- Thứ nhất, về qui mô hoạt động tín dụng mặc dù đã có sự tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2009-2013 về tương đối lẫn tuyệt đối, song nếu so sánh với các NHTM nhà nước trên địa bàn và các Chi nhánh trong khu vực thì qui mô hoạt động tín dụng của Chi nhánh chiếm thị phần nhỏ trên địa bàn, dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa cao.
Một trong những nguyên nhân chính đó là do mạng lưới hoạt động của Chi nhánh trên địa bàn quá hẹp so với các ngân hàng khác như VietcomBank, Agribank, BIDV. Vì vậy trong thời gian tới Chi nhánh nên có kế hoạch mở rộng mạng lưới hoạt động góp phần mở rộng qui mô tín dụng.
- Thứ hai, cơ cấu tín dụng giữa các thành phần kinh tế, giữa cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ chưa thực sự hợp lý. Chi nhánh chỉ tập trung vào cho vay các lĩnh vực như đầu tư xây dựng cơ bản, lĩnh vực kinh doanh sắt thép, vật liệu xây dựng, gỗ, thương mại, dịch vụ. Điều này tiềm ẩn rủi ro khi thị trường biến động, vì vậy việc đa dạng hoá các khách hàng, loại hình cho vay, thị trường cho vay cần phải được triển khai thực hiện.
- Thứ ba, mặc dù tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh luôn trong giới hạn an toàn và đạt mức kế hoạch đề ra, và so với các NHTM nhà nước trên địa bàn thì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp hơn. Tuy nhiên, đạt được tỷ lệ này một phần là do thị phần tín dụng của chi nhánh chiếm tỷ lệ thấp, một số khách hàng đang cơ cấu lại thời hạn trả nợ, điều này cho thấy chất lượng tín dụng tại Chi nhánh chưa thực sự vững chắc, đòi hỏi cần có biện pháp để kiểm soát tỷ lệ nợ xấu phù hợp hơn nữa.
- Thứ tư, tỷ lệ dư nợ cho vay không có TSBĐ trên tổng dư nợ tuy có giảm nhưng vẫn còn tiềm ẩn rủi ro. Mặt khác, việc định giá tài sản thế chấp đôi khi được thực hiện mang tính thủ tục và cũng còn trường hợp cố tình định
giá cao hơn để tăng mức cho vay, dẫn đến rủi ro mất vốn lớn cho Ngân hàng khi thực hiện xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ.
- Thứ năm, Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn so với cho vay trung, dài hạn và tăng lên qua các năm.
- Thứ sáu, Chất lượng thẩm định và đánh giá phương án kinh doanh, thực hiện chính sách cho vay, công tác kiểm tra giám sát và thông tin tín dụng, việc định giá TSBĐ vẫn còn nhiều hạn chế.
- Thứ bảy, Quy trình tín dụng chưa thực sự hoàn thiện, sự phối hợp giữa bộ phận cho vay với các bộ phận chức năng khác chưa được chặt chẽ, công tác đánh giá hiệu quả trong hoạt động tín dụng chưa được chú ý đúng mức, điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng trong tín dụng tại Chi nhánh những năm qua.
- Thứ tám, Do nợ xấu có chiều hướng tăng trong vài năm gần đây, nhất là nợ xấu thuộc nhóm 4 và nhóm 5, điều này khiến Chi nhánh phải tăng cường công tác trích lập dự phòng rủi ro. Chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng nhanh đã ít nhiều tác động bất lợi đến kết quả kinh doanh của đơn vị.
- Thứ chín, Mặc dù về trình độ 100% CBTD trong Chi nhánh có trình độ đại học trở lên, nhưng năng lực chuyên môn, khả năng thẩm định của một số CBTD còn hạn chế, đặc biệt là về mặt kinh nghiệm thực tế.
- Thứ mười, Thông tin về các khách hàng, ngành hàng trong nền kinh tế còn thiếu, ngay cả những ngành đang được Nhà nước khuyến khích đầu tư. Nên việc thu thập thông tin trong quá trình thẩm định cho vay của Ngân hàng còn nhiều hạn chế và tính chính xác chưa cao.