Bảng kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của các trường đại học kỹ thuật tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 85)

Hệ sốCoefficientsa

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số đã chuẩn

hóa T Sig.

Chuẩn đoán hiện tượng đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Beta Độ chấp nhận (Tolerance) Hệ số phóng đại phương sai

(VIF) 1 (Constant) 0,361 0,099 3,641 0,000 DNGV 0,120 0,025 0,154 4,709 0,000 0,725 1,379 CTDT 0,126 0,026 0,160 4,807 0,000 0,693 1,443 QLDT 0,204 0,028 0,254 7,216 0,000 0,623 1,605 VHNT 0,229 0,026 0,286 8,733 0,000 0,718 1,392 HANT 0,235 0,030 0,282 7,764 0,000 0,586 1,707 Biến phụ thuộc: Y

Nguồn:Phân tích dữ liệu –Phụ lục số19

Nhận xét:

Kiểm định tstat: Trong bảng 4.18, khi xét tstatvà tα/2của các biến để đo độ tin cậy thì các biến độc lập đều đạt yêu cầu do tstat> tα/2(5,382)= (nhỏ nhất là 3,641) =>Mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Tolerance (độ chấp nhận của biến): Từ kết quả trong bảng cho thấy độ chấp nhận biến nhỏ nhất của mô hình là 0,568 > 0,5 thỏa mãn điều kiện => Mô hình không xảy ra hiện tương đa cộng tuyến

Variance inflation factor–VIF (hệ số phóng đại phương sai): VIF của mô hình hồi quy lớncó giá trị từ 1,392 đến 1,707 tất cả đều nhỏ hơn 10. => Mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.Điều này có nghĩa là các biến độc lập không tác động lên nhau

Bên cạnh đó trong kết quả trên các nhân tố đều có sig. < 0,05 tương đương với độ tin cậy 95% nên nhân tố đó được chấp nhận, có nghĩa là nó có sự tác động đến sự hài lòng của khách hàng. Kết quả hồi quy cho thấy, trong6 biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy

tuyến tính bội ban đầu thì có tất cả 5 biến thỏa mãnđiều kiện ( Biến CSVC bị loại ở trên khi phân tích ma trận tương quan Pearson) . Do đó, tác giả có thể kết luận rằng các giả thuyết H2, H3, H4, H5, H6, đều được chấp nhận.

Mặc khác, ta thấy hệ số hồi quy chuẩn hóa (Beta) của các biến độc lập đều mang dấu dương, có nghĩa là các biến này có quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc - sự hài lòng của sinh viên

Mô hình hồi quy cuối cùng

Sau khi thỏa mãn cácđiều kiện kiểm định phương trình hồi quy đa biến có hệ số Beta chuẩn hóa như sau:

Y = 0,286*VHNT + 0,282*HANT + 0,254* QLDT + 0,160*CTDT + 0,154*DNGV

Phương trình hồi quy cho thấy sự hài lòng của sinh viên chịu tác động của 5 yếu tố được sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng từ cao xuống thấp là: Văn hóa nhà trường, Hình ảnh nhà trường, Quản lý đào tạo, Chương trìnhđào tạo, Đội ngũ giảng viên. Trong đó văn hóa nhà trường là nhân tố tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của sinh viên. Các nhân tố đều có hệ sốβdương nên có tác động cùng chiều với sự hài lòng hay nói cách khác 5 giả thuyết của mô hìnhđược chấp nhận và được kiểm định phù hợp.

Các kết quả phân tích trên đây sẽ là cơ sở để tác giả kiến nghị với Ban lãnhđạo nhà trường, các nhà quản lý, cán bộ giảng viên để nâng cao sự hài lòng của sinh viên góp phần giúp sinh viên có môi trường học tập tốt nhất bằng cách nâng caochất lượng dịch vụ đào tạo của nhà trường

4.6 KIỂM TRA CÁC GIẢ ĐỊNHCỦA MÔ HÌNH HỒI QUY

Khi quyết định sử dụng mô hình hồi quy bội, chúng ta phải kiểm tra các giả định cần thiết của nó xem kết quả có tin cậy được không (Trích Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Kiểm tra các giả địnhsau:

 Phươngsai của sai số(phần dư) không đổi.  Các phần dư có phân phối chuẩn.

Nếu các giả định này bị vi phạm thì cácước lượng không đáng tin cậy nữa (Hoàng Trọng- Mộng Ngọc, 2008).

4.6.1. Giả định liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập cũng

như hiện tượng phương sai thay đổi (heteroskedasticity)

Kiểm tra giả định này bằng cách vẽ đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán mà mô hình hồi quy tuyến tính cho ra. Người ta hay vẽ biểu đồ phân tán giữa 2 giá trị này đãđược chuẩn hóa (standardized) với phần dư trên trục tung và giá trị dự đoán trên trục hoành. Nếu giả định liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau được thỏa mãn, thì ta sẽ không nhận thấy có mối quan hệ gì giữa các giá trị dự đoán với phần dư, chúng sẽ phân tán ngẫu nhiên. (Trích Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, trang 224)

Hình 4.2: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy

Nguồn:Phân tích dữ liệu –Phụ lục số19

Nhận xét: Qua đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán (Hình 4.2) cho thấyphần dư phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 chứ không tạo thành một hình dạng nào. Như vậy giá trị dự đoán và phần dư độc lập nhau nên phương sai của phần dư không thay đổi. Như vậy mô hình hồi quy phù hợp

4.6.2. Giả định về phân phối chuẩn của phần dư

Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do sau: sử dụng sai mô hình, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích,… Vì vậy, chúng ta nên thử nhiều cách khảo sát khác nhau. Một cách khảo sát đơn giản nhất là xây dựng biểu đồ tần số của các phần dư. (Trích Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, trang 228).

Biểu đồ tần số (Histogram, Q-Q plot, P-P plot) của các phần dư (đãđược chuẩn hóa) được sử dụng để kiểm tra giả định này.

Hình 4.3: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa

Nguồn:Phân tích dữ liệu –phụ lục số 19

Qua biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa (Bảng 4.20) cho thấy một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số. “Thật không hợp lý khi chúng ta kỳ vọng rằng các phần dư quan sát có phân phối hoàn toàn chuẩn vì luôn luôn có những

chênh lệch do lấy mẫu. Ngay cả khi các sai số có phân phối chuẩn trong tổng thể đi nữa thì phần dư trong mẫu quan sát cũng chỉ xấp xỉ chuẩn mà thôi” (Trích Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, trang 229). Kết quả từ biểu đồ tần số P-P plot (Bảng 4.20) cho thấy các điểm phân tán xung quanh được kỳ vọng. Cũng cho thấy giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm. Mặt khác, hệ số kiểm định Durbin Watson = 1,977 trong khoảng [1 < D < 3] nên không có hiện tượng tương quan của các phần dư (Hoàng Trọng –Mộng Ngọc, 2008).

Hình 4.4: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa

Nguồn:Phân tích dữ liệu –phụ lục số 19

Ở đây (Bảng 4.21), ta có thể nói phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn: trị trung bình gần bằng 0 (Mean = 8,60E-15) và độ lệch chuẩn gần bằng 1 (Std.Dev. = 0,993). Do đó có thể kết luận rằng giả định phân phối chuẩn không bị vi phạm.

4.7 KẾTQUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG TRONG TỪNG NHÂN TỐ

Với mức độ hài lòngđãđược đo từ thang đo likert với số điểm từ 1 đến 5 ứng với mức hoàn toàn không đồng ý đến mức hoàn toàn đồng ý.

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) = (5 -1)/5

= 0.8

Giá trị trung bình Ý nghĩa

1,00–1,80 Rất không hài lòng

1,81–2,60 Không hài lòng

2,61–3,40 Bình thường

3,41–4,20 Hài lòng

4,21–5,00 Rất hài lòng

4.7.1. Nhân tố đội ngũ giảng viên

Bảng4.19 : Mức độ hài lòng của sinh viên về nhân tố đội ngũ giảng viên Thống kê mô tả

Biến quan sát Số biến

quan sát

Giá trị trung

bình Ý nghĩa

DNGV1: Giảng viên nắm vững chuyên môn và có phương pháp dạy tích cực vận dụng kiến thức thực tế vào bài giảng

382 3,5052 Hài lòng

DNGV2: Giảng viên dạy nhiệt tình, tận tâm, luôn lắng nghe và sẵn sàng giúp đỡ sinh viên trong suốt quá trình hoc

382 3,4136 Hài lòng

DNGV3: Giảng viên đề ra nội dung mục

tiêu và kế hoạch giảng dạy môn học rõ ràng 382 3,0707 Bình thường DNGV4: Giảng viên cung cấp nhiều loại tài

liệu học tập 382 3,1047 Bình thường

Nhận xét:

Các biến quan sát của nhóm này có mức độ cảm nhận dao động từ 3,1047 đến 3,5052. Trong đó mức cao nhất thuộc biến quan sát DNGV1(: Giảng viên nắm vững chuyên môn và có phương pháp dạy tích cực vận dụng kiến thức thực tế vào bài giảng) và thấp nhất là biến DNGV3 (Giảng viên đề ra nội dung mục tiêu và kế hoạch giảng dạy môn học rõ ràng). Như vậy chúng ta thấy rằng sinh viên hài lòng về chuyên môn và năng lực của giảng viên nhưng bên cạnh đó giảng viên cũng cần đưa ra mục tiêu và kế hoạch dạy hoc rõ ràng hơn để sinh viên dễ chủ động trong việc chuẩn bị kiến thức trong việc học.

