Xây dựng danh mục thu hút đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh hà tĩnh (Trang 60 - 62)

5. Kết cấu luận văn

3.3.4. Xây dựng danh mục thu hút đầu tư

Tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư với các nội dung sau: - Xây dựng danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư đến năm 2020.

- Phối hợp với Tạp chí Kinh tế dự báo – Bộ KH và ĐT xây dựng và phát hành danh mục các dự án bằng tiếng Việt và Tiếng Anh.

- Xây dựng dự án tóm tắt và in ấn, phát hành nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư các thông tin cơ bản

Trong nội dung thu hút FDI, Hà Tĩnh tập trung xây dựng ngành Công nghiệp luyện kim trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn. Điều này có thể thấy qua những dự án

đầu tư FDI như dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương do Formosa Đài Loan đầu tư và xây dựng. Đây được coi là dự án hạt nhân của ngành công nghiệp Hà Tĩnh. Với lượng vốn đầu từ lớn cùng công suất 22 triệu tấn thép/năm, Hà Tĩnh là nơi có dây chuyền sản xuất thép khép kín lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh dự án chủ lực, Hà Tĩnh còn đầu tư vào các dự án như dự án đầu tư các nhà máy chế biến tinh quặng sắt, nhà máy tuyển tinh và luyện thiếc thỏi, nhà máy lọc hóa dầu… (Bảng 3.9)

Bảng 3.9: Danh mục dự án kêu gọi FDI của tỉnh Hà Tĩnh năm 2016

STT Tên dự án (triệu Vốn

USD)

Địa điểm

1 Xây dựng hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp

500 Khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp

2 Tham gia khai thác và chế biến quặng sắt Thạch Khê

800 Mỏ sắt Thạch Khê

3 Xây dựng nhà máy lọc hóa dầu 12.000 Khu kinh tế Vũng Áng

4 Các dự án sản xuất sản phẩm từ thép 500 Khu kinh tế, khu công nghiệp 5 Sản xuất động cơ, đóng mới, sửa

chữa tàu biển, sản phẩm container

200 Khu kinh tế Vũng Áng

6 Sản xuất phụ tùng ô tô 100 Khu kinh tế, khu công nghiệp 7 Các nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô 200 Khu kinh tế, khu công nghiệp 8 Sản xuất các sản phẩm gia dụng và

linh kiện điện tử

50 Khu kinh tế, khu công nghiệp

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tĩnh năm 2016

Sở dĩ, tỉnh Hà Tĩnh chú trọng đầu tư vào công nghiệp luyện kim do tỉnh tận dụng được lợi thế cạnh tranh của mình. Với nguồn nguyên liệu đa dạng, trữ lượng khá lớn, Hà Tĩnh trở thành địa phương thu hút các nhà đầu tư. Trong thực trạng nhiều mỏ khoáng sản đang dần cạn kiệt thì Hà Tĩnh lại sở hữu mỏ quặng sắt với trữ lượng khoảng 544 triệu tấn – lớn nhất Đông Nam Á. Nhờ có những tiềm năng và lợi thế sẵn có này mà Hà Tĩnh đã thành công trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào ngành công nghiệp luyện kim.

Bên cạnh ngành công nghiệp luyện kim, tỉnh Hà Tĩnh còn tập trung thu hút FDI trong ngành công nghiệp điện. Năm 2016, phát triển công nghiệp điện trở thành mũi nhọn thu hút FDI tại Hà Tĩnh. Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I với diện tích 135,55 ha đặt tại địa bàn xã Kỳ Lợi có tổng mức đầu tư khoảng 1,65 tỷ USD. Với tổng công suất 1.200 MW, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng cung cấp 7,2 tỷ kWh/năm. Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2 với công suất 1.200 MW, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 3 có công suất 2.400 MW đều là những dự án có lượng vốn FDI lớn mà tỉnh Hà Tĩnh triển khai.

Nguyên nhân cho việc Hà Tĩnh ưu tiên thu hút FDI trong ngành công nghiệp điện xuất phát từ nhu cầu sử dụng điện lớn từ các khu công nghiệp và khu kinh tế. Tại một địa bàn tập trung nhiều dự án lớn, có mức tiêu thụ điện năng cao thì phương án cấp điện tại chỗ là cách khắc phục nhu cầu về nguồn điện lớn và ổn định. Hơn nữa, Hà Tĩnh còn có thể mạnh là địa phương sở hữu hệ thống cảng biển , cảng nước sâu, thuận tiện cho công tác vận chuyển than, phục vụ cho các dự án nhiệt điện trên địa bàn. Tận dụng ưu thế này, Hà Tĩnh tiến hành đầu tư hàng loạt các nhà máy nhiệt điện với vốn đầu tư lớn.

Có thể thấy rằng Hà Tĩnh đang ngày một đẩy mạnh đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng điểm, tiêu biểu là khu kinh tế Vũng Áng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh hà tĩnh (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)