Số dựán bị từ chối cấp phép do không đáp ứng tiêu chuẩn địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh hà tĩnh (Trang 33)

5. Kết cấu luận văn

2.3.7. Số dựán bị từ chối cấp phép do không đáp ứng tiêu chuẩn địa phương

Khi thu hút FDI vào công nghiệp, các địa phương cũng sẽ đưa ra những điều kiện tiêu chuẩn cho các nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư nào có được các tiêu chuẩn của địa phương thì dự án đó sẽ được cấp giấy phép đầu tư. Do đó, ngoài số lượng các dự án FDI được triển khai thì số lượng dự án bị từ chối cấp giấy phép cũng là một nhân tố phản ánh kết quả thu hút FDI tại địa phương.

Chương 3

THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC

CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2012 - 2016 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hà Tĩnh được xếp thứ 6 cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2015. Nhà đầu tư nước ngoài luôn tìm hiểu và ưu tiên đầu tư vào những địa phương có những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế-xã hội…phù hợp nhất với chiến lược phát triển của nhà đầu tư. Dưới đây là những đặc điểm chung về Hà Tĩnh ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào công nghiệp.

Về đặc điểm tự nhiên: Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung bộ với diện tích đất tự nhiên 6.019 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Ngoài ra Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển có nhiều cảng và cửa sông lớn cùng với hệ thống đường giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lưu văn hoá phát triển kinh tế xã hội.

Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ngoài ra Hà tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có 1 mùa đông giá lạnh của miền Bắc. Hàng năm Hà tĩnh có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa: có nhiều bão lụt, kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11, lượng mưa trung bình cao (trên 2.000 mm), chiếm 2/3 lượng mưa cả năm; Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây nam (thổi từ Lào) khô, nóng, lượng bốc hơn lớn, gây hạn hán nghiêm trọng.

Về tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản của tỉnh Hà Tĩnh nằm rải rác ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, từ vùng ven biển đến vùng trung du miền núi. Theo thống kê, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay có 91 mỏ và điểm khoáng sản với các nhóm tài nguyên như nhóm kim loại, nhóm phi kim, nhóm nhiên liệu, nhóm nguyên liệu, nhóm phi kim… Tài nguyên đất: Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên 6.019 km2 với đa dạng các nhóm đất như: đất cát (đất cát biển), đất phèn mặn, đất phù sa, đất bạc màu, đất đỏ

vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất dốc tu, đất sói mòn trơ sỏi đá…Tổng diện tích đất này được chia thành 11 huyện và thị xã. Đơn vị có diện tích lớn nhất là Hương Khê (127.679 ha, chiếm 21,2% diện tích), đơn vị có diện tích nhỏ nhất là thị xã Hà Tĩnh (5633 ha, chiếm 0,93% diện tích). Bên cạnh đó, tỉnh Hà Tĩnh còn sở hữu 117.167 ha đất nông nghiệp và 360.564 ha đất lâm nghiệp… Ngoài diện tích đất được sử dụng, hiện nay tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn có diện tích đất chưa sử dụng khá lớn. Toàn tỉnh có 65.118 ha đất chưa sử dụng và sông suối núi đá, chiếm 10.8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Tài nguyên nước: Hà Tĩnh có nguồn nước phong phú nhờ có hệ thống sông, suối, hồ khá dày đặc. Toàn tỉnh có trên 30 con sông lớn nhỏ với tổng chiều dài trên 400 km. Đặc biệt, Hà Tĩnh có mỏ nước khoáng ở Sơn Kim huyện Hương Sơn có chất lượng tốt, vị trí thuận lợi cạnh đường Quốc lộ 8 và gần cửa khẩu Quốc tế Cầu treo. Đây là mỏ nước có tiềm năng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh.

Tài nguyên rừng: Hà Tĩnh hiện có 276.003 ha rừng. Trong đó rừng tự nhiên 199.847 ha, trữ lượng 21,13 triệu m3, rừng trồng 76.156 ha, trữ lượng 2,01 triệu m3, độ che phủ của rừng đạt 45%. Thảm thực vật rừng Hà Tĩnh rất đa dạng, trong đó có nhiều loại gỗ quý và nhiều loại thú quý. Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển tỉnh Hà Tĩnh cũng khá phong phú, có nhiều loại thực động vật thủy sinh có giá trị kinh tế cao.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2016 Chỉ tiêu

Năm

Nông, lâm nghiệp và thủy sản (%) Công nghiệp và xây dựng (%) Thương mại và dịch vụ (%) 2012 27,95 42,17 29,88 2013 27,06 42,36 30,58 2014 25,00 44,00 31,00 2015 23,00 46,00 31,00 2016 17,5 38,2 44,3 Nguồn: Sở KH và ĐT tỉnh Hà Tĩnh 2012-2016

Trong giai đoạn 2012-2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 17,2%, trong đó năm 2016 đạt 17,5%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực. Cơ cấu GDP năm 2016: Công nghiệp, xây dựng 38,2%; Thương mại, dịch vụ 44,3%; Nông nghiệp 17,5%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng nhanh, giai đoạn 2011- 2015 đạt trên 36.700 tỷ đồng, trong đó năm 2015 ước đạt trên 12.500 tỷ đồng.

