Khái niệm Thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ trong hoạt động thu thuế tại chi cục thuế quận 9 TP HCM​ (Trang 42)

.1.4 Ý nghĩa Kiểm soát nội bộ trong một tổchức hành chính công

2.2. Giới thiệu tổng quan về Thuế

2.2.1.1 Khái niệm Thuế

Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (nhƣ giao dịch, tài sản) nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội (Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia, 2015).

Cho đến nay trong các sách báo kinh tế trên thế giới vẫn chƣa có thống nhất tuyệt đối về khái niệm thuế. Đứng trên các góc độ khác nhau theo các quan điểm của các nhà kinh tế khác nhau thì có các định nghĩa về thuế khác nhau:

Trên thế giới:

Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze trong cuốn “Tài chính công” đƣa ra một định nghĩa tƣơng đối cổ điển về thuế: “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nƣớc thông qua con đƣờng quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của nhà nƣớc”.

Trong cuốn từ điển kinh tế của hai tác giả ngƣời anh Chrisopher Pass và Bryan Lowes, đứng trên giác độ đối tƣợng chịu thuế cho rằng: “Thuế là một biện pháp của Chính Phủ đánh trên thu nhập của cái và vốn nhận đƣợc của các cá nhân

hay doanh nghiệp (Thuế trực thu), trên việc chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ ( Thuế gián thu) và tài sản”.

Một khái niệm khác nêu trong cuốn sách “ Economics” của hai nhà kinh tế Mỹ dựa trên cơ sở đối giá nhƣ sau: “ Thuế là một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền hoặc hàng hóa dịch vụ của các công ty và các hộ gia đình cho Chính phủ, mà trong sự trao đổi đó họ không nhận đƣợc trực tiếp hàng hóa, dịch vụ nào cả, khoản nộp đó không phải là tiền phạt mà tòa án tuyên phạt hành vi vi phạm pháp luật”.

Dù trải qua nhiều giai đoạn và nhận định trên nhiều giác độ khác nhau nhƣng một định nghĩa về thuế theo xu hƣớng cổ điển vẫn còn đang đƣợc áp dụng phổ biến đặc biệt trong cơ chế thị trƣờng đó là khái niệm của Gaston Jeze trong giáo trình tài chính công: “Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với nhà nƣớc, không mang tính chất đối khoản, không hoàn trả trực tiếp cho ngƣời nộp thuế và dùng để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng”.

Tại Việt Nam:

“Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà ngƣời dân hay các tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp… buộc phải nộp cho nhà nƣớc theo quy định” (Từ điển tiếng việt, 2004).

Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nƣớc do luật pháp qui định đối với các pháp nhân và thể nhân thuộc đối tƣợng chịu thuế nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nƣớc. Thuế là hình thức phân phối lại bộ phận nguồn tài chính của xã hội, không mang tính hoàn trả trực tiếp cho ngƣời nộp. Do đó, tại thời điểm nộp thuế, ngƣời nộp thuế không đƣợc hƣởng bất kỳ một lợi ích nào mà xem nhƣ đó là trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nƣớc . Nhƣ vậy , thuế mang tính cƣỡng chế và đƣợc thiết lập theo nguyên tắc luật định. Bằng quyền lực chính trị của mình, nhà nƣớc đã ban hành các loại thuế để tạo lập nguồn thu cho Ngân sách nhà nƣớc, các khoản thu này đƣợc bố trí sử dụng theo dự toán ngân sách nhà nƣớc đã đƣợc phê duyệt cho tiêu dùng công cộng và đầu tƣ phát triển nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc. Nhƣ vậy, thuế phản ảnh các quá trình phân phối lại thu

nhập trong xã hội, thể hiện các mối quan hệ tài chính giữa nhà nƣớc và các chủ thể khác trong xã hội (Phan Tùng Lâm, 2015).

Thuế ra đời là mang tính tất yếu gắn liền với sự tồn tại của nhà nƣớc. Nhƣ chúng ta đã biết, mỗi nhà nƣớc muốn tồn tại thì phải có một nguồn vật chất nhất định để duy trì sự tồn tại và thực hiện chức năng của nhà nƣớc. Nguồn vật chất đó hình thành từ nhiều hoạt động khác nhau nhƣng hoạt động chủ yếu vẫn là hoạt động thu thuế. Việc thu thuế tạo ra một nguồn thu tài chính lớn cho nhà nƣớc, qua đó nhà nƣớc có thể tồn tại và thực hiện chức năng của mình. Do vậy thuế là một hiện tƣợng tất yếu, xuât hiện và tồn tại cùng các hiện tƣợng kinh tế xã hội khác, nó có thể khái quát qua định nghĩa nhƣ sau:”Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức cá nhân phải nộp cho nhà nƣớc khi có đủ những điều kiện nhất định”. Nhƣ vậy có thể thấy thuế là một khoản giá trị mà ngƣời có nghĩa vụ thực hiện phải nộp cho nhà nƣớc theo quy định pháp luật thuế.Thuế là nghĩa vụ của ngƣời nộp thuế.Trong lịch sử, khoản giá trị đó có thể tồn tại dƣới dạng vật có giá trị nhƣng hiện tại thì thuế tồn tại dƣới dạng tiền tệ (Luật Dƣơng Gia, 2015).

Nhƣ vậy, lịch sử phát triển cả xã hội loài ngƣời đã chứng minh thuế ra đời là cần thiết khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nƣớc. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chƣa có quan điểm thống nhất về khái niệm thuế. Mặc dù còn nhiều khái niệm khác nhau nhƣng các nhà kinh tế đều nhất trí cho rằng, để làm rõ đƣợc bản chất của thuế thì khái niệm về thuế phải nêu bật đƣợc các khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, nội dung kinh tế của thuế đƣợc đặc trƣng bởi các quan hệ tiền tệ giữa Nhà nƣớc với các pháp nhân và các thể nhân, không mang tính hoàn trả trực tiếp;

Thứ hai, những mối quan hệ dƣới dạng tiền tệ này đƣợc nảy sinh một cách khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt - việc chuyển giao thu nhập có tính chất bắt buộc theo mệnh lệnh của Nhà nƣớc;

Thứ ba, các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho Nhà nƣớc các khoản đã đƣợc pháp luật quy định.

Từ những nội dung trên, có thể đƣa ra một khái niệm tổng quát về thuế phù hợp với giai đoạn hiện nay nhƣ sau:

Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với nhà nƣớc; không mang tính chất đối khoản, không hoàn trả trực tiếp cho ngƣời nộp thuế và dùng để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng.

. .1. Các đặc điểm của Thuế

Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách nhà nước. Vai trò của thuế là tạo nguồn tài chính cho ngân sách nhà nƣớc, khoản thuế mà cơ quan thuế thu đƣợc từ ngƣời nộp thuế sẽ đƣợc đƣa vào quỹ ngân sách nhà nƣớc để chi trả thực hiện chức năng của nhà nƣớc. Tính bắt buộc của thuế thể hiện ở chỗ, đối với ngƣời nộp thuế thì buộc phải chuyển giao một phần tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nƣớc, nếu không thực hiện thì sẽ bị áp dụng những biện pháp cƣỡng chế cần thiết. Còn đối với cơ quan thu thuế thì tính bắt buộc thể hiện ở chỗ, cơ quan thu thuế buộc phải thực hiện việc thu thuế đối với mọi tổ chức cá nhân có nghĩa vụ là nhƣ nhau mà không đƣợc có sự ƣu tiên với bất kì ngƣời nộp thuế nào (Luật Dƣơng Gia, 2015).

Thứ hai, thuế gắn với quyền lực nhà nước. Để thuế phát huy vai trò của mình đối với xã hội thì nhà nƣớc đã pháp luật hóa thuế thành hệ thống pháp luật, từ đó buộc mọi cá nhân phải tuân thủ. Chỉ găn với yếu tổ quyền lực thì thuế mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn tài chính cho ngân sách nhà nƣớc (Luật Dƣơng Gia, 2015).

