THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của các trường đại học kỹ thuật tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn chính: nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận phỏng vấn và tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm xây dựng bảng khảo sát, xây dựng thang đo. Nghiên cứu định lượng để kiểm định thang đo, cũng như ước lượng và kiểm định mô hình lý thuyết đãđược đặt ra.

3.1.1. Phương pháp nghiên cứuBước 1: Nghiên cứu định tính Bước 1: Nghiên cứu định tính

Trong phần nghiên cứu định tính, đề tài sử dụng phương pháp thảo luận nhóm thông qua hỏi ý kiến và trao đổi cùng các thầy cô trong ban lãnh đạo nhà trường và một số nhân viên quản lý đào tạo trực tiếp làm việc với sinh viên tại các trường đại học kỹ thuật trên địa bàn TP.HCM. Sau đó tác giả đã chọn ngẫu nhiên 45 sinh viên của 3 trường khác nhau đểtham gia phỏng vấn trực tiếp nhằm mục đích kiểm tra mức độ ổn định của các thang đo từ đó giảm tối đa sự bất định bằng cách chỉnh sửa câu, từ cho thống nhất cách hiểu và hiệu chỉnh bảng câu hỏi trước khi tiến hành phỏng vấn chính thức

Nội dung phỏng vấn và những ý kiến đóng góp của sinh viên về chất lượng đào tạo cũng những mong muốn của sinh viên khi theo học tại trường được ghi nhận lại từ

đó tổng hợp để làm cơ sở xác định các nhân tố cơ bản tác động đến độ hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại các trường đại học kỹ thuật trên địa bàn TP.HCM.

Bước 2: Nghiên cứu định lượng

Sau khi xem xét kết quảnghiên cứu định tính, tác giảtiến hành khảo sát trên diện rộng. Toàn bộ dữ liệu nhận được sẽ xử lý bằng phần mềm SPSS 20. SPSS thực hiện phân tích dữ liệu thông qua các công cụthống kê mô tả (Discriptive Statistics), đồthị (Graphs), phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định độ tin cậy của các thang đo (Cronbach’s Anpha), phân tích hồi quy (Linear Regression). Ngoài ra sử dụng phân tích (T-test, ANOVA) để kiểm định sự khác biệt giữa các biến lựa chọn đối tượng phỏng vấn.

3.1.2. Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1: Mô hình Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu định tính

-Thang đo nháp - Bảng khảo sát sơ bộ

Ý kiến chuyên gia và phỏng vấn

sơ bộ

Nghiên cứu chính thức

Mô hình hồi quy

Cronbach’s Alpha, EFA

-Thang đo hiệu chỉnh

- Bảng khảo sát hiệu chỉnh

Thang đo chính thức

Kiểm đinh mô hình hồi quy

Kết quả và Đề xuất giải pháp

(1) Sau khi tìm hiểu các lý thuyết về chất lượng dịch vụ, chất lượng đào tạo và sự hài lòng của khách hàng kết hợp với việc dựa vào cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu từ trước về sự hài lòng của khách hàng tác giả đề xuất thang đo nháp và bảng khảo sát sơ bộ

(2) Dựa trên thang đo và bảng hỏi nháp, tiến hành nghiên cứu định tính được tiến bằng phương pháp phỏng vấn sâu (mặt-đối-mặt) với 06 chuyên gia kết hợp với phát bảng hỏi thăm dò cho 45 sinh viên nhằm hiệu chỉnh thang đo và bảng khảo sát sơ bộ đi vào nghiên cứu chính thức

(3) Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của th ang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha (α). Qua đó, các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chấp nhận khi hệ số Alpha lớn hơn 0.60 (Theo Nunnally & Bernstein, 1994). Phân tích nhân tố EFA chỉ sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) phải

lớn hơn 0.50 (trích Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 397). Sau khi phân tích nhân tố, tiến hành loại các biến có trọng số EFA nhỏ; kiểm tra nhân tố trích và phương sai trích.

(4) Những nhân tố nào tồn tại sẽ được đưa vào phân tích tươn g quan để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Sau đó, tác giả tiến hành phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu.

Từ kết quả của nghiên cứu chính thức, cùng với những thực trạng của các trường đại học kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại các trường , là căn cứ để tác giả đưa ra những lập luận chứng minh cho những giải pháp đề xuất nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên khi theo học tại trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của các trường đại học kỹ thuật tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)