4.7.2. Nhân tố Chương trìnhđào tạo

Bảng 4.20: Mức độ hài lòng của sinh viên về nhân tố chương trìnhđào tạo

Thống kê mô tả Biến quan sát Số biến quan sát Giá trị trung bình Ý ngh ĩa CTDT2: Mục tiêu chương trìnhđào tạo

của ngành học rõ ràng 382 2,9607 Bình thường

CTDT3: Các môn học trong chương

trìnhđào tạo được bố trí hợp lý 382 2,9529 Bình thường CTDT4: Giáo trình, tài liệu tham khảo

phù hợp với nhu cầu đào tạo, bám sát thực tiễn

382 3,1885 Bình thường

CTDT5:Các chương trình hỗ trợ học tập ( hội thảo, chuyên đề) được tổ chức thường xuyên

382 3,1152 Bình thường

Nhận xét:

Ở nhóm nhân tố Chương trình đào tạo sự hài lòng của sinh viên chỉ ở mức bình thường. Các biến quan sátở nhóm này mức độ cảm nhận dao động từ 2,9607 đến 3,1885. Trong đó mức độ cao nhất thuộc biến quan sát CTDT4 (Giáo trình, tài liệu tham khảo phù hợp với nhu cầu đào tạo, bám sát thực tiễn) và thấp nhất là biến (CTDT3: Các môn học trong chương trìnhđào tạo được bố trí hợp lý). Thực tế hiện nay giáo trình và tài liệu của các môn học còn mang tính lý thuyết khá nhiều khiến sinh viên khó áp dụng kiến thức vào thực tiễn công việc. Bên cạnh đó các chương trình hỗ trợ học tập còn được tổ chức rất hạn chế không thường xuyên nên sinh viên khó trong việc cập nhật thông tin thực tế cho ngành học của mình. Nhà trường cần phải xem xét quan tâm hơn nữa đến nhân tố Chương trình đào tạo nhằm hỗ trợ sinh viên bên cạnh những kiến thức nhà trường cung cấpcó thêm kiến thức thực tếnhằm đáp ứng được nhu cầu của xã hội

4.7.3. Nhân tốCông tác Quản lý đào tạo

Bảng 4.21: Mức độ hài lòng của sinh viên về nhân tố Công tác quản lý đào tạo

Thống kê mô tả

Biến quan sát Số biến

quan sát

Giá trị

trung bình Ý nghĩa QLDT1: Quản lý chương trìnhđào tạo

hiệu quả 382 3,5288 Hài lòng

QLDT2: Cán bộ quản lý đào tạo sãn sàng lắng nghe và giải quyết các thắc mắc của, khiếu nại của sinh viên

382 3,2958 Bình thường

QLDT4: Lịch làm việc của phòng quản lý đào tạo được bố trí thuận tiện cho sinh viên

382 3,4241 Hài lòng

QLDT5: Sự hướng dẫn chuyên nghiệp của cán bộ quản lý đào tạo giúp cho sinh viên cảm thấy an tâm và tin tưởng

382 3,3429 Bình thường

Nhận xét:

Ở nhóm nhân tố này biến quan sát có mức độ cảm nhận cao nhất là QLDT1(Quản lý chương trình đào tạo hiệu quả) thấp nhất là QLDT2 (Cán bộ quản lý đào tạo sãn sàng lắng nghe và giải quyết các thắc mắc của, khiếu nại của sinh viên). Ta có thể thấy rằng sinh viên hài lòng với cách quản lý chương trình đào tạo v à lịch làm việc của phòngđào tạo được bố trí thuận tiện cho sinh viên. Nhưng bên cạnh đó biến quan sát về cách làm việc và thái độ của những cán bộ quản lý chưa đáp ứng được mong muốn của sinh viên. Nhà trường cần phải thực hiện công tác kiểm tra, phản hồ i để có những biện pháp khắc phục hợp lý nhằm hoàn thiện hơn nữa các cán bộ tham gia vào công tác quản lý đào tạo góp phần ngày một nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo của nhà trường tăngthêm sự hài lòng của sinh viên là đối tượng nhà trường quan tâm nhất

