3.2.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác thu thập và xử lý thông tin
Đó là việc thực hiện nâng cao cả về số lượng và chất lượng các báo cáo tổng hợp của Phòng tổng hợp Chi nhánh. Về số lượng là các báo cáo cần được phát hành với tần suất nhiều hơn và số lượng thông tin trong mỗi báo cáo tăng lên để các bộ phận liên quan, đặc biệt là bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận quan hệ khách hàng có thể nắm bắt các thông tin cần thiết đầy đủ và kịp thời để đưa ra các giải pháp hiệu quả, không để bị trễ thông tin dẫn đến rủi ro hay những tổn thất không đáng có. Về chất lượng là cần nâng cao chất lượng của các thông tin trình bày trong báo cáo, đặc biệt là những báo cáo về khách hàng, về tình hình kinh tế cũng như diễn biến của các ngành nghề kinh doanh khách hàng có nhu cầu cấp tín dụng.
Phòng Tổng hợp của Chi nhánh cần đảm bảo các thông tin được truyền tải đến các bộ phận chính xác, đầy đủ và kịp thời. Ngoài ra, Phòng Tổng hợp cũng cần tích cực hơn trong công tác tạo sự liên lạc thường xuyên giữa các bộ phận, các phòng ban chức năng với nhau. Như thế hoạt động trong toàn Chi nhánh nói chung và công tác phòng ngừa, hạn chế RRTD trong cho vay nói riêng được vận hành suôn sẻ và hiệu quả hơn.
CBTD cũng như cán bộ liên quan phải tăng cường khai thác và xử lý thông tin từ nhiều nguồn. Bên cạnh nguồn thông tin được cung cấp bởi chính khách hàng vay, còn phải tiếp cận thông tin từ nhiều kênh khác như: từ khách hàng của đối tượng, các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, cơ quan thuế, hải quan, CIC, báo chí, Internet…. Không chỉ vậy, CBTD cần chủ động khảo sát cơ sở sản xuất để xác định thực tế các yếu tố máy móc, nhà xưởng, hàng tồn, tình hình kinh doanh… của khách hàng.
3.2.2.2. Hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm dấu hiệu RRTD
Việc xây dựng hệ thống dấu hiệu cảnh báo sớm RRTD có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD nói chung và nói riêng, giúp Chi nhánh kịp thời phát hiện những khoản vay có rủi ro để có những biện pháp xử lý hiệu quả.
Các dấu hiệu RRTD cần lưu ý như đã nêu ở chương lý luận là cơ sở để CBTD nhận biết mức rủi ro của các khoản vay. Và để thực hiện được điều này, đòi hỏi CBTD phải có trình độ, nhạy bén cũng như chủ động trong công tác thẩm định, theo dõi các khách hàng vay. Ngoài ra Chi nhánh cũng cần thực hiện công tác dự báo diễn biến nền kinh tế, của từng ngành, từng lĩnh vực tác động đến hoạt động của ngân hàng, đến khách hàng vay vốn. Từ đó đưa ra các định hướng cụ thể cho từng ngành nhất định, chủ động phòng ngừa và hạn chế RRTD.
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với Chính phủ
- Chính phủ cần có những biện pháp hoàn thiện môi trường pháp lý Điều kiện về môi trường pháp lý thuận lợi là rất quan trọng đối với các hoạt động của TCTD. Trong việc hoàn thiện môi trường pháp lý, cần đặc biệt chú ý tới việc hoàn thiện các văn bản pháp luật về tài sản thế chấp, các văn bản này còn nhiều bất cập, nhất là trong việc xác định quyền sở hữu các tài sản dùng làm thế chấp. Chính phủ tạo sự dễ dàng hơn trong việc thanh lý tài sản thế chấp của các doanh nghiệp, cá nhân có nợ quá hạn không trả được.
- Quốc hội thường xuyên đưa vào chương trình soạn thảo ban hành luật kế toán thống kê, kiểm toán phù hợp với nền kinh tế đa dạng nhiều thành phần. Cùng với việc hoàn thiện pháp lệnh này cần nghiêm minh xử lý các doanh nghiệp vi phạm pháp lệnh trên để tránh sai phạm.
- Chấn chỉnh các hoạt động của hệ thống doanh nghiệp
Trước hết, cần nhanh chống chấn chỉnh việc cấp phép hoạt động và kinh doanh đối với các doanh nghiệp mới, đặc biệt là các Công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần tư nhân. Doanh nghiệp được phép hoạt động phải đảm bảo được điều kiện về vốn, cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh, cán bộ điều hành có đủ năng lực phẩm chất và có phương án kinh doanh khả thi. Đồng thời không được buông lỏng việc kiểm tra, giám sát sau khi doanh nghiệp đã được cấp giấy phép thành lập.
Cải thiện môi trường thu hút đầu tư, bao gồm cả đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế và khu vực ngân hàng. Xem xét biểu thuế phù hợp đối với các NHTM trên cơ sở so sánh với các loại hình kinh doanh khác.
