Bài học kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 42)

5. Bố cục của luận văn

1.3.2. Bài học kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã

Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên

Một là, thực hiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã, phường, không tiếp nhận và kiểm soát những hồ sơ, thủ tục theo quy định không thuộc trách nhiệm kiểm soát của KBNN.

Hai là, phối hợp với các cấp, các ngành tham mưu cho UBND tỉnh, UBND huyện trong việc phân giao bố trí dự toán, kế hoạch vốn, đôn đốc các chủ đầu tư, ban quản lý dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình, đặc biệt là các công trình trọng điểm và nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN xã.

Ba là, KBNN Thái Nguyên hướng dẫn các xã hoàn thiện, cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ phù hợp với từng khoản chi theo đúng quy định, đôn đốc các đơn vị lập và chấp hành các chế độ tài chính, kiên quyết từ chối các món chi vi phạm chế độ, đảm bảo chi đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng dự toán được duyệt, góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Bốn là, nhận thức được công tác kiểm soát chi ngân sách xã qua KBNN là một nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống KBNN. Để đáp ứng được yêu cầu cao của công tác này, đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức KBNN ở huyện, thị xã phải có trình độ chuyên môn vững vàng và phẩm chất trong sáng. Vì vậy, phải quan tâm hơn nữa trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ chính quy, có đủ năng lực, trình độ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thực tế hiện nay của Thái Nguyên. Đề ra yêu cầu cụ thể và thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả công việc của cán bộ, khen thưởng, kỷ luật cán bộ phải căn cứ vào kết quả công tác và phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng để phát huy được tác dụng giáo dục cán bộ, công chức.

Năm là, chấp hành kỷ luật, tuân thủ nghiêm các quy trình nghiệp vụ và công khai rõ về trình tự thủ tục trong công tác kiểm soát chi thường xuyên là tiền đề tạo ra mối quan hệ hợp tác, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau trong nội bộ

hệ thống và trong quan hệ giữa KBNN Thái Nguyên và khách hàng giao dịch trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị xã, phường, thị trấn các chủ đầu tư xây dựng cơ bản để nắm bắt kịp thời những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong thực tiễn từ đó đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã.

Sáu là, thực hiện và vận dụng triệt để cải cách hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN, như việc mở các buổi tập huấn nghiệp vụ cho các Chủ tịch xã, cán bộ Tài chính xã về việc thực hiện các quy trình chuẩn theo quy định trong việc tổ chức quản lý chi thường xuyên ngân sách xã trên toàn địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Bẩy là,đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên nhất là đối với NS xã. Nghiên cứu và áp dụng quy trình giao dịch “một cửa” trong kiểm soát chi NS xã với mô hình tiên tiến sao cho vừa tạo thuận lợi cho khách hàng vừa nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi.

Tám là,tăng cường ứng dụng tin học vào các hoạt động nghiệp vụ KBNN, đặc biệt là công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN, tăng cường công tác thanh toán chi NSNN cho các xã thông qua hình thức không sử dụng tiền mặt, vừa tiết kiệm cho đơn vị ngân sách, KBNN trên địa bàn, vừa hướng tời nền cải cách hành chính hiện đại, minh bạch.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau:

Thứ nhất, quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên ra sao?

Thứ hai, thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên như thế nào?

Thứ ba, để tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên cần thực hiện những giải pháp nào?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp * Nguồn tài liệu

Các thông tin được thu thập từ:

- Các tài liệu thống kê đã công bố về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước;

- Các nguồn thông tin về kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên được thu thập từ Cục Thống kê; Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên; Sở tài chính; Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên qua các năm 2014 - 2016. Các nguồn tài liệu như sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước;

* Nội dung thu thập

- Báo cáo tình hình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2014 - 2016;

- Nội dung liên quan đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên như: hình thức kiểm soát chi qua các năm 2014-2016. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên.

- Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc nhà của một số địa phương trong nước.

* Tiến hành thu thập:

- Tác giả sẽ thu thập thông tin thứ cấp ở Kho bạc nhà nước Thái Nguyên, Sở tài chính, đồng thời kết hợp thu thập tài liệu qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình các cổng thông tin điện tử của KBNN Thái Nguyên và trang thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên.

