Nhận biết và đo lường RRTD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại vietinbank chi nhánh hà tĩnh​ (Trang 25)

1.2.3.1. Các dấu hiệu nhận biết RRTD

- Các dấu hiệu tài chính:

* Cơ cấu vốn không hợp lý: Thể hiện hệ số nợ trên tổng nguồn vốn quá cao, khách hàng thường sử dụng các nguồn tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động dài hạn, khách hàng chấp nhận các khoản phương thức tài trợ đắt nhất, các khoản phải trả giảm và các khoản phải thu tăng, có biểu hiện giảm vốn điều lệ ...

* Các chỉ số thể hiện khả năng thanh toán giảm:Các chỉ số này nếu có xu hướng giảm và giảm thấp hơn so với trung bình ngành, chứng tỏ tình hình kinh doanh và khả năng tài chính của KH vay đang bị suy yếu, và nguy cơ ngân hàng gặp phải RRTD là rất lớn.

* Các chỉ số thể hiện năng lực hoạt động của khách hàng giảm: Bao gồm các hệ số thể hiện vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, hiệu suất sử dụng của tổng tài sản, hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Một khi các chỉ số này giảm và giảm thấp hơn so với trung bình ngành, chứng tỏ năng lực hoạt động của khách hàng vay đang bị suy yếu, dẫn đến khả năng thanh toán và thanh toán các khoản vay giảm, nguy cơ RRTD cho ngân hàng là rất lớn.

* Các chỉ số thể hiện khả năng sinh lời của khách hàng có dấu hiệu suy yếu: Bao gồm ROS, ROE, ROA…. Các chỉ số này cho thấy khách hàng vay

có khả năng sinh lời thấp, không có hoặc có rất ít lợi nhuận, dẫn đến khả năng trả nợ cho các khoản vay của ngân hàng giảm, RRTD tăng lên.

- Các dấu hiệu phi tài chính:

* Các dấu hiệu liên quan đến các mối quan hệ tài chính với các ngân hàng

Thông qua việc theo dõi tài khoản và việc thanh toán là các dấu hiệu sau: phát hành quá số dư, số dư của các tài khoản tiền gửi giảm, gia tăng dư nợ thương mại...

Thông qua mối quan hệ tín dụng là các dấu hiệu: mức độ vay tăng, thanh toán chậm nợ gốc và lãi, vay lớn hơn nhu cầu, thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho gia hạn...

Thông qua theo dõi các phương án tài chính khi xin vay tại ngân hàng là các dấu hiệu: thường sử dụng các nguồn tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động dài hạn, khách hàng chấp nhận các khoản phương thức tài trợ đắt nhất, các khoản phải trả giảm và các khoản phải thu tăng, có biểu hiện giảm vốn điều lệ ...

* Các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng:

Thường xuyên thay đổi cơ cấu hệ thống quản trị hoặc ban điều hành; Đội ngũ quản trị bất đồng về mục tiêu, có tranh chấp về quyền lực. Cách thức quản trị có biểu hiện: hội đồng quản trị hay giám đốc ít kinh nghiệm, can thiệp quá sâu vào những vấn đề thường nhật, ít quan tâm đến lợi ích của cổ đông, chủ nợ...; Có tranh chấp với chính quyền địa phương, tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp....

* Các dấu hiệu thuộc về kỹ thuật, thương mại của khách hàng: Bao gồm: Có biểu hiện cắt giảm chi phí sửa chữa, thay thế; Tăng doanh số bán nhưng lãi giảm hoặc không có; Những thay đổi về tỷ lệ lãi gộp và lãi ròng trên doanh số bán; Khó khăn trong việc phát triển sản phẩm.

* Các dấu hiệu liên quan đến việc xử lý các thông tin và số liệu kế toán:

Đó là việc khách hàng vay chuẩn bị không đầy đủ hay chậm trễ, trì hoãn việc nộp báo cáo tài chính, hay từ các báo cáo đó, ngân hàng nhận thấy

khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính: tỷ lệ nợ tăng, khả năng thanh toán giảm, hàng tồn kho tăng, lợi nhuận giảm...

Ngoài các nhóm dấu hiệu trên, ngân hàng còn có thể nhận biết sớm được RRTD thông qua các dấu hiệu phi tài chính khác như dáng vẻ bề ngoài của chủ doanh nghiệp, thái độ làm việc của nhân viên, hiện trạng cơ sở sản xuất kinh doanh....

