. Mục tiêu nghiên cứu
3. .1 Thang đo hoạt động thu thuế
5.2.3 Giải pháp liên quan đến yếu tố rủi ro
Theo mức độ tác động thì Đánh giá rủi ro là yếu tố có mức độ tác động mạnh thứ ba đến hệ thống KSNB trong hoạt động thu thuế tại Chi cục Thuế quận 9. Do đó việc đƣa ra giải pháp để hoàn thiện hơn nữa yếu tố Đánh giá rủi ro trong việc tiến đến mục tiêu đạt đƣợc sự hiệu quả trong toàn bộ hệ thống KSNB nói chung là một việc làm cần thiết và không kém phần quan trọng để hoàn thiện yếu tố này . Do đó cần quan tâm đến những giải pháp sau:
Nâng cao năng lực chuyên môn nhân viên.
Để nhận biết và đánh giá đƣợc rủi ro thì đòi hỏi ngƣời nhân viên thuế phải có trình độ và năng lực tốt, nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu Vậy nên thật là sai sót nếu tổ chức chỉ chú trọng nâng cao các hệ thống công nghệ thông tin, các trang thiết bị cơ sở vật chất và quên đi công tác đào tạo và nâng cao khả năng làm việc của nhân viên. Đặc biệt là với công tác đánh giá rủi ro thì yếu tố này càng không thể thiếu.
Nhƣ chúng ta đã biết thì việc đánh giá rủi ro ban đầu là phải biết nhận dạng các rủi ro đó. Vậy nên tổ chức phải có một đội ngũ nhân viên phân tích và đánh giá các
nguy cơ rủi ro tiềm ẩn để có thể nhận dạng đƣợc chúng một cách chính xác và hiệu quả. Tiếp theo đó là thực hiện đo lƣờng mức độ tác động của từng rủi ro lên tổ chức, tiến hành phân loại các rủi ro để có phƣơng án đối phó hợp lý. Nhƣ vậy, ta cũng có thể thấy đƣợc rằng, để thực hiện tốt các công việc nhƣ mô tả ở trên thì đội ngũ nhân viên đó phải có trình độ và năng lực rất tốt, những ngƣời có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu thì mới có đƣợc tầm nhìn sâu rộng để phát hiện đƣợc các rủi ro đó. Do đó, cần có những khóa đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ cho các nhân viên nhằm nâng cao năng lực nhận biết, đánh giá, và đối phó với những rủi ro trong công tác thu thuế. Ngoài ra thì có thể khuyến khích nhân viên tham gia các lớp học nâng cao năng lực bằng cách hỗ trợ một phần kinh phí cho nhân viên, tạo điều kiện về thời gian cho nhân viên có thể tham gia và đạt kết quả tốt. Để làm đƣợc việc đó thì Chi cục cần sắp xếp một cách linh hoạt về thời gian biểu, nhân sự để đảm bảo tiến độ công việc vẫn đƣợc thực hiện đúng và hiệu quả.
Phân bổ nguồn nhân lực phù hợp.
Rủi ro tại đơn vị có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân, đối tƣợng khác nhau, có thể từ bên trong cũng có thể từ bên ngoài. Và rủi ro cũng có nhiều mức độ khác nhau, có rủi ro xảy ra với mức độ ít, nhƣng ảnh hƣởng nghiêm trọng, có rủi ro xảy ra với tần suất cao nhƣng hậu quả không nghiêm trọng, thì việc phân bổ nguồn lực để đối phó với rủi ro nhƣ thế nào là có hiệu quả nhất trong điều kiện nguồn lực giới hạn là một vấn đề hết sức quan trọng. Với những lĩnh vực, đối tƣợng thƣờng xảy ra sai phạm thì cần phân bổ nguồn lực nhiều hơn.
Xử phạt cán bộ thuế bắt tay với hành vi trốn thuế của DN.
Công tác đánh giá rủi ro sẽ vô cùng khó khăn nếu có cán bộ bắt tay với hành vi trốn thuế của Doanh nghiệp. Nó sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình thẩm định và thực hiện các công tác thu thuế tại Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mức độ xử lý vi phạm đối với các Doanh nghiệp cũng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế, mức phạt còn quá hạn chế và chƣa đủ tính răn đe. Đặc biệt, cán bộ thuế thông đồng với doanh nghiệp nhằm trốn nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ và hệ lụy của nó có thể gây thất thoát nguồn thu cho Nhà nƣớc. Cho nên, các Chi cục thuế nói chung và Chi cục thuế
quận 9 nói riêng cần phải xây dựng lại một quy định cụ thể về xử phạp các hành vi vi phạm, mức xử lý vi phạm thông đồng giữa cán bộ thuế và doanh nghiệp trong việc trốn thuế phải đủ sức răn đe để hạn chế sai phạm nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thuế một nghiêm túc. Riêng đối với các cán bộ thuế có hành vi nhƣ trên, Chi cục thuế cũng nên có các giải pháp nhằm khống chế tối đa các hành vi đó, chẳng hạn nhƣ: xây dựng một khung xử lý thật mạnh, thực hiện các chính sách bắt bồi thƣờng các tổn thất gây ra từ các hành vi thông đồng, bao che…. góp phần nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ thuế.
Rủi ro nhận diện được truyền đạt đến các phòng ban.
Để nhận diện đƣợc rủi ro là một vấn đề hết sức khó khăn, nhƣng khi rủi ro đã đƣợc phát hiện mà lại không đƣợc truyền đạt đến các phòng ban thì việc phát hiện đó cũng không mang lại đƣợc hiệu quả gì thực tế. Do đó khi có một vấn đề rủi ro đƣợc phát hiện cần nhanh chóng đƣợc truyền đạt đến các phòng ban một cách rộng rãi bằng hệ thống văn bản giấy hoặc mail nội bộ và cần đảm bảo các thông tin này đƣợc truyền đạt một cách chính xác để có hƣớng giải quyết thiết thực nhất đối phó với rủi ro.
Xây dựng mục tiêu thu phù hợp.
Mục tiêu của ngành thuế là thu đúng, thu đủ và thu kịp thời số tiền thuế phát sinh của các đối tƣợng nộp thuế. Nhƣng mục tiêu cũng cần xây dựng phù hợp với tình hình thực tế tại địa bàn, nếu xây dựng mục tiêu quá thấp thì dẫn đến thất thu nguồn thuế, còn nếu xây dựng mục tiêu thu quá cao thì dẫn đến khó thực hiện, mục tiêu đó gây áp lực cho chính cán bộ thuế và doanh nghiệp trong việc thực hiện mà không khuyến khích đƣợc vấn đề phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn.