Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 25 - 36)

5. Bố cục của luận văn

1.1.3. Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước

1.1.3.1. Khái niệm của kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN

Hoạt động kiểm soát chi NSNN được thực hiện nhằm đảm bảo tính tuân thủ các cơ chế, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành - của các chủ thể (các đơn vị, tổ chức, cá nhân) sử dụng NSNN, tại tất cả các khâu của quá trình chi NSNN; thông qua đó điều chỉnh hoạt động chấp hành dự toán chi ngân sách của các chủ thể nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN đúng đối tượng, đúng mục đích, đúng yêu cầu và đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra ban đầu.

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN là việc KBNN tiến hành kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN phù hợp với các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình thức, phương thức quản lý tài chính trong quá trình cấp phát và thanh toán các khoản chi NSNN, góp phần loại bỏ các khoản chi sai chế độ, định mức, đơn giá.

Hay kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN là quá trình KBNN kiểm tra, kiểm soát các khoản chi ngân sách thường xuyên đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí thường xuyên từ NSNN quyết định chi, gửi đến KBNN để thực hiện thanh toán cho các đối tượng thụ hưởng, nhằm đảm bảo các khoản chi phù hợp với các chính sách, chế độ, đúng tiêu chuẩn định mức chi tiêu do Nhà nước quy định, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và phòng ngừa các vi phạm trong quá trình thực hiện dự toán chi thường xuyên. [tr31 - 34, 10]

1.1.3.2. Đặc điểm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN

Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Thực hiện theo nguyên tắc kiểm soát tuân thủ. Cụ thể:

Một là, kiểm soát chi thường xuyên gắn liền với những khoản chi thường xuyên nên phần lớn công tác kiểm soát chi diễn ra đều đặn trong năm, ít có tính thời vụ, ngoại trừ những khoản chi mua sắm tài sản, sửa chữa lớn tài sản cố định...

Hai là, kiểm soát chi thường xuyên diễn ra trên nhiều lĩnh vực và rất nhiều nội dung nên rất đa dạng và phức tạp. Chính vì thế, những quy định trong kiểm soát chi thường xuyên cũng hết sức phong phú, với từng lĩnh vực chi có những quy định riêng, từng nội dung, từng tính chất nguồn kinh phí cũng có những tiêu chuẩn, định mức riêng...

Ba là, kiểm soát chi thường xuyên bị áp lực lớn về mặt thời gian vì phần lớn những khoản chi thường xuyên đều mang tính cấp thiết như: chi về tiền lương, tiền công, học bổng... gắn với cuộc sống hàng ngày của cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên; các khoản chi về chuyên môn nghiệp vụ nhằm đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên của bộ máy nhà nước nên những khoản chi này cũng đòi hỏi phải được giải quyết nhanh chóng. Bên cạnh đó, tất cả các đơn vị thụ hưởng NSNN đều có tâm lý muốn giải quyết kinh phí trong những ngày đầu tháng làm cho cơ quan kiểm soát chi là KBNN luôn gặp áp lực về thời gian trong những ngày đầu tháng.

Bốn là, kiểm soát chi thường xuyên thường phải kiểm soát những khoản chi nhỏ, vì vậy cơ sở để kiểm soát chi như hoá đơn, chứng từ... để chứng minh cho những nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, thường không đầy đủ, không rõ ràng, thiếu tính pháp lý... gây rất nhiều khó khăn cho cán bộ kiểm soát chi, đồng thời cũng rất khó để có thể đưa ra những quy định bao quát hết những khoản chi này trong công tác kiểm soát chi. [tr24, 9]

1.1.3.3. Nội dung công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước

a) Kiểm soát theo các hình thức chi trả từ ngân sách nhà nước

Chi trả theo hình thức rút dự toán từ Kho bạc Nhà nước

 Căn cứ pháp lý + Luật NSNN;

+ Thông tư số 08/2013/TT - BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý NSNN và Kho bạc (TABMIS)

+ Thông tư số 161/2012/TT - BTC ngày 02/10/2013 của Bộ tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN

+ Thông tư số 39/2016/TT - BTC ngày 01/03/2016 của Bộ tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN

+ Quyết định số 759/QĐ - BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc đính chính thông tư số 08/2013/TT - BTC của Bộ Tài Chính

hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý NSNN và Kho bạc (TABMIS)

+ Thông tư số 60/2003/TT - BTC ngày 23/68/2003 của bộ tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của cấp xã

+ Thông tư số 344/2016/TT - BT ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn;

 Đối tượng chi trả, thanh toán theo hình thức rút dự toán NSNN từ KBNN gồm:

+ Cơ quan hành chính nhà nước + Đơn vị sự nghiệp công lập

+ Tổ chức chính trị xã hội, chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí thường xuyên.

