ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RRTD TẠI VIETINBANK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại vietinbank chi nhánh hà tĩnh​ (Trang 74)

NHÁNH HÀ TĨNH

2.3.1. Những kết quả đạt được

Công tác quản lý RRTD tại VietinBank Hà Tĩnh bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định thể hiện qua các chỉ tiêu định lượng, định tính như sau:

2.3.1.1 Xây dựng được hệ thống khuôn khổ cơ chế, chính sách tín dụng khá đồng bộ nhằm nhận biết, kiểm soát và hạn chế các rủi ro trong quá trình cấp tín dụng

- Hoạt động cấp tín dụng của VietinBank Hà Tĩnh được kiểm soát dưới các chính sách tín dụng của VietinBank bao gồm quy định về giới hạn tín

dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng, quy chế hội động tín dụng, quy chế bảo lãnh, quy định đồng tài trợ, quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, các quy định cho vay, quy định bảo đảm tiền vay, quy định miễn, giảm lãi…; các quy trình nghiệp vụ tín dụng được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và các tài liệu hướng dẫn như Sổ tay tín dụng, Cẩm nang tín dụng, phân tích tài chính doanh nghiệp, quy trình quản lý cho vay trên INCAS, quy trình xếp hạng và chấm điểm khách hàng, quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề; Ngoài ra, để ứng xử kịp thời với những biến động của môi trường kinh tế, pháp lý, còn có các văn bản chỉ đạo và cảnh báo tín dụng trong từng thời kỳ.

Qua nghiên cứu tác giả thấy hệ thống VietinBank nói chung và VietinBank Hà Tĩnh nói riêng là Ngân hàng đi đầu và tiên phong trong việc cập nhật các chính sách vĩ mô của Nhà nước vào hoạt động tín dụng của mình nhằm bảo đảm an toàn trong cho vay, hạn chế rủi ro do chủ quan về chấp hành cơ chế chính sách, pháp luật. So với các NHTM khác, chính sách tín dụng của VietinBank nói chung và VietinBank Hà Tĩnh nói riêng rất chặt chẽ. Nếu quá trình thực hiện đảm bảo đúng quy định thì khả năng nhận biết, kiểm soát RRTD sẽ được tăng cường hơn rất nhiều.

2.3.1.2 Thực hiện xây dựng và quản lý được một số giới hạn rủi ro

- Trong xây dựng quy chế, cơ chế hoạt động cấp tín dụng của VietinBank cho các Chi nhánh trực thuộc, đã quy định định giới hạn rui ro tín dụng như: tỷ trọng cấp tín dụng có bảo đảm và không có bảo đảm; giữa nội tệ và ngoại tệ; giữa ngắn hạn và trung hạn; giữa cấp tín dụng cho nền kinh tế với cấp tín dụng qua các trung gian tài chính khác; mức tín dụng tối đa cho một khách hàng và một nhóm khách hàng liên quan…

- Các giới hạn rủi ro trong cho vay và đầu tư được luật các TCTD qui định như cho vay không quá 15% vốn tự có cho một khách hàng, 25% vốn tự có cho một nhóm khách hàng liên quan; hay giới hạn về liên doanh góp vốn;

giới hạn về mua sắm tài sản cố định, VietinBank đã tính toán và tuân thủ trong toàn hệ thống. Hàng quí, từ Trụ Sở chính và các chi nhánh nhận được thông báo sự thay đổi của vốn tự có và coi như tự có để căn cứ tính toán giới hạn cho vay một khách hàng hay trình xin chủ trương cho góp vốn liên doanh. Phần lớn những giới hạn rủi ro này được quản lý tính toán tuân thủ tại Trụ sở chính của VietinBank và các chi nhánh phải thực hiện đúng quy trình, quy định này.

- Một số giới hạn rủi ro trong tín dụng chỉ đạo toàn hệ thống bước đầu cũng đã được VietinBank xây dựng và chỉ đạo trong chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, được tiến hành kiểm điểm hàng tháng qua các cuộc họp giao ban theo khu vực như: tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm; tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ; tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ và khống chế cả về số tuyệt đối; tỷ lệ cho vay đối với các khách hàng cần hạn chế cấp tín dụng theo từng thời điểm. Bên cạnh đó, trên giác độ quản lý tổng thể, Trụ sở chính đã khống chế mức phán quyết tín dụng cấp cho các đối tượng khách hàng cụ thể cho từng chi nhánh, hạn chế cấp tín dụng đối với những ngành, lĩnh vực có tiềm ẩn nhiều rủi ro.

