Phát triển công nghiệp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh hà tĩnh (Trang 91 - 92)

5. Kết cấu luận văn

4.2.3. Phát triển công nghiệp hỗ trợ

Công nghiệp hỗ trợ là bộ phận đặc thù trong cấu thành nền công nghiệp, với chức năng sản xuất những sản phẩm hỗ trợ cho việc tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh. Công nghiệp hỗ trợ vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI. Phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ tạo nên hạ tầng để cung cấp các sản phẩm đầu vào cần thiết cho nghành công nghiệp lắp ráp đầu tư. Vì vậy, có thể đẩy mạnh thu hút FDI vào công nghiệp hỗ trợ trở thành một mũi nhọn của nền kinh tế. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài có hiệu quả không, nền kinh tế có thể hấp thu được các công nghệ, vốn nước ngoài mang vào hay không phụ thuộc lớn vào việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước. Công nghiệp hỗ trợ sẽ giúp tạo ra giá trị gia tăng trong nội tại nền kinh tế. Nếu không phát triển được nghành công nghiệp hỗ trợ thì dù có vốn đầu tư nước ngoài nhiều, giá trị gia tăng của Việt Nam là hạn chế. Hơn nữa, nếu không phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước, chắc chắn mức độ phụ thuộc lớn vào bên ngoài là không thể tránh khỏi, tương ứng với đó là sự suy yếu về sức cạnh tranh và sẽ rất khó để phát triển kinh tế bền vững và lâu dài.

Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ không có nghĩa chỉ nhập nguyên liệu về lắp ráp, gia công, không phải chỉ cung cấp cho các doanh nghiệp FDI lắp ráp mà còn tham gia vào chuỗi giá trị thế giới. Đây là vấn đề then chốt nhất của công nghiệp hỗ trợ. Với những nhận thức như trên, tỉnh Hà tĩnh sẽ phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng các ngành công nghiệp chủ lực và các ngành thu hút mạnh nguồn vốn FDI, các ngành có nhu cầu lớn về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Để phát triển nghành công nghiệp hỗ trợ, UBND tỉnh cũng sẽ quan tâm phát triển lực lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi đây là những doanh nghiệp không những sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động địa phương mà còn tạo ra

một chuỗi giá trị gia tăng lớn hơn phục vụ cho sản phẩm công nghiệp chính, những công nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng của địa phương. Vì vậy, tỉnh Hà Tĩnh sẽ nhanh chóng hiện đại hóa công nghệ, đào tạo chất lượng lao động cao để sớm có thể sản xuất những sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ theo hướng tạo lập mối quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nội địa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh hà tĩnh (Trang 91 - 92)