Về đặc điểm dân số, lao động: cũng như hầu hết các tỉnh ở vùng Bắc Trung Bộ, Hà Tĩnh là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ.

Lao động tại Hà Tĩnh đang dần được đa dạng hóa và chuyển dịch sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Từ năm 2000, lực lượng lao động tham gia trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm, với mức thay đổi bình quân năm là -1,1%, trong khi đó, số lao động tham gia vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại tăng với tỷ lệ lần lượt là 6,1% và 7,1%; tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản giảm từ 65,38% năm 2008 xuống còn hơn 57% năm 2014.

Về chất lượng nguồn lao động: số người trong độ tuổi lao động chiếm 52,6% dân số, trong đó có khoảng 20% được đào tạo; số học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hàng năm khoảng từ 20.000 đến 25.000, là nguồn dồi dào bổ sung cho lực lượng lao động. Hệ thống giáo dục đang ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng lao động hiện tại và tương lai.

Hoạt động đối ngoại và xúc tiến đầu tư được quan tâm. Hà Tĩnh thu hút được 470 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đăng ký trên 425.000 tỷ VND tương đương 20 tỷ USD. Công tác phát triển doanh nghiệp đạt kết quả cao, từ 868 doanh nghiệp, hơn 500 hợp tác xã năm 2005, đến nay đã có gần 5.000 doanh nghiệp và 1.000 hợp tác xã đang hoạt động sản xuất kinh doanh

Thu hút đầu tư trong nước: nhiều Tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam đầu tư vào Hà Tĩnh như: Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Viễn thông quân đội, các tập đoàn tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, Tổng công ty lắp máy Việt Nam Lilama, Tổng công ty Bia rượu và Nước giải khát Sài Gòn, Công ty TNHH MTV vật liệu xây dựng và xây lắp thương mại BMC...

Các dự án đầu tư trong nước triển khai cơ bản đảm bảo tiến độ. Nhiều dự án lớn như Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I; Tổng kho xăng dầu, khí hóa lỏng; nhà máy bia Sài Gòn công suất 70 triệu lít/năm, nhà máy cọc sợi Hồng Lĩnh; các trung tâm thương mại... đã hoàn thành và đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và mang tính bền vững cho nền kinh tế.

Về thu hút đầu tư FDI: Hà Tĩnh đứng thứ 6 cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hiện nay đã có trên 60 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư trên 16,5 tỷ USD. Một số nhà đầu tư nước ngoài đang lập dự án đầu tư với quy mô lớn như: Tập đoàn Formosa đầu tư Dự án lọc hóa dầu với số vốn dự kiến 12 tỷ USD, Tập đoàn Mitsubishi (Nhật bản) đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II với số vốn đầu tư 2,5 tỷ USD, Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) đầu tư Dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng III với số vốn trên 2,5 tỷ USD...

3.2. Tổng quan và chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh

3.2.1. Tổng quan lĩnh vực công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh

3.2.1.1. Sơ lược về ngành công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh

Những năm vừa qua, các chỉ số phát triển kinh tế tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều khởi sắc. Trong đó, ngành công nghiệp được cho là ngành có nhiều bứt phá hơn cả, giúp cho chỉ số sản xuất tăng nhanh, điều này được thể hiện rõ trong cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 (Hình 3.1).

Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh năm 2015

Năm 2015 tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Hà Tĩnh đạt 17,5% và cơ cấu kinh tế, công nghiệp xây dựng 37,6%; nông nghiệp 18,3%; thương mại dịch vụ 44,1%. Có thể thấy rằng cơ cấu kinh tế Hà Tĩnh đang dần chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Điều này đã giúp cho Hà Tĩnh hiện nằm trong các tỉnh đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư và tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới. Đặc biệt, việc xây dựng thành công 2 khu kinh tế trọng điểm quốc gia, trong đó khu kinh tế Vũng Áng đang từng bước trở thành trung tâm công nghiệp nặng lớn nhất khu vực Đông Nam Á với các sản phẩm chủ lực: thép, điện và cảng nước sâu.

Về chính sách thu hút FDI của tỉnh Hà Tĩnh, Hà Tĩnh tập trung vào 04 khâu đột phá chiến lược.

Một là, Hà Tĩnh đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy của các cơ quan chính quyền; tiếp tục cắt giảm các thủ tục hành chính theo hướng gọn nhẹ, tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và nhân dân.

Hai là, tỉnh thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế một cách mạnh mẽ gắn với chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng phát triển chiều sâu, đảm bảo chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Ba là, việc đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đầu tư kết cấu hạ tầng cho các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm khai thác tiềm năng lợi thế của tỉnh cũng được trú trọng.

Bốn là, Hà Tĩnh cũng tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành, các khối, các lĩnh vực, các dự án trọng điểm, đồng thời đảm bảo cung ứng đủ cả số lượng và chất lượng lao động tạo điều kiện cho các dự án trên địa bàn sớm đi vào hoạt động.

