- Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp
Đặc biệt là xây dựng các chỉ tiêu cho các Chi nhánh hợp lý, phù hợp với quy mô, điều kiện rủi ro của từng Chi nhánh. Đồng thời thực hiện cải tiến thủ tục và điều kiện cho vay bán lẻ để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng theo hướng thiết kế gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo tính đầy đủ, tính pháp lý, giảm thiểu quy trình và thời gian thẩm định dự án/ phương án.
- Tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát nội bộ:
Ban Kiểm tra kiểm soát VietinBank cần có những giám sát chặt chẽ, kiểm tra, theo dõi sát sao từng Chi nhánh; thực hiện phân tích, đánh giá danh mục cho vay của từng Chi nhánh trong hệ thống để có những biện pháp hỗ trợ xử lý, đồng thời để có những cơ sở nhất định trong việc ra chỉ tiêu hoạt động cho từng Chi nhánh.
- Đẩy mạnh phát triển công nghệ ngân hàng:
VietinBank cần đẩy mạnh công tác cơ cấu lại các ngân hàng trong hệ thống theo hướng trở thành NHTM hiện đại, đạt các tiêu chuẩn Quốc tế về an toàn và hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ thực trạng công tác hạn chế rủi ro trong cho vay tại VietinBank Hà Tĩnh trình bày ở chương 2, chương 3, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro trong cho vay tại Chi nhánh nói riêng cũng như các NHTM nói chung. Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp này trong thực tế thì luôn cần sự chung tay góp sức của tất cả các bên liên quan. Do đó, một số kiến nghị đối với Chính Phủ, NHNN, VietinBank cũng đã được trình bày trong chương này.
KẾT LUẬN CHUNG
Chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu tính toán được như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn...) vừa trừu tượng (thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế...). Chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan (khả năng quản lý, trình độ cán bộ...) và khách quan (sự thay đổi của môi trường bên ngoài). Điều đó đòi hỏi mỗi ngân hàng cần phải chú trọng tới công tác hạn chế RRTD, với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.
Vietinbank Hà Tĩnh đã chú trọng tới công tác nâng cao chất lượng tín dụng, do vậy, chất lượng tín dụng tại Ngân hàng này đã được cải thiện. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, nguy cơ không thu hồi được nợ, xác suất khách hàng không trả nợ gốc và lãi vay khi đến hạn tại Vietinbank Hà Tĩnh vẫn còn. Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, chất lượng tín dụng tại Vietinbank Hà tĩnh cũng chịu tác động không nhỏ.
Hạn chế RRTD thông qua nâng cao chất lượng tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của Vietinbank Hà Tĩnh. Để tăng cường quản lý chất lượng tín dụng tại Vietinbank Hà Tĩnh, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo an toàn tín dụng, có những biện pháp quản lý chất lượng tín dụng tốt khi cho vay như chính sách cho vay cụ thể theo từng loại khách hàng, tăng cường chất lượng và hiệu quả nguồn thông tin, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng và nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo…
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Kim Anh (2005), Bàn về giải pháp phòng ngừa, hạn chế RRTD ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng số chuyên đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro
2. Trương Ngọc Anh (2005), Quản lý rủi ro của TCTD và hoạt động giám sát, thanh tra việc quản lý rủi ro đó, Tạp chí ngân hàng số 8
3. Chí phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển các DNVVN
4. Chính Phủ (2012), Nghị quyết 13/2012/NQ-CP, ngày 10/05/2012 V/v ban hành một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SXKD, hỗ trợ thị trường
5. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê
6. Đỗ Văn Độ (2007), “ Quản lý RRTD của NHTM Nhà nước thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Ngân hàng, 76 (15), tr.20-27
7. Đoàn Thanh Hà, TS. Lý Hoàng Ánh (2006), NHTM, NXB thống kê
8. Học viện Ngân hàng, Giáo trình tiền tệ ngân hàng
9. Lê Văn Hùng (2011), Rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng - Nhìn từ gốc độ đạo đức, Tạp chí Ngân hàng số 16
10.Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào (2006), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Tài Chính, Hà Nội
11.Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định Tín dụng Ngân hàng, NXB Tài chính
12.Frederic S.Mishkin (2001), Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và Kỷ thuật, Hà Nội
13.Nguyễn Thị Mùi ( chủ biên) (2004), Nghiệp vụ NHTM, NXB Thống kê, Hà Nội
14.VietinBank Hà Tĩnh (2009, 2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo KQKD
16. NHNN (2007), Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN, ngày 25/04/2007 V/v sửa đổi, bổ sung Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
17.NHNN (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước 2010
18.NHNN (2012), Thông tư 14/2012/TT-NHNN, ngày 04/05/2012 V/v quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế
19. VietinBank (2005), Sổ tay tín dụng
20.VietinBank (2007), Quyết định 296/QĐ-HĐQT-NHCT37, ngày 08/01/2007 V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của QĐ 234/QĐ-HĐQT- NHCT37
21. Quản trị NHTM - Peter ROSE, Ngân hàng hiện đại - Lý thuyết và thực tiễn
22.Quốc Hội (2005), quy định Luật Doanh nghiệp ngày 29/11/2005 23.Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Nxb chính trị quốc gia
24.Thống đốc NHNN (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNH V/v Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động Ngân hàng của các TCTD
25.Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB thống kê