Hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chi thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 102 - 105)

5. Bố cục của luận văn

4.2.3. Hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chi thường

xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ KBNN nói chung và nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên nói riêng. Trong thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại một số kết quả đáng kể trong công tác chi NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NS xã, chẳng hạn như: Chương trình kế toán kho bạc hỗ trợ công tác hạch toán kế toán ngân sách xã trên máy vi tính và cũng trên cơ sở đó đã cung cấp các báo cáo kế toán vừa nhanh chóng vừa chính xác. Chương trình còn cung cấp các tiện ích hỗ trợ công tác kiểm soát chi thường xuyên NS xã như: quản lý dự toán của các xã sử dụng ngân sách chi tiết đến từng nhóm

mục chi và khống chế không cho các xã chi vượt tổng mức dự toán được giao; quản lý tồn quỹ ngân sách của từng huyện, từng xã và đưa ra cảnh báo khi thực hiện các khoản chi vượt mức tồn quỹ ngân sách; Chương trình thanh toán điện tử mở rộng phạm vi thanh toán trực tiếp giữa các KBNN huyện, KBNN tỉnh trên toàn quốc, giúp công tác thanh toán vừa an toàn vừa đẩy nhanh tốc độ. Trong thời gian tới, để công tác tin học hỗ trợ đắc lực hơn cho công tác chi ngân sách và kiểm soát chi thường xuyên NS xã, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng sau:

- Hoàn thiện các chương trình ứng dụng phục vụ quản lý điều hành NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN. Riêng lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên, cần phát triển các chương trình ứng dụng sau:

+ Chương trình hỗ trợ quản lý dự toán chi ngân sách xã: Chương trình được thiết kế theo hướng cho phép nhập tổng mức dự toán do cơ quan có thẩm quyền (Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp) quyết định. Trên cơ sở tổng mức dự toán được quyết định, tiến hành phân khai và phân bổ dự toán dần từ đơn vị dự toán cấp I đến đơn vị dự toán cấp II... cho đến các xã là đối tượng sử dụng ngân sách cuối cùng. Qua chương trình sẽ quản lý chặt chẽ quá trình phân bổ dự toán từ cơ quan trung ương đến đơn vị cơ sở tại các huyện, xã đảm bảo tổng dự toán phân bổ cho các đơn vị dự toán cấp dưới không vượt tổng mức dự toán đã nhận.

+ Chương trình hỗ trợ quản lý tồn quỹ ngân sách: Trong điều kiện hiện nay việc hạch toán thu được thực hiện trên chương trình phối hợp thu (TSC), hạch toán chi thực hiện trên chương trình TABMIS, đến cuối ngày toàn bộ số liệu thu trên chương trình phối hợp thu được đổ dữ liệu vào chương trình TABMIS và kết sổ lên số dư tồn quỹ cho đơn vị, như vậy không thể xác định được mức tồn quỹ tại mọi thời điểm. Để quản lý được tồn quỹ ngân sách tỉnh tại mọi thời điểm, chúng ta cần phải xây dựng một cơ sở dữ liệu tập trung để quản lý số liệu thu, chi ngân sách toàn tỉnh, đồng thời xây dựng một chương

trình khai thác dữ liệu để cung cấp thông tin tức thời về tồn quỹ ngân sách phục vụ cho công tác quản lý, điều hành ngân sách và cung cấp số liệu phục vụ công tác kiểm soát chi, khống chế không để xảy ra tình trạng chi vượt tồn quỹ ngân sách.

+ Xây dựng một kênh truyền thông trên mạng máy tính thông suốt từ trung ương đến địa phương để qua đó triển khai nhanh chóng các văn bản về kiểm soát chi, đồng thời cũng là môi trường để cán bộ kiểm soát chi trao đổi kinh nghiệm với nhau, nêu lên những vướng mắc, đưa ra những kiến nghị với Kho bạc cấp trên.

+ Xây dựng một kênh thông tin trên mạng máy tính (có thể sử dụng mạng internet) để công khai quy trình, thủ tục chi và kiểm soát chi thường xuyên NS xã qua KBNN Thái Nguyên. Làm như thế vừa công khai, minh bạch quy trình kiểm soát chi vừa có thể giúp các xã sử dụng NSNN có thể cập nhật ngay các thông tin mới khi có những thay đổi về quy trình, thủ tục chi và kiểm soát chi.

- Phải tăng cường trang bị cơ sở vật chất về tin học, hiện đại hoá công nghệ thông tin, chuẩn hoá các chương trình phần mềm theo hướng mở, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong tương lai, xây dựng kho dữ liệu tích hợp thống nhất trong toàn ngành. Tạo lập hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng cho các ứng dụng trong điều kiện mới. Trang bị hệ thống máy tính, máy chủ đủ mạnh và có hệ thống dự phòng để đảm bảo hoạt động của Kho bạc không bị gián đoạn. Thực hiện nối mạng với các cơ quan khác trên địa bàn như: tài chính, thuế, ngân hàng...để đảm bảo đối chiếu số liệu thu, chi ngân sách nhanh chóng, chính xác; tăng cường kênh thanh toán không dùng tiền mặt với các ngân hàng.

- Tăng cường đào tạo để nâng cao trình độ tin học cho cán bộ Kho bạc. Với cán bộ kiểm soát chi, phải được đào tạo cơ bản về tin học để có thể khai thác, sử dụng tốt các chươg trình ứng dụng phục vụ công tác chi và kiểm soát

chi thường xuyên; cán bộ tin học phải được đào tạo nâng cao về tin học để có khả năng tiếp thu những kiến thức mới về công nghệ thông tin, phát triển những chương trình ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn của đơn vị, đặc biệt là công tác kiểm soát chi thường xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)