3.2.1.2. Các khu công nghiệp trọng điểm

Khu kinh tế Vũng Áng được thành lập theo quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích 22.781 ha, bao gồm 9 xã nằm ở phía Nam huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Phía Bắc và phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp các xã Kỳ Khang, Kỳ Thọ, Kỳ Hải, Kỳ Hưng và Thị trấn Kỳ Anh. Với địa thế thuận lợi, lưng tựa vào núi, mặt

hướng ra biển Đông, cách Thành phố Hà Tĩnh và mỏ sắt Thạch Khê 60 km về phía Bắc, có cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 5 đến 25 vạn tấn; KKT Vũng Áng nằm trên trục đường giao thông Bắc Nam, hành lang kinh tế Đông Tây rất thuận lợi cho sự phát triển.

KKT Vũng Áng có quỹ đất rộng phù hợp cho xây dựng phát triển công nghiệp và đô thị. Mặt khác thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này một địa hình đa dạng phong phú, có điều kiện cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và đặc biệt là du lịch biển.

Từ KKT Vũng Áng theo đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam có thể giao lưu kinh tế với mọi vùng trong cả nước, theo đường Quốc lộ 8A và 12 kết nối với đường Hồ Chí Minh đi qua Cửa khẩu Cầu Treo và Cha Lo. Đây là tuyến đường ngắn nhất từ cảng biển Việt Nam đến các vùng Trung Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, là điều kiện rất thuận lợi cho mở rộng hợp tác phát triển kinh tế khu vực. Từ cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương theo tuyến đường hàng hải quốc tế dễ dàng đến các nước Nam Á, Bắc Mỹ và Châu Âu; đây cũng là cửa ngõ ra biển của nước bạn Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Hiện tại, KKT đang phát triển nhộn nhịp với 60 dự án được cấp Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 180.000 tỷ đồng. Trong đó, điển hình là dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa - Đài Loan với tổng mức đầu tư gần 8 tỷ USD. Một số dự án lớn khác như: Dự án phát triển khu du lịch dịch vụ Hồ Tàu Voi 70 triệu USD, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I 1,2 tỷ USD, Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy luyện thép của Công ty CP gang thép Hà Tĩnh 1 tỷ USD, ... Trong tương lai 20 năm tới, KKT Vũng Áng sẽ là một thành phố công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ năng động và hiệu quả, có tầm cỡ khu vực và quốc tế với các hoạt động chính là: dịch vụ cảng biển nước sâu, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính, phát triển văn hóa và xã hội bền vững với môi trường sinh thái, có sức hấp dẫn lớn đối với nhà đầu tư, du khách và người dân.

Khu công nghiệp Hạ Vàng thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh 20 km, cách thành phố Vinh 30 km, nằm cạnh Quốc lộ 1A và đầu mối

quốc lộ 8A đi qua KKT Cầu Treo, cửa khẩu Cầu Treo sang nước bạn Lào rất thuận lợi cho hoạt động giao thương với các vùng khác trong cả nước và quốc tế.

KCN Hạ Vàng nằm trong vùng nông nghiệp và kinh tế trang trại phát triển đạt hiệu quả cao, gần nhiều di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng quốc gia: khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, Chùa Hương Tích, ... có tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch. Với diện tích 300 ha, khu công nghiệp đã có quy hoạch chi tiết 100 ha theo Quyết định 294/QĐ-UB ngày 29 tháng 01 năm 2008 của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Với các lĩnh vực đang ưu tiên kêu gọi đầu tư gồm: xây dựng cơ sở hạ tầng KCN; chế biến nông lâm, thuỷ sản; lắp ráp, cơ khí, chế tạo phụ tùng, điện, điện tử; vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, đồ gia dụng. Hiện tại trong KCN Hạ Vàng đã có 3 nhà máy đã đi vào hoạt động. Trong KCN Hạ Vàng có nguồn điện lấy từ lưới điện quốc gia, đủ đáp ứng nhu cầu về điện sản xuất và sinh hoạt cho khu vực và nguồn nước có từ nhà máy nước sạch công suất 2.000 m3/ngày đêm, có thể lấy nguồn nước ngọt tự nhiên tại sông Nghèn cách KCN 500m.

Khu công nghiệp Gia Lách thuộc thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nằm cạnh Quốc lộ 8B, gần Quốc lộ 1A, cách trung tâm Thành phố Vinh 5 km và Thành phố Hà Tĩnh 45 km, cách cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 103 km. KCN cách cảng Xuân Hải 6km có thể tiếp nhận tàu 3.000 tấn, cách cảng Cửa Lò 20 km có thể tiếp nhận tàu 10.000 tấn.

Với diện tích 350 ha, KCN Gia Lách đã có quy hoạch chi tiết 100 ha tại Quyết định số 3282/QĐ-UB ngày 17 tháng 12 năm 2007 của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Với các lĩnh vực đang ưu tiên kêu gọi đầu tư gồm: đầu tư xây dựng hạ tầng KCN và các ngành điện tử, công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, lâm sản, hải sản, may mặc, sản xuất lắp ráp đồ điện, sản xuất bao bì, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh hà tĩnh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)