2.3.1.3 Tổ chức bộ máy tín dụng của VietinBank đang từng bước đổi mới theo nguyên tắc hạn chế rui ro tín dụng

Nhằm kiểm soát và hạn chế RRTD, hệ thống VietinBank là NHTM đi đầu trong việc chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng ( phòng khách hàng), cấp giới hạn tín dụng, khoản tín dụng ( phòng Phê duyệt và Đánh giá xếp hạng tín dụng), Kiểm soát giải ngân ( Phòng Kiểm soát giải ngân); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ ( Phòng Quản lý nợ có vấn đề); Kiểm tra, giám sát tín

dụng độc lập ( Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Nhờ quá trình đổi mới cơ cấu tổ chức đã hạn chế được nhiều RRTD và nâng cao chất lượng tín dụng.

2.3.2. Những tồn tại

- Thứ nhất, về qui mô hoạt động tín dụng mặc dù đã có sự tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2009-2013 về tương đối lẫn tuyệt đối, song nếu so sánh với các NHTM nhà nước trên địa bàn và các Chi nhánh trong khu vực thì qui mô hoạt động tín dụng của Chi nhánh chiếm thị phần nhỏ trên địa bàn, dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa cao.

Một trong những nguyên nhân chính đó là do mạng lưới hoạt động của Chi nhánh trên địa bàn quá hẹp so với các ngân hàng khác như VietcomBank, Agribank, BIDV. Vì vậy trong thời gian tới Chi nhánh nên có kế hoạch mở rộng mạng lưới hoạt động góp phần mở rộng qui mô tín dụng.

- Thứ hai, cơ cấu tín dụng giữa các thành phần kinh tế, giữa cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ chưa thực sự hợp lý. Chi nhánh chỉ tập trung vào cho vay các lĩnh vực như đầu tư xây dựng cơ bản, lĩnh vực kinh doanh sắt thép, vật liệu xây dựng, gỗ, thương mại, dịch vụ. Điều này tiềm ẩn rủi ro khi thị trường biến động, vì vậy việc đa dạng hoá các khách hàng, loại hình cho vay, thị trường cho vay cần phải được triển khai thực hiện.

- Thứ ba, mặc dù tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh luôn trong giới hạn an toàn và đạt mức kế hoạch đề ra, và so với các NHTM nhà nước trên địa bàn thì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp hơn. Tuy nhiên, đạt được tỷ lệ này một phần là do thị phần tín dụng của chi nhánh chiếm tỷ lệ thấp, một số khách hàng đang cơ cấu lại thời hạn trả nợ, điều này cho thấy chất lượng tín dụng tại Chi nhánh chưa thực sự vững chắc, đòi hỏi cần có biện pháp để kiểm soát tỷ lệ nợ xấu phù hợp hơn nữa.

- Thứ tư, tỷ lệ dư nợ cho vay không có TSBĐ trên tổng dư nợ tuy có giảm nhưng vẫn còn tiềm ẩn rủi ro. Mặt khác, việc định giá tài sản thế chấp đôi khi được thực hiện mang tính thủ tục và cũng còn trường hợp cố tình định

giá cao hơn để tăng mức cho vay, dẫn đến rủi ro mất vốn lớn cho Ngân hàng khi thực hiện xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ.

- Thứ năm, Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn so với cho vay trung, dài hạn và tăng lên qua các năm.

- Thứ sáu, Chất lượng thẩm định và đánh giá phương án kinh doanh, thực hiện chính sách cho vay, công tác kiểm tra giám sát và thông tin tín dụng, việc định giá TSBĐ vẫn còn nhiều hạn chế.

- Thứ bảy, Quy trình tín dụng chưa thực sự hoàn thiện, sự phối hợp giữa bộ phận cho vay với các bộ phận chức năng khác chưa được chặt chẽ, công tác đánh giá hiệu quả trong hoạt động tín dụng chưa được chú ý đúng mức, điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng trong tín dụng tại Chi nhánh những năm qua.

- Thứ tám, Do nợ xấu có chiều hướng tăng trong vài năm gần đây, nhất là nợ xấu thuộc nhóm 4 và nhóm 5, điều này khiến Chi nhánh phải tăng cường công tác trích lập dự phòng rủi ro. Chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng nhanh đã ít nhiều tác động bất lợi đến kết quả kinh doanh của đơn vị.

- Thứ chín, Mặc dù về trình độ 100% CBTD trong Chi nhánh có trình độ đại học trở lên, nhưng năng lực chuyên môn, khả năng thẩm định của một số CBTD còn hạn chế, đặc biệt là về mặt kinh nghiệm thực tế.

- Thứ mười, Thông tin về các khách hàng, ngành hàng trong nền kinh tế còn thiếu, ngay cả những ngành đang được Nhà nước khuyến khích đầu tư. Nên việc thu thập thông tin trong quá trình thẩm định cho vay của Ngân hàng còn nhiều hạn chế và tính chính xác chưa cao.

2.3.3. Nguyên nhân

- Một số khách hàng, dự án phải thực hiện cho vay theo chỉ định của Chính Phủ, công tác kiểm tra giám sát không chặt chẽ, thường xuyên, ảnh hưởng đến rủi ro chung của ngành Ngân hàng. Trong đó có VietinBank - Chi nhánh Hà Tĩnh.

- Chính sách, quy trình tín dụng một số đối tượng khách hàng chưa cụ thể, rõ ràng. Đặc biệt quy trình cấp tín dụng và quản lý nhóm khách hàng liên quan còn bấp cập. Khách hàng có thể thành lập nhiều Công ty/đơn vị nhằm mục đích vay vốn, chuyển tiền lòng vòng, đảo nợ, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi cho vay.

- Đội ngủ cán bộ, đặc biệt là CBTD còn trẻ, thiếu kinh nghiệm trong khai thác thông tin, phân tích thị trường, đánh giá năng lực quản lý, năng lực tài chính của khách hàng còn mang tính chủ quan. Thiếu Cán bộ chuyên sâu phân tích, đánh giá dự án/phương án phức tạp; lĩnh vực/ngành nghề kinh doanh chịu ảnh hưởng lớn của biến động thị trường… của khách hàng vay vốn.

- Công tác kiểm tra kiểm soát tại chi nhánh đã tiến hành nhưng chất lượng kiểm tra còn hạn chế và chưa thực hiện thường xuyên, liện tục. Kiểm tra khách hàng vay vốn đang mang nặng hình thức, chưa thực hiện đi thực tế kiểm tra 100% khách hàng. Đặc biệt là công tác kiểm tra dòng tiền, khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho của khách hàng ít được thực hiện và còn nhiều hạn chế; chưa phân tích bảo đảm nợ vay theo định kỳ đối với khách hàng là doanh nghiệp.

- Ban giám đốc có 04 người, được phân công phụ trách các mảng/các Phòng/Tổ cụ thể rõ ràng. Nhưng do khối lượng khách hàng vay quá lớn (đặc biệt là khách hàng cá nhân) nên Ban giám đốc chưa thường xuyên, trực tiếp đi thẩm định thực tế 100% khách hàng vay. Công việc này phải uỷ quyền cho Lãnh đạo Phòng và CBTD nên chất lượng thẩm định chưa cao. Khi cấp tín dụng do tin tưởng cán bộ cấp dưới mà tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng.

Chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng còn nhiều hạn chế, thiếu cán bộ quản lý có khả năng hoạch định kế hoạch, chiến lược kinh doanh và điều hành kinh doanh. Ý thức trách nhiệm của một số cán bộ làm công tác tín dụng chưa cao, việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật, chỉ đạo của cấp trên chưa nghiêm trong khi đó lại chưa có chế tài cụ thể, đồng bộ hay các biện pháp chế tài chưa đủ mạnh để xử lý các cá nhân vi phạm.