- Có chính sách khuyến khích hoạt động của Công ty Kiểm toán độc lập, nhằm tạo lập môi trường công khai minh bạch về tài chính của tất cả các doanh nghiệp.
- Có chính sách để cho tư nhân tham gia vào lĩnh vực thống kê và công bố thông tin, đứng ra xây dựng các công ty cổ phần đánh giá tín nhiệm đối với cá nhân và tổ chức.
3.3.2. Đối với NHNN
- Nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng đối với NHTM NHNN cần có quy định cụ thể, biện pháp quản lý, thanh tra, kiểm tra để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Các NHTM trong nước cũng như các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đều phải tuân thủ theo một cơ chế tín dụng thống nhất của NHNN, không được hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để cạnh tranh, giành giật khách hàng, gây rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng.
NHNN cần tăng cường hơn nữa việc kiểm soát các NHTM thông qua hình thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. NHNN cần nhận xét, đánh giá hoạt động kiểm toán nội bộ của NHTM đối với các lĩnh vực có rủi ro cao. Cần ban hành văn bản trong đó các yêu cầu tối thiểu bắt buộc khi NHTM thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ để tiện cho việc quản lý của NHNN.
- Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng
NHNN cần nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng ( CIC) nhằm đáp ứng nhu cầu về thông tin ngày càng cao của thị trường tài chính.
CIC cần có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các NHTM để kho dữ liệu thông tin tín dụng ngày càng được mở rộng, cập nhật kịp thời và thường xuyên, chính xác hơn.
- Hoàn chỉnh và đồng bộ hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động quản lý nợ xấu
Thứ nhất, về biện pháp mua bán nợ: NHNN đã ban hành Quy chế mua bán nợ của các TCTD kèm theo Quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN ngày 21/12/2006. Theo đó, việc mua bán nợ được thực hiện theo một trong hai hình
thức sau: (i) Mua bán nợ thông qua đấu giá các khoản nợ thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản; (ii) mua bán nợ thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên hoặc thông qua môi giới. Khi thực tế áp dụng theo quyết định này, các TCTD đã gặp một số khó khăn trong việc bán đấu giá các khoản nợ theo quy định tại Nghị định số 05/2005/NĐ - CP ngày 18/1/2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản. Nghị định này không có quy định cụ thể về việc bán đấu giá các khoản nợ của các TCTD nên gây khó khăn trong việc thực hiện. Hơn thế nữa, theo quy định của Nghị định 05 việc bán đấu giá tài sản có giá trị lớn nếu thông qua Hội đồng bán đấu giá phải thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đa số các khoản nợ vay của tổ chức tín dụng là khá lớn về số lượng cũng như về giá trị, thêm vào đó nghiệp vụ mua bán nợ lại diễn ra thường xuyên tại TCTD, đặc biệt là các NHTM nhà nước. Như vậy sẽ dẫn đến phiền hà về thủ tục, gây chậm trễ trong quá trình mua bán nợ, làm mất cơ hội của TCTD trong việc thay đổi cơ cấu kinh doanh. Mặt khác, tại Việt Nam thị trường mua bán nợ chưa phát triển, đối tác mua nợ của các ngân hàng chủ yếu là công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của Bộ Tài chính (DATC) nên chưa tạo sự cạnh tranh. Vì những hạn chế cũng như khó khăn trên, NHNN cần có những sửa đổi hoặc ban hành thêm văn bản hướng dẫn cụ thể để các TCTD có thể áp dụng, thực hiện biện pháp xử lý nợ có hiệu quả, góp phần vào giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng, đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống. Đồng thời, cần thiết có sự hỗ trợ tích cực từ phía NHNN trong việc thành lập các công ty mua bán nợ, tạo ra sự cạnh tranh cũng như mở rộng thị trường mua bán nợ giúp các NH tìm được các cơ hội có hiệu quả để xử lý nợ xấu qua kênh này.
Thứ hai, về việc trích lập dự phòng rủi ro: Hiện nay việc trích lập dự phòng RRTD của các ngân hàng tại Việt Nam đều dựa vào Quyết định số 493 và Quyết định số 18/2007/QĐ - NHNN ngày 25/4/2007 của NHNN, trong đó phân loại nợ thành năm nhóm. Các ngân hàng có thể phân loại nợ theo điều 6
hoặc theo điều 7 của Quyết định 493. Tạo ra sự không đồng nhất trong việc trích lập dự phòng của các NHTM. Hơn nữa, việc trích lập còn phụ thuộc vào tài sản đảm bảo mà việc định giá tài sản đảm bảo không thống nhất giữa các TCTD. Như vậy việc cần làm của NHNN và Bộ Tài chính là trong thời gian tới cần có sự điều chỉnh về trích lập dự phòng để việc phân loại và trích lập dự phòng của các ngân hàng đúng bản chất và chính xác hơn.
3.3.3. Đối với VietinBank
- Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp
Đặc biệt là xây dựng các chỉ tiêu cho các Chi nhánh hợp lý, phù hợp với quy mô, điều kiện rủi ro của từng Chi nhánh. Đồng thời thực hiện cải tiến thủ tục và điều kiện cho vay bán lẻ để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng theo hướng thiết kế gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo tính đầy đủ, tính pháp lý, giảm thiểu quy trình và thời gian thẩm định dự án/ phương án.
- Tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát nội bộ:
Ban Kiểm tra kiểm soát VietinBank cần có những giám sát chặt chẽ, kiểm tra, theo dõi sát sao từng Chi nhánh; thực hiện phân tích, đánh giá danh mục cho vay của từng Chi nhánh trong hệ thống để có những biện pháp hỗ trợ xử lý, đồng thời để có những cơ sở nhất định trong việc ra chỉ tiêu hoạt động cho từng Chi nhánh.
- Đẩy mạnh phát triển công nghệ ngân hàng:
VietinBank cần đẩy mạnh công tác cơ cấu lại các ngân hàng trong hệ thống theo hướng trở thành NHTM hiện đại, đạt các tiêu chuẩn Quốc tế về an toàn và hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ thực trạng công tác hạn chế rủi ro trong cho vay tại VietinBank Hà Tĩnh trình bày ở chương 2, chương 3, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro trong cho vay tại Chi nhánh nói riêng cũng như các NHTM nói chung. Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp này trong thực tế thì luôn cần sự chung tay góp sức của tất cả các bên liên quan. Do đó, một số kiến nghị đối với Chính Phủ, NHNN, VietinBank cũng đã được trình bày trong chương này.
KẾT LUẬN CHUNG
Chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu tính toán được như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn...) vừa trừu tượng (thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế...). Chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan (khả năng quản lý, trình độ cán bộ...) và khách quan (sự thay đổi của môi trường bên ngoài). Điều đó đòi hỏi mỗi ngân hàng cần phải chú trọng tới công tác hạn chế RRTD, với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.
Vietinbank Hà Tĩnh đã chú trọng tới công tác nâng cao chất lượng tín dụng, do vậy, chất lượng tín dụng tại Ngân hàng này đã được cải thiện. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, nguy cơ không thu hồi được nợ, xác suất khách hàng không trả nợ gốc và lãi vay khi đến hạn tại Vietinbank Hà Tĩnh vẫn còn. Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, chất lượng tín dụng tại Vietinbank Hà tĩnh cũng chịu tác động không nhỏ.
Hạn chế RRTD thông qua nâng cao chất lượng tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của Vietinbank Hà Tĩnh. Để tăng cường quản lý chất lượng tín dụng tại Vietinbank Hà Tĩnh, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo an toàn tín dụng, có những biện pháp quản lý chất lượng tín dụng tốt khi cho vay như chính sách cho vay cụ thể theo từng loại khách hàng, tăng cường chất lượng và hiệu quả nguồn thông tin, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng và nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo…
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Kim Anh (2005), Bàn về giải pháp phòng ngừa, hạn chế RRTD ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng số chuyên đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro
2. Trương Ngọc Anh (2005), Quản lý rủi ro của TCTD và hoạt động giám sát, thanh tra việc quản lý rủi ro đó, Tạp chí ngân hàng số 8
3. Chí phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển các DNVVN
4. Chính Phủ (2012), Nghị quyết 13/2012/NQ-CP, ngày 10/05/2012 V/v ban hành một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SXKD, hỗ trợ thị trường
5. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê
6. Đỗ Văn Độ (2007), “ Quản lý RRTD của NHTM Nhà nước thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Ngân hàng, 76 (15), tr.20-27
7. Đoàn Thanh Hà, TS. Lý Hoàng Ánh (2006), NHTM, NXB thống kê
8. Học viện Ngân hàng, Giáo trình tiền tệ ngân hàng
9. Lê Văn Hùng (2011), Rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng - Nhìn từ gốc độ đạo đức, Tạp chí Ngân hàng số 16
10.Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào (2006), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Tài Chính, Hà Nội
11.Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định Tín dụng Ngân hàng, NXB Tài chính
12.Frederic S.Mishkin (2001), Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và Kỷ thuật, Hà Nội
13.Nguyễn Thị Mùi ( chủ biên) (2004), Nghiệp vụ NHTM, NXB Thống kê, Hà Nội
14.VietinBank Hà Tĩnh (2009, 2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo KQKD
16. NHNN (2007), Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN, ngày 25/04/2007 V/v sửa đổi, bổ sung Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
17.NHNN (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước 2010
18.NHNN (2012), Thông tư 14/2012/TT-NHNN, ngày 04/05/2012 V/v quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế
19. VietinBank (2005), Sổ tay tín dụng
20.VietinBank (2007), Quyết định 296/QĐ-HĐQT-NHCT37, ngày 08/01/2007 V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của QĐ 234/QĐ-HĐQT- NHCT37
21. Quản trị NHTM - Peter ROSE, Ngân hàng hiện đại - Lý thuyết và thực tiễn
22.Quốc Hội (2005), quy định Luật Doanh nghiệp ngày 29/11/2005 23.Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Nxb chính trị quốc gia
24.Thống đốc NHNN (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNH V/v Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong