Kiến nghị với nhà đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh hà tĩnh (Trang 98 - 102)

5. Kết cấu luận văn

4.3.3. Kiến nghị với nhà đầu tư

Một, trú trọng đến vấn đề môi trường tại địa phương tiếp nhận đầu tư

Sự việc ô nhiễm môi trường do Formosa là một bài học đắt giá cho các nhà đầu tư nước ngoài khi mang vốn đi đầu tư tại các nước khác. Kinh tế chỉ thực sự phát triển bền vững khi sự phát triển ấy gắn liền với môi trường. Môi trường là nơi sản sinh ra nguồn nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất. Hoạt động sản xuất là quá trình bắt đầu từ việc sử dụng những tài nguyên thiên nhiên, sử dụng nguyên nhiên liệu… để tạo ra hàng hóa.

Ngoài ra, môi trường còn là nơi chứa “đầu ra” của quá trình sản xuất. Tuy nhiên, khi lượng chất thải sản xuất quá nhiều, môi trường sẽ trở nên ô nhiễm. Môi trường ô nhiễm là nguyên nhân dẫn đến một loạt những hệ quả sau này, ảnh hưởng đến đời sống của người lao động, đến quá trình sản xuất…Khi môi trường bị ô nhiễm, đời sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, sức khỏe người lao động suy giảm… làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.

Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường là cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Hai, quan tâm cải thiện đời sống của người dân lao động

Bất kỳ quá trình sản xuất, lao động nào cũng cần có sự tham gia của con người. Nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong và là nhân tố quyết định trong sản xuất. Các nhà đầu tư nước ngoài cần quan tâm hơn đến cuộc sống của người lao động tại địa phương. Các chính sách đào tạo nguồn nhân lực, nâng

cao trình độ quản lý cho nhân sự cấp cao, mức lương cơ bản đủ trang trải cuộc sống của người lao động, cũng như những chính sách khuyến khích, khen thưởng thích đáng…sẽ là những động lực giúp người lao động đóng góp nhiều hơn cho công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Ba, đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ

Tại tỉnh Hà Tĩnh, các nhà đầu tư trước đây chưa thực sự chú trọng đến ngành công nghiệp hỗ trợ. Trong khi, đây là một ngành công nghiệp tiềm năng tại tỉnh. Cũng với những lợi thế nhất định, các nhà đầu tư nước ngoài nên nhìn nhận lại và khai thác triệt để tiềm năng của ngành công nghiệp này tại Hà Tĩnh nhằm tạo ra những giá trị gia tăng cho sản phẩm của mình.

Bốn, tăng cường kết hợp với các doanh nghiệp tại địa phương tiếp nhận đầu tư Sự liên kết giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp FDI cần phải chặt chẽ hơn nữa. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể tận dụng lợi thế so sánh của những doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh để cùng phát triển. Với những nguyên liệu sản xuất đầu vào không phải là lợi thế của doanh nghiệp FDI, các nhà đầu tư nước ngoài có thể nhập từ các doanh nghiệp địa phương nhằm giảm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI cũng có thể kết hợp với doanh nghiệp trong nước tìm ra thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình.

Sự gắn kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Năm, thường xuyên cải cách công nghệ, mang những công nghệ phù hợp với điều kiện tại địa phương tiếp nhận đầu tư.

Chuyển giao công nghệ chỉ được đánh giá là có lợi khi công nghệ phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường, trình độ sản xuất, trình độ quản lý…tại địa phương tiếp nhận. Rất nhiều bài học có thể nhìn thấy khi nhà đầu tư mang công nghệ hiện đại, tân tiến ở nước đầu tư và áp dụng cho nước nhận đầu tư. Tuy nhiên, do những khác biệt về khí hậu, trình độ sản xuất…nên công nghệ trở thành không hữu ích cho quá trình sản xuất tại nước nhận đầu tư. Chuyển giao công nghệ lúc này trở thành rào cản cho các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, trước khi quyết định đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài cần căn nhắc và lựa chọn thật kỹ những công nghệ nào thực sự phù hợp với địa phương đầu tư, thực sự tạo ra giấ trị cho quá trình sản xuất.

KẾT LUẬN

Hà Tĩnh có những thay đổi tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp đóng góp một nguồn ngân sách lớn cho tỉnh Hà Tĩnh. Với những đặc điểm và tầm quan trọng của nguồn vốn này, việc đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh là hết sức cần thiết. Đây là cơ sở nhằm thúc đẩy kinh tế địa phương. Qua việc quan sát tình hình thực tế và những số liệu cụ thể, luận văn đã làm rõ được những vấn đề chính sau:

Thứ nhất, phân tích những vấn đề liên quan đến thu hút vốn FDI vào địa phương. Trong đó, luận văn nêu rõ khái niệm, hình thức và những tác động của FDI đối với địa phương.

Thứ hai, đúc kết những kinh nghiệm trong việc thu hút vốn FDI từ các hai địa phương thành công trong việc thu hút vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp là Nghệ An và Bắc Ninh.

Thứ ba, phân tích thực trạng thu hút vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2016. Tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được những thành tựu cơ bản, góp phần đáng kể vào ngân sách, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tuy nhiên, Hà Tĩnh cũng vẫn còn những hạn chế nổi bật trong thu hút FDI trong công nghiệp. Những hạn chế này đã làm giảm tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ tư, dựa trên xu hướng phát triển của nền kinh tế cả nước nói chung và của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, luận văn cũng đã đưa ra những dự báo về việc thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020. Kết hợp với những định hướng chung của tỉnh, luận văn đề xuất giải pháp về chính sách, cơ sở hạ tầng, công tác xúc tiến đầu tư, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực nhằm tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chu Thị Thu Thủy (2011), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương 5 năm qua thực trạng và kinh nghiệm”, Tạp chí Thông tin đối ngoại, 16 (1), pp. 69-72.

2. Đỗ Đức Bình, Ngô Thị Tuyết Mai (2012), Giáo trình kinh tế quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

3. Hồ Thị Phương Trà (2003), Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

4. Nguyễn Đình Thành (2009), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững ở Đồng Nai.

5. Nguyễn Hữu Khiếu (2011), Đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 – 2015.

6. Nguyễn Văn Hiếu (2011), Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hà Tĩnh.

7. Phan Hữu Thắng (2007), Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh hội nhập.

8. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tĩnh (2012), Báo cáo FDI tỉnh Hà Tĩnh năm 2012, Hà Tĩnh.

9. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tĩnh (2013), Báo cáo FDI tỉnh Hà Tĩnh năm 2013, Hà Tĩnh.

10. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tĩnh (2014), Báo cáo FDI tỉnh Hà Tĩnh năm 2014, Hà Tĩnh.

11. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tĩnh (2015), Báo cáo kết quả xúc tiến đầu tư tỉnh Hà Tĩnh năm 2015, Hà Tĩnh.

12. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tĩnh (2015), Báo cáo FDI tỉnh Hà Tĩnh năm 2015, Hà Tĩnh.

13. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tĩnh (2016), Báo cáo FDI tỉnh Hà Tĩnh 12 tháng năm 2016, Hà Tĩnh.

14. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tĩnh (2016), Các dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.

15. Trần Quốc Tiến (2010), Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp.

16. Trần Thị Thu Huyền (2011), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Tĩnh đến năm 2015.

17. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2012), Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 21/03/2012 về Ban hành một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.

18. Vũ Ngọc Phùng (2006), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh hà tĩnh (Trang 98 - 102)