1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá RRTD

Hệ số rủi ro

Hệ số rủi ro = 𝑇𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛

𝑇𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢𝑛 𝑣𝑛 x 100%

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng so với tổng nguồn vốn, hay dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này cao, ngân hàng có khả năng gặp rủi ro cao nhất bao gồm các loại rủi ro trong kinh doanh, đặc biệt là rủi ro thanh khoản và RRTD.

Hệ số thể hiện khả năng quay vòng vốn

Vòng quay vốn tín dụng = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠 𝑡ℎ𝑢 𝑛

𝐷ư 𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quay vòng vốn tín dụng của ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng càng nhanh, hoạt động tín dụng của ngân hàng càng hiệu quả,an toàn, vốn bị ứ đọng thấp và RRTD thấp.

Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu

Tỷ lệ nợ quá hạn = 𝑆 𝑑ư 𝑛 𝑞𝑢á ℎ𝑛

𝑇𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ đúng hạn kém, RRTD càng lớn. Và điều này làm tăng chi phí của ngân hàng trong việc giám sát, đôn đốc thu nợ và các chi phí khác có liên quan đến việc thu nợ như tòa án, phát mại tài sản, chi phí cơ hội của khoản tín dụng.

Tỷ lệ nợ xấu = 𝑇𝑛𝑔 𝑛 𝑥𝑢

𝑇𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu càng cao chứng tỏ RRTD trong ngân hàng là cao.

Tình hình rủi ro mất vốn

Tỷ lệ mất vốn = 𝐷ư 𝑛 đã 𝑥ó𝑎( 𝑚𝑡 𝑣𝑛)

𝑇𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛

Dư nợ mất vốn là các khoản nợ đã được đưa ra khỏi bảng cân đối sau khi đã được bù đắp bằng các khoản dự phòng. Tỷ lệ mất vốn càng cao chứng tỏ RRTD của ngân hàng càng nghiêm trọng.

Khả năng bù đắp rủi ro

Tỷ lệ dự phòng RRTD = 𝐷 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑅𝑅𝑇𝐷 đượ𝑐 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙𝑝

𝑇𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛

Hiện nay, việc trích lập dự phòng RRTD của hầu hết các ngân hàng được thực hiện theo quyết định 493/2005/QĐ - NHNN của NHNN Việt Nam. Theo đó, các khoản nợ có thời hạn quá hạn càng cao thì tỷ lệ trích lập càng lớn. Cụ thể nhóm 1 là 0%, nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50%, nhóm 5 là 100%.

Hệ số khả năng bù đắp khoản vay bị mất = 𝐷 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑅𝑅𝑇𝐷 đượ𝑐 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙𝑝

𝐷ư 𝑛 𝑚𝑡 𝑣𝑛

Hệ số này cho biết số dự phòng mà ngân hàng đã trích có đủ để bù đắp các khoản nợ mất vốn của ngân hàng hay không. Nếu dự phòng không đủ đề bù đắp nợ mất vốn thì sẽ dẫn đến việc thiếu hụt vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thậm chí trường hợp xấu nhất của việc thiếu hụt và mất vốn không bù đắp được sẽ dẫn đến phá sản.

Hệ số khả năng bù đắp RRTD = 𝐷 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑅𝑅𝑇𝐷 đượ𝑐 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙𝑝

𝑁 𝑞𝑢á ℎ𝑛

Các hệ số phản ánh khả năng bù đắp RRTD của ngân hàng lớn hơn 1 chứng tỏ trích lập dự phòng là đầy đủ và khả năng bù đắp vốn cho ngân hàng khi xảy ra rủi ro là được đảm bảo.

Mức độ tập trung vốn

Mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề kinh doanh

Mức độ tập trung theo ngành nghề kinh doanh là mức độ cấp tín dụng cho các ngành nghề kinh doanh khác nhau. Mức độ tập trung phụ thuộc vào các chính sách tín dụng, mục tiêu của ngân hàng trong từng thời kỳ, trạng thái nền kinh tế và định hướng chung của nhà nước đối với từng ngành nghề nhất định. Khi đó, việc tập trung vốn tín dụng vào một, một nhóm ngành nghề nhất định có quan hệ chặt chẽ với nhau đồng nghĩa với việc RRTD có thể gặp phải là rất lớn. Do đó đòi hỏi các ngân hàng phải nghiên cứu, tìm hiểu xu hướng phát triển của từng ngành nghề kinh doanh để có được chính sách tín dụng hợp lý và an toàn.