+ Đối tượng khác theo hướng dẫn riêng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 Quy trình rút dự toán từ NSNN

Sơ đồ 1.2: Quy trình rút dự toán từ NSNN

(Nguồn:[19]) Đơn vị sử dụng NSNN Người cung cấp hàng hóa, dịch vụ Cán bộ kiểm soát chi

Thủ quỹ

Kế toán trưởng hoặc người được

ủy quyền Giám đốc hoặc Phó Giám đốc (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

(1) Căn cứ vào nhu cầu chi và theo yêu cầu nhiệm vụ chi, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách lập và gửi hồ sơ thanh toán cho cán bộ kiểm soát chi giữ tài khoản của đơn vị để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán.

(2) Cán bộ kiểm soát chi kiểm tra, kiểm soát hồ sơ của đơn vị sử dụng ngân sách theo các nội dung:

Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán ngân sách nhà nước, bảo đảm các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, số dư tài khoản dự toán của đơn vị còn đủ để chi.

Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi.

Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với các khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước, Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao để kiểm soát.

Kiểm tra mẫu dấu chữ ký đăng ký tại KBNN: Nếu đáp ứng đủ điều kiện chi trả thì cán bộ kiểm soát chi hạch toán kế toán, ký lên chứng từ, nhập vào hệ thống và chuyển toàn bộ hồ sơ cho kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền kế toán trưởng

(3) Kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền kiểm soát tính hợp lệ và các điều kiện thanh toán của hồ sơ chứng từ kế toán. Nếu đủ điều kiện chi trả thì KTT ký lên chứng từ (trên máy và trên giấy) và hồ sơ chứng từ chuyển cho Giám đốc hoặc Phó giám đốc.

(4)Giám đốc hoặc Phó giám đốc kiểm soát hồ sơ chứng từ. Ký lên chứng từ giấy sau đó chuyển cho cán bộ kiểm soát chi giữ tài khoản đơn vị sử dụng ngân sách.

(5) Cán bộ kiểm soát chi chuyển tiền cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

(6) Cán bộ kiểm soát chi chuyển chứng từ cho thủ quỹ (trường hợp lĩnh tiền mặt). Thủ quỹ trả 01 liên chứng từ cho đơn vị và 01 liên trả lại KTV theo đường nội bộ.

(7) Cán bộ kiểm soát chi trả các hồ sơ cho đơn vị (nếu có)  Hồ sơ kiểm soát, thanh toán đối với hình thức rút dự toán  Kiểm soát chi trả theo hình thức lệnh chi tiền

Đối tượng chi trả theo hình thức lệnh chi tiền bao gồm

- Chi cho các đơn vị, các tổ chức kinh tế, xã hội không có quan hệ thường xuyên với ngân sách nhà nước;

- Chi trả nợ nước ngoài;

- Chi cho vay của ngân sách nhà nước;

- Chi kinh phí ủy quyền (đối với các khoản ủy quyền có lượng vốn nhỏ, nội dung chỉ rõ) theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan tài chính.

- Một số khoản chi khác theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan tài chính.  Quy trình chi trả theo hình thức lệnh chi tiền:

Sơ đồ 1.3: Quy trình chi trả theo hình thức lệnh chi tiền

(Nguồn: [19])

(1) Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất và kiểm soát hồ sơ chứng từ của từng khoản chi, bảo đảm các điều kiện thanh toán chi trả ngân sách theo quy định; ra lệnh chi tiền gửi Kho bạc Nhà nước để chi trả cho đơn vị sử dụng ngân sách.

(2) Kho bạc Nhà nước thực hiện xuất quỹ ngân sách và chi trả cho đơn vị sử dụng ngân sách theo nội dung ghi trong lệnh chi tiền của cơ quan tài chính.

 Hồ sơ kiểm soát, thanh toán đối với hình thức lệnh chi tiền

Cơ quan tài chính Kho bạc

nhà nước Đơn vị sử dụng NSNN

b) Kiểm soát phương thức chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước

Tạm ứng

- Tạm ứng bằng tiền mặt:

+ Các khoản chi thanh toán cá nhân như: tiền lương; tiền công; phụ cấp lương; học bổng học sinh, sinh viên; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; chi cho cán bộ xã, thôn, bản đương chức; chi về công tác người có công với cách mạng và xã hội; chi lương hưu và trợ cấp xã hội; các khoản thanh toán khác cho cá nhân.

+ Chi một số nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc Bộ quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ, bao gồm: mật phí; chi nuôi phạm nhân, can phạm và các nhu cầu chi thường xuyên khác bằng tiền mặt.

+ Chi trả nợ dân (chỉ bao gồm các khoản chi trả trái phiếu, công trái bán lẻ trong hệ thống Kho bạc Nhà nước cho các cá nhân; chi trả bằng tiền mặt đối với vàng bạc, đá quý, tư trang tạm giữ cho các nguyên chủ).

