Định hướng thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh hà tĩnh (Trang 84 - 87)

5. Kết cấu luận văn

4.1.3. Định hướng thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh

Cùng với những định hướng chung đã đề ra, tỉnh Hà Tĩnh đã xác định được bốn phương hướng cụ thể trong giai đoạn 2017 – 2020 như sau nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp.

Thứ nhất, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về thu hút đầu tư theo hướng ưu tiên các dự án có sản phẩm chứa hàm lượng giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; Tăng cường thu hút các dự án có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia.

Thứ hai, đa dạng hóa huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng sớm trở thành khu kinh tế động lực tầm cỡ quốc gia, quốc tế; tập trung thu hút đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, thu hút các dự án lấp đầy hai khu công nghiệp Hạ Vàng và Gia Lách.

Thứ ba, phát triển nhanh các ngành công nghiệp nặng, cơ khí, ô tô, công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh và liên kết vùng, liên vùng và khu vực.

Thứ tư, thu hút vốn đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp đạt khoảng 30 tỷ USD, vốn giải ngân đạt 14 tỷ USD.

Thứ năm, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện nội quy bảo vệ môi trường của các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong năm 2016, tỉnh Hà Tĩnh đưa ra những mục tiêu sau:

- Xây dựng danh mục Dự án kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020.

- Xây dựng quy trình, thủ tục đầu tư các dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Đầu tư 2014.

- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2016 với các nội dung cơ bản:

Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đạt 3 tỷ USD, giải ngân vốn đầu tư đạt trên 50%.

Phối hợp với Cục Ngoại vụ (Bộ Ngoại giao) tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Tĩnh với các đối tác: Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (GIC/AHK); Hiệp hội Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA); Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham).

Tổ chức triển khai Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, thương mại đã ký kết giữa UBND tỉnh Hà Tĩnh với Phòng Thương mại Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI). Đồng thời kết nối, rà soát các biên bản ghi nhớ hợp tác với các đối tác đã ký kết tại các Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, CHLB Đức, Thái Lan…

Tổ chức Tập huấn về các quy định mới của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp 2014 cho cán bộ, công chức, viên chức các sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp trong tỉnh.

Tổ chức Đoàn xúc tiến đầu tư tại Mỹ và Canada. Xúc tiến các dự án sản xuất phụ tùng, lắp ráp ô tô.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục nhằm khởi công một số dự án lớn như: Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II; Dự án xây dựng cầu cảng số 5 – 6 thuộc cảng Vũng Áng; xúc tiến đầu tư Dự án Nhà máy điện mặt trời công suất 300MW của Tập đoàn Solarpark Korea.

Năm 2017, những mục tiêu đặt ra là:

Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2017 với các nội dung cơ bản:

Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đạt 6 tỷ USD, giải ngân vốn đầu tư đạt trên 50%.

Xúc tiến triển khai giai đoạn 2 Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa.

Chuẩn bị khởi công Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 3.

Bên cạnh đó, xúc tiến đầu tư các cầu cảng 7 - 12 thuộc Cảng Vũng Áng, dự án logistics tại Khu kinh tế Vũng Áng, xúc tiến các dự án lớn vào lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ du lịch, xúc tiến ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác xúc tiến đầu tư, thương mại với Cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO).

Tổ chức xúc tiến đầu tư tại Israel và tiếp tục thực hiện các nội dung dở dang của năm 2016.

Tiếp nối năm 2017, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2018 với các nội dung cơ bản:

Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đạt 4 tỷ USD, giải ngân vốn đầu tư đạt trên 50%. Kêu gọi đầu tư xây dựng các cầu cảng thuộc Cảng Sơn Dương, đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp tại Khu kinh tế Vũng Áng, Cầu Treo. Tổ chức Xúc tiến đầu tư tại một số nước Châu Âu. Khởi công Nhà máy Nhiệt điện 3 của Tập đoàn Samsung, Dự án Nhà máy điện mặt trời của Tập đoàn Solarpark.

Ngoài ra, tiếp tục thực hiện các nội dung dở dang của năm 2017. Tiếp nối năm 2018, những mục tiêu đề ra trong năm 2019 là:

Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đạt 5 tỷ USD, giải ngân vốn đầu tư đạt trên 50%. Bên cạnh đó, xúc tiến kêu gọi Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng

4, các cầu cảng thuộc Cảng Sơn Dương, các dự án đầu tư xây dựng khu hậu cảng, các dự án sản xuất sản phẩm từ thép…

Xúc tiến dự án Nhà máy sản xuất tế bào quang điện của Tập đoàn Solarpark Korea.Tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các nội dung dở dang của năm 2018.

Năm 2020 tỉnh Hà Tĩnh sẽ xây dựng những chính sách thu hút FDI với hai nội dung chính là : thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đạt 12 tỷ USD, giải ngân vốn đầu tư đạt trên 50% và xúc tiến Dự án Nhà máy lọc hóa dầu tại Khu kinh tế Vũng Áng, Dự án đầu tư xây dựng sân bay, tổ chức xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc, Ấn Độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh hà tĩnh (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)