Mức độ tập trung theo loại tiền

Mức độ tập trung tín dụng theo loại tiền là mức độ cho vay bằng VND hay bằng ngoại tệ của ngân hàng. RRTD có thể xảy ra khi thị trường có những biến động lớn về tỷ giá.

Mức độ tập trung theo kỳ hạn

Mức độ tập trung theo kỳ hạn là tỷ trọng dư nợ tín dụng của ngân hàng phân theo kỳ hạn cho vay: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong danh mục cho vay của ngân hàng. Việc tập trung tín dụng vào một kỳ hạn nhất định với tỷ trọng cao có thể ngân hàng sẽ gặp phải RRTD khi lãi suất cho vay trên thị trường có sự biến động mạnh.

Mức độ tập trung theo thành phần kinh tế

Mức độ tập trung theo thành phần kinh tế có nghĩ là mức độ cấp tín dụng của ngân hàng cho đối tượng là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Mỗi đối tượng này đều có những mức rủi ro nhất định. Và việc tập trung quá nhiều vốn tín dụng cho một thành phần nào đó đều tiềm tàng RRTD cho ngân hàng.

1.2.3.3. Các biện pháp hạn chế RRTD

Rủi ro là một vấn đề phức tạp, để hạn chế được nó, đòi hỏi phải có sự phối hợp của tất cả các bộ phận, từ bộ phận quản trị cho đến bộ phận tác nghiệp của ngân hàng. Ngân hàng phải thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục những yếu kém thuộc về bản thân ngân hàng, phát hiện, loại trừ khả năng phát sinh nợ quá hạn từ phía khách hàng và môi trường kinh doanh. Cụ thể một số giải pháp cơ bản phòng ngừa và hạn chế RRTD như sau:

- Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý, phù hợp với điều kiện và

mục tiêu hoạt động của ngân hàng trong từng thời kỳ: Một chính sách tín dụng hợp lý là thỏa mãn được mục tiêu, chiến lược kinh doanh của ngân hàng, đồng thời, hình thành cơ chế để đảm bảo nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Bao gồm các nội dung chính sau: Chính sách khách hàng; Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng; Lãi suất và phí suất tín dụng; Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ; Các loại bảo đảm tiền vay; Điều kiện giải ngân và điều kiện thanh toán; Chính sách đối với các khoản nợ xấu.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cần xây dựng một danh mục cho vay hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngân hàng mình, tránh dẫn đến những rủi ro tập trung ( tập trung vào một hoặc một nhóm khách hàng, một ngành nghề nào đó…). Trên thực tế, chính sách tín dụng phải được thay đổi theo từng thời kỳ nhằm đảm bảo cho việc phát triển tín dụng phù hợp với nhu cầu thị trường và xu hướng của nền kinh tế.

- Thực hiện nghiêm ngặt và khoa học quy trình tín dụng khi cấp tín dụng cho khách hàng: Quy trình tín dụng cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Việc tuân thủ nghiêm ngặt và khoa học sáu giai đoạn trong quy trình cấp tín dụng là ngân hàng đã thực hiện rất tốt công tác thẩm định khách hàng, thẩm định phương án sản xuất, ra quyết định chính xác mức cho vay, thời gian cho vay và thực hiện tốt kiểm soát sau khi vay đối với khách hàng vay. Sự kết hợp chặt chẽ và có hiệu quả

các giai đoạn trong quy trình sẽ là biện pháp hữu hiệu nhất phòng ngừa và hạn chế RRTD cho ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng CBTD: CBTD là người trực tiếp thực hiện quy trình tín dụng, từ khâu đầu tiên tiếp nhận hồ sơ, phân tích khách hàng, thẩm định phương án, cấp tín dụng cho đến khâu giám sát sau vay và thu nợ. Chính vì vậy, chất lượng của CBTD quyết định rất lớn đến khả năng xảy ra rủi ro trong ngân hàng. Để nâng cao chất lượng của CBTD, các ngân hàng cần có những biện pháp tối ưu cho các khâu tuyển dụng, khâu đào tạo như thực hiện tổ chức có khoa học các lớp đào tạo kiến thức nghiệp vụ và kinh nghiệm cho cán bộ, cử cán bộ đi học ở nước ngoài, ở các ngân hàng khác…