+ Chi mua lương thực dự trữ (chỉ bao gồm phần do cơ quan Dự trữ quốc gia thu mua trực tiếp của dân; không bao gồm phần mua qua các Tổng công ty, công ty lương thực được thanh toán bằng chuyển khoản).

+ Các khoản chi của đơn vị giao dịch có giá trị nhỏ không vượt quá 5 triệu đồng đối với một khoản chi; các khoản chi khác của đơn vị giao dịch cho các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ không có tài khoản tại ngân hàng, trừ những khoản chi cho những công việc cần phải thực hiện đấu thầu theo chế độ quy định.

- Tạm ứng bằng chuyển khoản + Chi mua vật tư văn phòng

+ Chi hội nghị (trừ các khoản thanh toán cho cá nhân được phép tạm ứng bằng tiền mặt).

+ Chi thuê mướn (thuê nhà, thuê đất, thuê thiết bị....). + Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành

+ Chi sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng từ nguồn kinh phí thường xuyên.

+ Một số khoản chi cần thiết khác để đảm bảo hoạt động của bộ máy của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

* Mức tạm ứng:

Đối với những khoản chi thanh toán theo hợp đồng, mức tạm ứng theo quy định tại hợp đồng đã ký kết của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhưng tối đa không vượt quá 50% hợp đồng.

* Trình tự, thủ tục tạm ứng:

- Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước hồ sơ, tài liệu liên quan đến từng khoản chi tạm ứng theo quy định kèm theo giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (tạm ứng), trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để Kho bạc Nhà nước có căn cứ giải quyết và theo dõi khi thanh toán tạm ứng.

- Kho bạc Nhà nước kiểm soát hồ sơ, chứng từ theo quy định nếu đảm bảo theo quy định thì làm thủ tục tạm ứng cho đơn vị.

Thanh toán trực tiếp

* Nội dung

- Các khoản chi tiền lương; chi học bổng, sinh hoạt phí của học sinh, sinh viên; chi trả dịch vụ công (tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền vệ sinh) trên địa bàn xã.

- Các khoản chi có đủ hồ sơ chứng từ chi ngân sách nhà nước theo quy định về hồ sơ thanh toán trực tiếp quy định.

* Mức thanh toán:

Mức thanh toán căn cứ vào hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ, trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước được giao và còn đủ số dư dự toán để thực hiện thanh toán.

* Trình tự, thủ tục thanh toán trực tiếp:

- Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước hồ sơ, tài liệu liên quan đến từng khoản chi theo quy định kèm theo giấy rút dự toán ngân

sách nhà nước (thanh toán), trong đó ghi rõ nội dung thanh toán để Kho bạc Nhà nước có căn cứ giải quyết và hạch toán kế toán.

- Kho bạc Nhà nước kiểm soát theo quy định, nếu đảm bảo theo quy định thì thực hiện thanh toán trực tiếp cho các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc qua đơn vị sử dụng ngân sách.

Tạm cấp kinh phí ngân sách

- Cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước thực hiện tạm cấp kinh phí ngân sách cho đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định. Mức tạm cấp hàng tháng tối đa không vượt quá mức chi bình quân 01 tháng của năm trước.

- Sau khi dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, Kho bạc Nhà nước thực hiện giảm trừ khoản tạm cấp vào loại, khoản chi ngân sách được giao của đơn vị sử dụng ngân sách. Trường hợp giao dự toán không đúng với loại, khoản đã được cấp, Kho bạc Nhà nước thông báo bằng văn bản cho cơ quan tài chính.

Chi ứng trước dự toán cho năm sau

Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước thực hiện chi ứng trước cho đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định. Nhưng việc chi ứng trước dự toán không được ảnh hưởng đến việc bố trí dự toán năm sau. Tổng số chi ứng trước dự toán chi ngân sách năm sau cho các cơ quan, đơn vị không vượt quá 20% dự toán chi ngân sách theo từng lĩnh vực tương ứng năm hiện hành đã giao hoặc số kiểm tra dự toán chi ngân sách năm sau đã thông báo cho cơ quan, đơn vị đó. Khi phân bổ dự toán ngân sách cho năm sau, cơ quan phân bổ dự toán ngân sách phải bảo đảm bố trí dự toán cho các công trình, nhiệm vụ được chi ứng trước dự toán đủ nguồn hoàn trả mức đã ứng trước theo đúng thời gian quy định.

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước

1.1.4.1. Nhóm nhân tố khách quan

- Một là, luật NSNN và văn bản hướng dẫn quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN. Luật NSNN và hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định

mức chi NSNN là căn cứ quan trọng trong việc xây dựng, phân bổ và kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, các văn bản pháp luật phải đảm bảo tính chính xác (phù hợp với tình hình thực tế), tính thống nhất (thống nhất giữa các ban ngành, các địa phương và các đơn vị thụ hưởng NSNN), tính đầy đủ (phải bao quát được tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế).

Hai là, cơ chế quản lý Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 25 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)