- Thông tin trên các Website như www.tailieu.ttbd.com, www.khobac.hanoi.gov.vn, www.bacgiang.gov.vn về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước; Bài học kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước có ý nghĩa áp dụng với tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp a. Đối tượng điều tra

Đối tượng điều tra là cán bộ thực hiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã; lãnh đạo tại KBNN Thái Nguyên có tham gia vào công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã (Giám đốc KBNN, Kế toán trưởng), kế toán tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có ít nhất một năm giao dịch với KBNN Thái Nguyên. (Danh mục các xã tại phụ lục 2)

b. Chọn mẫu nghiên cứu

Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu cho rằng nếu dùng trong các nghiên cứu thực hành thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 - 150 (Roger 2006). Ngoài ra theo Bollen (1989) thì kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng. Tuy nhiên, kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích. Để tiến hành nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành thu thập thông tin với dàn ý bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Mẫu điều tra được

tác giả tác giả xác định theo công thức chọn mẫu: n = 5*m (Trong đó: m số câu hỏi trong bảng hỏi). Như vậy số phiếu điều tra phát ra là: n = 5*23=115 phiếu. Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện cho cả cơ quan thực hiện công tác KSC ngân sách xã, tác giả tiếp tục chọn thêm 40 người là cán bộ và lãnh đạo tại KBNN Thái Nguyên, như vậy số mẫu điều tra là n = 115+ 40 = 155 người, tương ứng với 155 phiếu thu về. Sau phi thu thập xong phiếu, tác giả phân loại và xử lý số liệu thì có 10 phiếu bị loại, do đối tượng điều tra không trả lời đầy đủ các nội dung trong phiếu (6 phiếu), phiếu chỉ chọn duy nhất một mức điểm (4 phiếu), nên chỉ còn 145 phiều hợp lệ dùng cho nghiên cứu.

Bảng 2.1: Cơ cấu bảng số liệu điều tra

ĐVT: người,%

Đối tượng Số phiếu

phát ra Tỷ lệ

Cán bộ thực hiện công tác kiểm soát chi thường

xuyên ngân sách xã 23 15,9

Cán bộ là lãnh đạo thực hiện công tác kiểm soát

chi thường xuyên ngân sách xã 7 4,8

Kế toán tại các xã, phường, thị trấn 115 79,3

Tổng 145 100

(Nguồn: tính toán của Tác giả) c. Mẫu phiếu điều tra

Để đánh giá công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra. Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:

- Phần I: Thông tin nhân khẩu của người được điều tra như: tên, tuổi, địa chỉ, giới tính, trình độ văn hóa,…

- Phần II: Sau khi gửi câu hỏi đến các đối tượng điều tra, tác giả thu thập bảng câu hỏi và loại bỏ những phiếu điều tra sai và không hợp lệ, tác

giả tiến hành xử lý thông tin bằng phần mềm Excel. Với bảng câu hỏi đã được định sẵn dành để phòng vấn các nhóm đối tượng là khách hàng và cán bộ kiểm soát chi, cán bộ lãnh đạo làm công tác KSC thường xuyên ngân sách xã tại KBNN Thái Nguyên. Trong mỗi bảng câu hỏi tác giả sẽ sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ khác nhau nhằm đánh giá các hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Thái Nguyên. Trong đó: 1 - Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Bình thường/ Trung lập; 4 - Đồng ý và 5 - Hoàn toàn đồng ý (Phụ lục 1). Việc sử dụng phần mềm Excel có ý nghĩa lớn đối với việc tính toán các dữ liệu đầu vào để tính điểm trung bình cho từng chỉ tiêu. Căn cứ vào kết quả tính toán tác giả biết được những chỉ tiêu nào còn hạn chế để tiếp tục hoàn thiện và phát huy những mặt đã đạt được. Tác giả sử dụng phương pháp cho điểm trung bình, xác định như sau:

Điểm trung bình: 𝑋̅̇ điểm (1≤ X ≤5). Sử dụng công thức tính điểm trung bình:

: Điểm trung bình Xi : Điểm ở mức độ i

Ki : Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi

n: Số người tham gia đánh giá.

Bảng 2.2: Thang đo Likert

Thang đo Phạm vi Ý nghĩa

5 4,20 - 5,0 Tốt 4 3,20 - 4,19 Khá 3 2,60 - 3,19 Trung bình 2 1,80 - 2,59 Yếu 1 1,0 - 1,79 Kém Nguồn: [10]

Tác giả căn cứ vào bảng tổng hợp nhân tố do tác giả tự xây dựng, tác giả đã thực hiện cuộc phỏng vấn các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Kho bạc Nhà

k i i i n X K X n   X

nước để củng cố nhận định ban đầu của mình về những nhân tố tác động ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi ngân sách xã tại KBNN Thái Nguyên, đồng thời tham khảo ý kiến chuyên gia để xây dựng Bảng câu hỏi chính thức. Bảng câu hỏi phỏng vấn [Tham chiếu phụ lục 01, phụ lục 02] - Nội dung tổng hợp ý kiến của các chuyên gia [Tham chiếu phụ lục 05] - Tổng hợp các nhân tố kế thừa từ các nghiên cứu trước và các nhân tố mới [Tham chiếu phụ lục 08].