- Thực hiện quy trình cấp và quản lý tín dụng VietinBank là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi cán bộ làm công tác tín dụng. Tuy nhiên, vì mục tiêu tăng

trưởng tín dụng do kế hoạch đã đề ra nên một số bước quy trình đã được chi nhanh bỏ qua, kết quả có thể cấp tín dụng vượt so với nhu cầu của khách hàng; hoặc có thể khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, chuyển vốn lòng vòng, mất khả năng thanh toán, dẫn tới nợ qúa hạn… Chi nhánh chưa thực sự tuân thủ theo đúng qui trình nghiệp vụ đã được ban hành, đặc biệt là trong khâu thẩm định và kiểm tra giám sát trong và sau khi cho vay. Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ các qui trình hiện hành và phê duyệt tín dụng, thẩm định không sâu, không kỹ, thiếu năng lực cũng như trách nhiệm kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

- Công tác dự báo, phân tích các nhân tố ảnh hưởng từ nền kinh tế, từ khách hàng chưa được chú trọng, việc lưu giữ, tổng hợp các dữ liệu, các số liệu lịch sử có được trong quá trình cung cấp tín dụng cho khách hàng, lĩnh vực, ngành nghề, vùng miền chưa bài bản nên việc khai thác dữ liệu, đánh giá tình hình và đưa ra định hướng kế hoạch tín dụng cho từng thời kỳ chưa thực sự khoa học và hợp lý.

- Mạng lưới hoạt động của Chi nhánh so với các NHTM khác trên địa bàn còn quá hẹp, điều này ảnh hưởng đến thị phần tín dụng cũng như hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.

Qua phân tích thực trạng tín dụng tại Chi nhánh, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đòi hỏi phải có những biện pháp cơ bản, đồng bộ để từ đó mở rộng qui mô tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng góp phần đưa Vietinbank Hà Tĩnh tồn tại và phát triển bền vững và ngày càng khẳng định được vị thế, thương hiệu trên địa bàn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng cho vay, thực trạng RRTD trong cho vay, cũng như thực trạng công tác hạn chế RRTD tại VietinBank Hà Tĩnh trong giai đoạn 5 năm ( 2009 - 2013 ). Thông qua đó, chương 2 cũng đã đưa ra những nhận định đánh giá về kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong công tác hạn chế RRTD tại Chi nhánh, chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế đó. Đây chính là cơ sở để đưa ra hệ thống các giải pháp, kiến nghị đối với công tác hạn chế RRTD để giúp cho hoạt động cho vay trở nên an toàn, chất lượng tín dụng đảm bảo và lành mạnh hơn trong chương sau.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETIBANK - CHI NHÁNH HÀ TĨNH

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG VÀ QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO HẠN CHẾ RRTD TẠI VIETINBANK - CHI NHÁNH HÀ TĨNH

3.1.1 Bối cảnh nền kinh tế

Hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố. Cụ thể:

* Xu hướng biến động kinh tế vĩ mô

Nền kinh tế thế giới: Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và LHQ cảnh báo, nền kinh tế thế giới có thể phải đối mặt nhiều khó khăn trong giai đoạn 2013 - 2015, chủ yếu do chịu tác động của "bóng đen" suy thoái tại các nền kinh tế phát triển. Mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới xuống thấp hơn 3.5% trong những năm tới. Nhiều khu vực kinh tế đang gặp những khó khăn nghiêm trọng: Châu Âu đứng trước bờ vực suy thoái, những khó khăn của kinh tế châu Âu là mối đe dọa lớn nhất đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Các cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực đồng ơ-rô (Eurozone) có nguy cơ lan rộng, đe dọa đẩy Eurozone rơi vào suy thoái trầm trọng; Kinh tế Mỹ phục hồi "mong manh", trong khi Lục địa già đang tiến dần tới "bờ vực" suy thoái, Mỹ hiện phải "vật lộn" khủng hoảng nợ tăng nhanh, cùng những mâu thuẫn chính trị trong nước…. Do đó, năm 2013 và những năm tiếp theo sẽ là khó khăn, thách thức đối với tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này. Những khó khăn trước mắt ở những vùng kinh tế này có ảnh hưởng trực tiếp đến các cá nhân, doanh nghiệp, đặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại vietinbank chi nhánh hà tĩnh​ (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)