- Thực hiện bảo hiểm tín dụng: Đây là biện pháp mà trong đó các ngân hàng tiến hành nhằm đảm bảo các khoản vay sẽ được bồi thường trong trường hợp khách hàng gặp rủi ro và không có khả năng hoàn trả các khoản vay. Ngân hàng có thể thực hiện bảo hiểm tín dụng theo ba hình thức sau:

Ngân hàng khuyến khích khách hàng tham gia bảo hiểm cho ngành nghề mà họ kinh doanh để bù đắp tổn thất khi có rủi ro xảy ra. Và khi đó, khả năng trả nợ của khách hàng cho ngân hàng vẫn được đảm bảo.

Ngân hàng sẽ tự bảo hiểm cho mình bằng cách trích lập các quỹ dự phòng RRTD

Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm từ các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp và sẽ được bồi thường thiệt hại khi gặp rủi ro mất vốn tín dụng.

- Phân tán rủi ro thông qua các công cụ phái sinh và hoạt động bán nợ:

Chứng khoán hóa các khoản cho vay

Chứng khoán hóa các khoản cho vay là phương pháp trong đó ngân hàng đem các tài sản nội bảng của mình, cụ thể là các khoản cho vay, đi bán cho các nhà đầu tư khác ( thường là các ngân hàng khác, các công ty bảo hiểm, hiệp hội xây dựng hay quỹ hưu trí…) dưới hình thức phát hành các chứng khoán dựa trên các khoản vay này. Khi đến hạn thanh toán, ngân hàng

sẽ chuyển khoản thanh toán này cho các chủ sở hữu các chứng khoán hóa trên. Qua đó, ngân hàng có thể hạn chế rủi ro về danh mục, đồng thời góp phần chuyển đổi vốn đầu tư từ thị trường này sang thị trường khác có triển vọng hơn một các dễ dàng.

Bán nợ

Bán nợ là nghiệp vụ trong đó ngân hàng chuyển quyền thu nợ các khoản cho vay của mình từ khách hàng sang cho một tổ chức khác để thu hồi sớm khoản cho vay của mình. Nếu các khoản vay là tốt, tính thu hồi cao: Ngân hàng chỉ thực hiện bán khi có nhu cầu thanh khoản, bị tác động xấu từ biến động lãi suất hoặc muốn chuyển hướng đầu tư sang đối tượng khác; Nếu các khoản vay là các khoản nợ quá hạn, tỷ lệ thu hồi thấp: Ngân hàng thực hiện bán các khoản nợ này nhằm đảm bảo thu hồi vốn ngay, đảm bảo an toàn, tránh rủi ro và những tổn thất tín dụng và tránh phải trích lập dự phòng bổ sung làm tăng chi phí của ngân hàng.

Sử dụng các công cụ tài chính phái sinh

Ngày nay, ngân hàng thường dùng công cụ tín dụng phái sinh, là các công cụ tài chính hiện đại và chủ động để giảm RRTD. Đó là các hợp đồng hoán đổi tín dụng ( Credit Swap), các hợp đồng quyền chọn tín dụng ( Credit Option)…. Tuy nhiên, để các hợp đồng này đóng hiệu quả cao hơn trong việc phòng ngừa và hạn chế RRTD đòi hỏi cần có một hành lang pháp lý thuận lợi và một thị trường cởi mở hơn đối với các công cụ này.

- Xử lý nợ khoa học và có hiệu quả nhằm giảm tối đa tổn thất cho ngân hàng:

Các khoản nợ một khi đã gặp rủi ro, để giảm thiểu tối đa những tổn thất cho bản thân, ngân hàng cần tiến hành các bước xử lý nợ một cách khoa học và có hiệu quả. Có các phương án xử lý như sau:

Tổ chức khai thác

Khai thác là quá trình làm việc với người vay cho đến khi khoản tín dụng được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ và không dựa vào công cụ pháp lý

để ép buộc thu ngân. Biện pháp khai thác được áp dụng với những khách hàng vay trung thực, có thiện chí, có giá trị tài sản lớn và có một quá khứ quản lý lành mạnh và hiệu quả, với các biện pháp như tư vấn sản xuất kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, quản lý tài sản…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại vietinbank chi nhánh hà tĩnh​ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)