Thứ ba, thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp. Không nhƣ phí và lệ phí chỉ đƣợc nộp khi đối tƣợng nộp đã nhận đƣợc một lợi ích ngay từ phía nhà nƣớc thì thuế là khoản bắt buộc mà ngƣời nộp thuế phải nộp cho nhà nƣớc khi có những điều kiện nhất định. Khi nộp thuế ngƣời nộp sẽ không đƣợc nhận lại một số tiền tƣơng đƣơng với khoản thuế đã nộp mà chỉ nhận đƣợc những lợi ích không thể xác định dƣới dạng vật chất nhƣ: yên bình xã hội, sự phát triển kinh tế… đó là

tính không hoàn trả trực tiếp của thuế. Số tiền thuế phải nộp không phụ thuộc vào mức độ hƣởng lợi ích của ngƣời nộp thuế (Luật Dƣơng Gia, 2015).

2.2.1.3 Vai trò của Thuế

Thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nƣớc

- Thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nƣớc, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho Nhà nƣớc

- Nguồn huy động tập trung thông qua thuế là tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc sân.

Vì vậy, thuế luôn đƣợc coi là nguồn thu chủ yếu của NSNN

Thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô phù hợp với sự phát triển kinh tế của từng thời kỳ

- Thuế là công cụ tài chính điều tiết nền kinh tế. Đây là vai trò có tính chất quyết định của thuế. Sử dụng công cụ thuế, nhà nƣớc có thể mở rộng hoặc thu hẹp một ngành kinh tế nào đó. Để khuyếch trơng, phát triển một ngành kinh tế nhà nƣớc sử dụng biện pháp: đánh thuế thấp, thu hẹp phạm vi chủ thể nộp thuế, mở rộng diện miễn, giảm thuế. Để thu hẹp một ngành kinh tế nhà nƣớc sử dụng biện pháp: đánh thuế cao, mở rộng phạm vi chủ thể nộp thuế, giảm diện miễn, giảm thuế.

- Thuế là công cụ điều chỉnh giá cả thị trƣờng, hạn chế lạm phát: Khi giá cả một loại hàng hoá nào đó trên thị trƣờng tăng lên, Nhà nƣớc có thể điều chỉnh giá bằng cách giảm thuế đối với mặt hàng đó và ngƣợc lại; Để kiềm chế tốc độ lạm phát nhà nƣớc có thể giảm thuế.

Thuế là công cụ để điều tiết thu nhập, hƣớng dẫn tiêu dùng và thực hiện công bằng xã hội.

- Nhà nƣớc đánh thuế cao đối với mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng và đánh thuế thấp đối với mặt hàng thiết yếu, khuyến khích tiêu dùng.

- Quy định về thuế suất luỹ tiến trong thuế thu nhập thể hiện ngƣời có thu nhập cao thì nộp thuế nhiều, ngƣời có thu nhập thấp thì nộp thuế ít.

- Nguồn thuế thu đƣợc, một phần đƣợc sử dụng để phân phối lại cho các đối tƣợng chính sách, khó khăn trong xã hội.

Thuế là công cụ thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh

Thông qua việc khai báo thuế của các doanh nghiệp, công ty và thông qua công tác kiểm tra kiểm soát của cơ quan thuế, có thể kiểm tra kiểm soát và nắm đƣợc thực trạng các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó có thể phát hiện ra những vấn đề chấn chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao vai trò giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh trong xã hội của cơ quan thuế.

2.2.2. Mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và hoạt động thu thuế

KSNB bao trùm lên mọi mặt họat động và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đơn vị. Tuy nằm trong một thể thống nhất song các mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ đôi khi cũng có mâu thuẫn với nhau nhƣ giữa tính hiệu quả của hoạt động với mục đích bảo vệ tài sản, sổ sách hoặc cung cấp thông tin đầy đủ và tin cậy. Nhiệm vụ của các nhà quản lý là xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và kết hợp hài hoà các mục tiêu trên.

KSNB đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp tạo lập một cơ cấu kỷ cƣơng hợp lý trong toàn bộ hoạt động của đơn vị. Giúp nhận biết các phƣơng pháp tối ƣu để đối phó với các bất lợi trong thực hiện mục tiêu của đơn vị. Tạo lập hệ thống thông tin và truyền đạt thông tin hữu hiệu trong toàn bộ tổ chức. KSNB giúp ngƣời quản lý có cái nhìn toàn diện về vấn đề kiểm soát trong tổ chức theo hƣớng xác định mục tiêu, đánh giá rủi ro và thiết lập các hoạt động kiểm soát, đồng thời tạo lập một môi trƣờng kiểm soát tốt đi đôi với một hệ thống thông tin hữu hiệu. Từ những vai trò đó cho thấy việc tạo lập một hệ thống KSNB tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị cũng nhƣ nâng cao hiệu quả trong hoạt động thu thuế. Ngƣợc lại, một hệ thống KSNB yếu kém thì việc thực hiện mục tiêu của tổ chức sẽ gặp nhiều khó khăn cũng nhƣ công tác thu thuế sẽ kém hiệu quả hơn. Nhƣ vậy, hoạt động thu thuế có hiệu quả hay không nó phụ thuộc rất nhiều vào việc Lãnh đạo có xây dựng một hệ thống KSNB chặt chẽ hay không.

KẾT LUẬN CHƢƠNG

Trên cơ sở lý thuyết về hệ thống KSNB luận văn đã dựa vào các nghiên cứu trƣớc để xây dựng mô hình ảnh hƣởng hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ đến hoạt động thu thuế. Trên nền tảng của Báo cáo INTOSAI gồm có năm tố là môi trƣờng kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát ảnh hƣởng đến hoạt động thu thuế luận văn đã nêu đƣợc cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ và hoạt động thu thuế.

Từ những lý thuyết nói trên luận văn đã xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu, đây là tiền đề nghiên cứu trong những chƣơng tiếp theo.

CHUƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chƣơng 2 đã trình bày về các yếu tố của hệ thống KSNB và hoạt động thu thuế. Nội dung chính của chƣơng này nêu lên phƣơng pháp nghiên cứu, phƣơng pháp chọn mẫu, đối tƣợng khảo sát, thiết kế các thang đo của các yếu tố của hệ thống KSNB và thang đo hoạt động thu thuế, xây dựng các giả thuyết về các yếu tố của hệ thống KSNB ảnh hƣởng tới hoạt động thu thuế tại Chi Cục Thuế Quận 9.

3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu

Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu và trả lời ba câu hỏi nghiên cứu đã trình bày trong phần mở đầu, luận văn sử dụng các nhóm phƣơng pháp sau:

3.1.1 Phƣơng pháp chung

Phƣơng pháp xuyên suốt trong luận văn, tác giả sử dụng phƣơng pháp hỗn hợp bao gồm phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng, cụ thể:

Phương pháp định tính

Dựa trên các tài liệu đã nghiên cứu của các chuyên gia và kế thừa các nghiên cứu khảo sát, cũng nhƣ lý luận của INTOSAI về hệ thống kiểm soát nội bộ. Luận văn xác định các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ ảnh hƣởng đến hoạt động thu thuế. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu. Các biến đƣợc điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp bằng hình thức thảo luận nhóm theo nội dung chuẩn bị trƣớc dựa theo thang đo có sẵn. Nội dung thảo luận sẽ đƣợc ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho việc điều chỉnh và bổ sung các biến. Tác giả đã thảo luận nhóm là10 ngƣời có am hiểu về thực tế và lý thuyết kiểm soát nội bộ tại chi cục thuế quận 9. Sau khi tiến hành thảo luận nhóm thì có 5 yếu tố tác động tới kiểm soát nội bộ trong hoạt động thu thuế tại Chi cục Thuế quận 9 đƣợc các thành viên đồng tình và đƣợc sử dụng chính thức. Trong quá trình này, tác giả cũng tiến hành điều chỉnh lại bảng câu hỏi cho phù hợp hơn.

Phương pháp định lượng

- Thiết kế thang đo các yếu tố của hệ thống KSNB và hoạt động thu thuế. - Đánh giá giá trị và độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA).

- Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy.

3.1. Phƣơng pháp cụ thể

- Phƣơng pháp suy diễn: Luận án dựa vào nghiên cứu trƣớc đây có liên quan đến khía cạnh kiểm soát nội bộ và hệ thống KSNB theo INTOSAI 2013 để xây dựng lý thuyết nghiên cứu.

- Phƣơng pháp điều tra: Tác giả gặp trực tiếp các chuyên gia, các cán bộ công chức tại Chi Cục thuế Quận 9 để xin ý kiến, đánh giá thực trạng hệ thống KSNB và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ trong hoạt động thu thuế tại chi cục thuế quận 9 TP HCM​ (Trang 42)