Sau khi bàn bạc thảo luận về các biến đo lường cho mỗi nhân tố đã được xác định trong phần 1, tác giả và các chuyên gia thống nhất Bảng tổng hợp thang đo chính thức của các nhân tố như sau: [Bảng câu hỏi chính thức tham chiếu phụ lục số 09 và Phiếu hỏi chính thức cho đối tượng khách hàng và cho cán bộ KBNN Thái Nguyên tham chiếu tại phụ lục 01].

Tác giả tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên qua bảng khảo sát với các tiêu chí đo lường như sau:

Bảng 2.3: Chi tiết mục hỏi các tiêu chí trong phiếu điều tra

Mục hỏi Nguồn

Để đo lường công tác chi thanh toán cá nhân ngân sách xã sử dụng 5 mục hỏi sau

1. Thủ tục, chứng từ liên quan đến chi thanh toán cá nhân rõ ràng, minh bạch

Ngô Thị Thu Hà, 2013

2. Công tác chi thanh toán cá nhân là hợp lý, phù hợp với bộ máy quản lý hành chính địa phương

Nguyễn Công Điều, 2015

3. Quy trình KSC theo đúng quy định của KBNN, pháp luật

Lê Quang Hưng, 2005

4. Hồ sơ chi thanh toán cá nhân được phân loại theo từng khoản chi

Dương Đăng Chính, 2003

5. Các xã đều lập kế hoạch chi thanh toán cá nhân hàng năm

Lê Chi Mai, 2011

Để đo lường công tác chi chuyên môn nghiệp vụ ngân sách xã sử dụng 5 mục hỏi sau:

môn nghiệp vụ rõ ràng, minh bạch

2. Công tác chi chuyên môn nghiệp vụ là hợp lý, phù hợp với thực tế địa phương

Nguyễn Công Điều, 2015

3. Quy trình KSC theo đúng quy định của KBNN, pháp luật

Lê Quang Hưng, 2005 4. Hồ sơ chi chuyên môn nghiệp vụ được phân

loại theo từng khoản chi

Dương Đăng Chính, 2003

5. Các xã đều lập kế hoạch chuyên môn nghiệp vụ hàng năm

Lê Chi Mai, 2011 Để đo lường công tác chi mua sắm ngân sách xã sử dụng 5 mục hỏi sau: 1. Thủ tục, chứng từ liên quan đến chi mua sắm

rõ ràng, minh bạch

Ngô Thị Thu Hà, 2013

2. Công tác chi mua sắm hợp lý, phù hợp với thực tế

Nguyễn Công Điều, 2015

3. Quy trình KSC theo đúng quy định của KBNN, pháp luật

Lê Quang Hưng, 2005

4. Hồ sơ chi mua sắm được phân loại theo từng khoản chi

Dương Đăng Chính, 2003

5. Các xã đều lập kế hoạch mua sắm hàng năm Lê Chi Mai, 2011

Để đo lường công tác KSC phương thức tạm ứng ngân sách xã sử dụng 4 mục hỏi sau

1. Quy trình chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi của đơn vị sự nghiệp hưởng NSNN

Lê Hùng Sơn, Lê Quang Hưng, 2003

2. Cán bộ KSC tận tình trong công việc Lê Quang Hưng, 2005 3. KBNN địa phương có sử dụng CNTT để lập

hồ sơ tạm ứng

Ngô Thị Thu Hà, 2013

4. Công tác KSC đảm bảo theo quy định của pháp luật

Lê Quang Hưng, 2005 Để đo lường công tác KSC phương thức thanh toán trực tiếp ngân sách xã sử dụng 4 mục hỏi như sau:

1. Quy trình chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi của đơn vị sự nghiệp hưởng NSNN

Lê Hùng Sơn, Lê Quang Hưng, 2003

2. Cán bộ KSC tận tình trong công việc Lê Quang Hưng, 2005 3. KBNN địa phương có sử dụng CNTT để lập hồ

sơ thanh toán trực tiếp

Ngô Thị Thu Hà, 2013

4. Công tác KSC đảm bảo theo quy định của pháp luật

Lê Quang Hưng, 2005

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

a. Phương pháp phân tổ thống kê

Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian đã qua và đi tới kết luận. Từ đó có những đánh giá chính xác nhất đối với công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên.

b. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả tính điểm trung bình để đánh giá công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên.

c. Phương pháp bảng thống kê

Sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên.

Về hình thức, bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêu đề và số liệu thu thập được. Về nội dung, bảng thông kê sẽ giải thích các chỉ tiêu công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp so sánh

- So sánh số tuyệt đối: phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định.

Công thức: t = y1 - y0

Trong đó: y1 là mức độ thực tế xảy ra trong năm nghiên cứu; y0 là mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)