hải Vân (2015), luận văn thạc sĩ “Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước chi nhánh tỉnh Kon Tum”, chuyên ngành tài chính ngân hàng. Tác giả đã đánh giá thực trạng mục tiêu, nguyên tắc kiếm soát thanh toán chi thường xuyên NS xã qua KBNN Kon Tum, công tác KSC theo quy trình; đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của hạn chế trong công tác KSC thường xuyên NS xã qua KBNN chi nhánh Kon Tum, đồng thời tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này tại chi nhánh.

Nhìn chung, các công trình trên đã đề cập đến một số vấn đề lí luận và thực tiễn về chi thường xuyên NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NS xã dưới những giác độ nhất định. Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu về kiểm soát chi thường xuyên NS xã qua Kho bạc nhà nước một cách toàn diện, tổng thể, đặc biệt là tại KBNN Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)