5. Kết cấu luận văn
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2016 Chỉ tiêu
Năm
Nông, lâm nghiệp và thủy sản (%) Công nghiệp và xây dựng (%) Thương mại và dịch vụ (%) 2012 27,95 42,17 29,88 2013 27,06 42,36 30,58 2014 25,00 44,00 31,00 2015 23,00 46,00 31,00 2016 17,5 38,2 44,3 Nguồn: Sở KH và ĐT tỉnh Hà Tĩnh 2012-2016
Trong giai đoạn 2012-2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 17,2%, trong đó năm 2016 đạt 17,5%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực. Cơ cấu GDP năm 2016: Công nghiệp, xây dựng 38,2%; Thương mại, dịch vụ 44,3%; Nông nghiệp 17,5%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng nhanh, giai đoạn 2011- 2015 đạt trên 36.700 tỷ đồng, trong đó năm 2015 ước đạt trên 12.500 tỷ đồng.
Về đặc điểm dân số, lao động: cũng như hầu hết các tỉnh ở vùng Bắc Trung Bộ, Hà Tĩnh là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ.
Lao động tại Hà Tĩnh đang dần được đa dạng hóa và chuyển dịch sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Từ năm 2000, lực lượng lao động tham gia trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm, với mức thay đổi bình quân năm là -1,1%, trong khi đó, số lao động tham gia vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại tăng với tỷ lệ lần lượt là 6,1% và 7,1%; tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản giảm từ 65,38% năm 2008 xuống còn hơn 57% năm 2014.
Về chất lượng nguồn lao động: số người trong độ tuổi lao động chiếm 52,6% dân số, trong đó có khoảng 20% được đào tạo; số học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hàng năm khoảng từ 20.000 đến 25.000, là nguồn dồi dào bổ sung cho lực lượng lao động. Hệ thống giáo dục đang ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng lao động hiện tại và tương lai.
Hoạt động đối ngoại và xúc tiến đầu tư được quan tâm. Hà Tĩnh thu hút được 470 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đăng ký trên 425.000 tỷ VND tương đương 20 tỷ USD. Công tác phát triển doanh nghiệp đạt kết quả cao, từ 868 doanh nghiệp, hơn 500 hợp tác xã năm 2005, đến nay đã có gần 5.000 doanh nghiệp và 1.000 hợp tác xã đang hoạt động sản xuất kinh doanh
Thu hút đầu tư trong nước: nhiều Tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam đầu tư vào Hà Tĩnh như: Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Viễn thông quân đội, các tập đoàn tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, Tổng công ty lắp máy Việt Nam Lilama, Tổng công ty Bia rượu và Nước giải khát Sài Gòn, Công ty TNHH MTV vật liệu xây dựng và xây lắp thương mại BMC...
Các dự án đầu tư trong nước triển khai cơ bản đảm bảo tiến độ. Nhiều dự án lớn như Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I; Tổng kho xăng dầu, khí hóa lỏng; nhà máy bia Sài Gòn công suất 70 triệu lít/năm, nhà máy cọc sợi Hồng Lĩnh; các trung tâm thương mại... đã hoàn thành và đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và mang tính bền vững cho nền kinh tế.
Về thu hút đầu tư FDI: Hà Tĩnh đứng thứ 6 cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hiện nay đã có trên 60 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư trên 16,5 tỷ USD. Một số nhà đầu tư nước ngoài đang lập dự án đầu tư với quy mô lớn như: Tập đoàn Formosa đầu tư Dự án lọc hóa dầu với số vốn dự kiến 12 tỷ USD, Tập đoàn Mitsubishi (Nhật bản) đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II với số vốn đầu tư 2,5 tỷ USD, Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) đầu tư Dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng III với số vốn trên 2,5 tỷ USD...