4.7.4. Nhân tố Văn hóa nhà trường:

Bảng 4.22: Mức độ hài lòng của sinh viên về nhân tố Văn hóa nhà trường

Thống kê mô tả

Biến quan sát Số biến

quan sát

Giá trị

trung bình Ý nghĩa VHNT1: Các nội quy và quy chế của nhà

trường được nghiêm túc thực hiện 382 2,9372 Bình thường VHNT2: Cán bộ và giảng viên có thái độ

và cách cư xử đúng mực với sinh viên 382 3,1414 Bình thường VHNT3: Cán bộ và giảng viên đảm bảo

đúng giờ làm việc và lên lớp 382 3,2304 Bình thường VHNT4: Trang phục của cán bộ và giảng

viên lịch sự và phù hợp với môi trường giáo dục

382 3,0366 Bình thường

VHNT5: Nhà trường thường xuyên tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm xây dựng ý thức cộng đồng cho sinh viên

382 3,5654 Hài lòng

Nhận xét:

Các biến quan sát ở nhóm nhân tố này có mức độ cảm nhận dao động từ 2,9372 đến 3,5654. Điểm trung bình theo cảm nhận của sinh viên chỉ đạt ở mức bình thường . Vì vậy nhà trường cần chú ý điểm mạnh và điểm yếu của mình để phát huy ưu điểmvà hạn chế những nhược điểm nhằm khắc phục và phát triển văn hóa trong nhà trường tốt hơn

4.7.5. Nhân tốHìnhảnh nhà trường:

Bảng4.23: Mức độ hài lòng của sinh viên về nhân tố Hìnhảnh nhà trường

Thống kê mô tả

Biến quan sát Số biến

quan sát

Giá trị

trung bình Ý nghĩa HANT1: Trường anh/chi đangtheo học

được nhiều người biết đến 382 3,1492 Bình thường

HANT2: Chất lượng đào tạo của trường

được xã hội công nhận 382 3,3063 Bình thường

HANT3: Trường của anh/chị đang theo

học được đánh giá là trường có uy tín 382 3,1126 Bình thường HANT4: Sinh viên của trường sau khi tốt

nghiệp sẽ dễ dàng tìmđược việc 382 3,2618 Bình thường HANT5: Anh/chị tự hào khi là sinh viên

của trường 382 3,0576 Bình thường

Nguồn:Phân tích dữ liệu –phụ lục số 20

Nhận xét:

Ở nhóm nhân tố Hìnhảnh nhà trường các biến quan sátở nhóm này mức độ cảm nhận chỉ dao động từ3,0576đến 3,3063. Hìnhảnh nhà trường chính là sự nhìn nhận của cộng đồng về nhà trường thông qua các thông tin mà trường ấy thể hiện ra. Vì vậy nhà trường cần chú ýcải thiệnnhân tố này hơn nữa.

4.8 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG GIỮA HAI NHÓM SINH

VIÊN NAM VÀ NỮ

Nội dung này nhằm kiểm định sự khác nhau trong việc cảm nhận mức độ hài lòng về dịch vụ đào tạo mang lại giữa2 nhóm sinh viên nam và nữ ,

Do biến giới tính chỉ có 2 trạng thái thể hiện (Nam và Nữ ) nên tác giả thực hiện kiểm định Independent Samples T -Test (kiểm định hai mẫu độc lập) để tìm sự khác biệt trong sự hài lòng dịch vụ

Giả thuyết H0: phương sai hai mẫu bằng nhau. Kết quả phân tích cho kết quả như sau:

Bảng4.24: Bảng so sánh giá trị trung bình về sự lựa chọn nguyện vọng bổ sung

giữa 2 nhóm khách hàng nam và khách hàng nữ

Group Statistics

GIOITINH N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn

Y Nu 45 3,3822 0,55730 0,08308

Nam 337 3,2950 0,47535 0,02589

Nguồn:Phân tích dữ liệu –phụ lục số 21

Bảng4.25: Kiểm định mẫu độc lập theo giới tính

Kiểm định mẫu độc lập Kiểm tra Levene's cho sự bằng nhau phương sai

Kiểm tra T cho sự bằng nhau trung bình

F Sig. T H ệ số Df Sig. (2- Khác biệt của Sự khác biệt sai

95% khoảng tin cậy của sự khác biệt

tailed) trung bình số chuẩn Giới hạn dưới Giới hạn trên Sự hài lòng Phương sai bằng nhau được thừa nhận 1,971 0,161 1,132 380 0,258 0,08727 0,07706 -0,06426 0,23879 Phương sai bằng nhau không được thừa nhận 1,003 52,899 0,321 0,08727 0,08702 -0,08728 0,26181

Nguồn:Phân tích dữ liệu –phụ lục số 21

Nhận xét:

Theo bảng 4.28 với mức ý nghĩa quan sát được sự hài lòng dịch vụ Sig. = 0,258

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của các trường đại học kỹ thuật tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)