Công tác quản lý RRTD tại VietinBank Hà Tĩnh bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định thể hiện qua các chỉ tiêu định lượng, định tính như sau:
2.3.1.1 Xây dựng được hệ thống khuôn khổ cơ chế, chính sách tín dụng khá đồng bộ nhằm nhận biết, kiểm soát và hạn chế các rủi ro trong quá trình cấp tín dụng
- Hoạt động cấp tín dụng của VietinBank Hà Tĩnh được kiểm soát dưới các chính sách tín dụng của VietinBank bao gồm quy định về giới hạn tín
dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng, quy chế hội động tín dụng, quy chế bảo lãnh, quy định đồng tài trợ, quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, các quy định cho vay, quy định bảo đảm tiền vay, quy định miễn, giảm lãi…; các quy trình nghiệp vụ tín dụng được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và các tài liệu hướng dẫn như Sổ tay tín dụng, Cẩm nang tín dụng, phân tích tài chính doanh nghiệp, quy trình quản lý cho vay trên INCAS, quy trình xếp hạng và chấm điểm khách hàng, quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề; Ngoài ra, để ứng xử kịp thời với những biến động của môi trường kinh tế, pháp lý, còn có các văn bản chỉ đạo và cảnh báo tín dụng trong từng thời kỳ.
Qua nghiên cứu tác giả thấy hệ thống VietinBank nói chung và VietinBank Hà Tĩnh nói riêng là Ngân hàng đi đầu và tiên phong trong việc cập nhật các chính sách vĩ mô của Nhà nước vào hoạt động tín dụng của mình nhằm bảo đảm an toàn trong cho vay, hạn chế rủi ro do chủ quan về chấp hành cơ chế chính sách, pháp luật. So với các NHTM khác, chính sách tín dụng của VietinBank nói chung và VietinBank Hà Tĩnh nói riêng rất chặt chẽ. Nếu quá trình thực hiện đảm bảo đúng quy định thì khả năng nhận biết, kiểm soát RRTD sẽ được tăng cường hơn rất nhiều.
2.3.1.2 Thực hiện xây dựng và quản lý được một số giới hạn rủi ro
- Trong xây dựng quy chế, cơ chế hoạt động cấp tín dụng của VietinBank cho các Chi nhánh trực thuộc, đã quy định định giới hạn rui ro tín dụng như: tỷ trọng cấp tín dụng có bảo đảm và không có bảo đảm; giữa nội tệ và ngoại tệ; giữa ngắn hạn và trung hạn; giữa cấp tín dụng cho nền kinh tế với cấp tín dụng qua các trung gian tài chính khác; mức tín dụng tối đa cho một khách hàng và một nhóm khách hàng liên quan…
- Các giới hạn rủi ro trong cho vay và đầu tư được luật các TCTD qui định như cho vay không quá 15% vốn tự có cho một khách hàng, 25% vốn tự có cho một nhóm khách hàng liên quan; hay giới hạn về liên doanh góp vốn;
giới hạn về mua sắm tài sản cố định, VietinBank đã tính toán và tuân thủ trong toàn hệ thống. Hàng quí, từ Trụ Sở chính và các chi nhánh nhận được thông báo sự thay đổi của vốn tự có và coi như tự có để căn cứ tính toán giới hạn cho vay một khách hàng hay trình xin chủ trương cho góp vốn liên doanh. Phần lớn những giới hạn rủi ro này được quản lý tính toán tuân thủ tại Trụ sở chính của VietinBank và các chi nhánh phải thực hiện đúng quy trình, quy định này.
- Một số giới hạn rủi ro trong tín dụng chỉ đạo toàn hệ thống bước đầu cũng đã được VietinBank xây dựng và chỉ đạo trong chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, được tiến hành kiểm điểm hàng tháng qua các cuộc họp giao ban theo khu vực như: tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm; tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ; tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ và khống chế cả về số tuyệt đối; tỷ lệ cho vay đối với các khách hàng cần hạn chế cấp tín dụng theo từng thời điểm. Bên cạnh đó, trên giác độ quản lý tổng thể, Trụ sở chính đã khống chế mức phán quyết tín dụng cấp cho các đối tượng khách hàng cụ thể cho từng chi nhánh, hạn chế cấp tín dụng đối với những ngành, lĩnh vực có tiềm ẩn nhiều rủi ro.
2.3.1.3 Tổ chức bộ máy tín dụng của VietinBank đang từng bước đổi mới theo nguyên tắc hạn chế rui ro tín dụng
Nhằm kiểm soát và hạn chế RRTD, hệ thống VietinBank là NHTM đi đầu trong việc chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng ( phòng khách hàng), cấp giới hạn tín dụng, khoản tín dụng ( phòng Phê duyệt và Đánh giá xếp hạng tín dụng), Kiểm soát giải ngân ( Phòng Kiểm soát giải ngân); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ ( Phòng Quản lý nợ có vấn đề); Kiểm tra, giám sát tín
dụng độc lập ( Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Nhờ quá trình đổi mới cơ cấu tổ chức đã hạn chế được nhiều RRTD và nâng cao chất lượng tín dụng.