Chính sách thu hút FDI vào công nghiệp của Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh hà tĩnh (Trang 45 - 49)

5. Kết cấu luận văn

3.2.2. Chính sách thu hút FDI vào công nghiệp của Hà Tĩnh

Hà Tĩnh đã và đang tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác thu hút đầu tư FDI, đặc biệt là vào công nghiệp. Hàng năm, các doanh nghiệp FDI trong KCN đóng góp 45% giá trị sản xuất công nghiệp, 36% thu ngân sách, 78% giá trị xuất khẩu của tỉnh. Các doanh nghiệp FDI trong các KCN đã đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước và là nhân tố quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ của tỉnh. Để có được những thành công trong việc thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút các doanh nghiệp FDI vào các KCN của tỉnh, trong những năm gần đây Ban Quản lý các KCN tỉnh Hà Tĩnh đưa ra những chính sách thu hút đầu tư hiệu quả.

Công tác cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh được Ban Quản lý các KCN tỉnh Hà Tĩnh coi trọng và đẩy mạnh, đặc biệt là các thủ tục hành chính có liên quan đến doanh nghiệp như: cấp chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép lao động, xây dựng, môi trường, đất đai... Ban Quản lý hỗ trợ hoàn thiện các thủ tục đảm bảo thời gian nhanh nhất cho nhà đầu tư; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động; thực hiện các thủ tục về đăng ký mẫu dấu, mã số thuế; trực tiếp làm đầu mối thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác nhận tài sản trên đất cho các doanh nghiệp trong KCN… Đối với những công ty có vốn đầu tư lớn, công nghệ cao, Ban đề xuất với UBND tỉnh có những cơ chế ưu tiên để thu hút.

Ngoài ra, Ban Quản lý cũng đa dạng hóa các hình thức xúc tiến đầu tư, chủ động gặp gỡ các nhà đầu tư có nguyện vọng đầu tư tại tỉnh để trao đổi, thống nhất những nội dung nhà đầu tư còn băn khoăn; cam kết thực hiện những nội dung đã trao đổi và thống nhất với nhà đầu tư; thông qua các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện kinh tế, ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài để tiếp cận và mời gọi các doanh nghiệp về đầu tư tại tỉnh.

Bên cạnh đó, Ban Quản lý thường xuyên duy trì đối thoại với các nhà đầu tư nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các dự án đang hoạt động, đảm bảo các dự án hoạt động có hiệu quả, đúng tiến độ, đồng thời tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại các KCN của tỉnh, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới. Ban Quản lý đã lập đường dây nóng 24/24h để các doanh nghiệp có thể phản ánh trực tiếp những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, qua đó kịp thời đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp.

Ngoài chính sách xúc tiến đầu tư, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng có ưu đãi trong chính sách về thuế, đất đai, lao động… như sau:

Hà Tĩnh hỗ trợ bồi thường giải phóng, san lấp mặt bằng; rà phá bom mìn và xây dựng các công trình hạ tầng… hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Thuế suất ưu đãi, miễn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: thực hiện theo quy định tại Điều 15, 16, 17, 19 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hỗ trợ kinh phí chuyển giao công nghệ: hợp đồng có giá trị trên 01 tỷ đồng, được hỗ trợ 15% giá trị hợp đồng, nhưng tối đa không quá 300 triệu đồng; hợp đồng có giá trị từ trên 500 triệu đồng đến 01 tỷ đồng, được hỗ trợ 20% giá trị hợp đồng, nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng; hợp đồng có giá trị từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, được hỗ trợ 30% giá trị hợp đồng, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng.

Đổi mới hoặc hoàn thiện công nghệ có giá trị trên 01 tỷ đồng được hỗ trợ 10% giá trị công nghệ theo dự toán đã được thẩm định, phê duyệt, nhưng tối đa không quá 300 triệu đồng; tối đa không quá 200 triệu đồng đối với giá trị đổi mới hoặc hoàn thiện công nghệ trị giá từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.

Hỗ trợ đối với dự án đầu tư dây chuyền sản xuất mới, công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, tạo ra sản phẩmcó thương hiệu, thị trường tiêu thụ lớn, đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường, có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên. Mức hỗ trợ từ 5% đến 10% giá trị đầu tư đã thực hiện, nhưng tối đa không quá 10 tỷ đồng.

Hỗ trợ 50 triệu đồng/doanh nghiệp hoặc tổ chức, hộ kinh doanh kinh phí xây dựng, đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn (ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP, GMP và các tiêu chuẩn khác).

Hỗ trợ 20 triệu đồng/doanh nghiệp hoặc tổ chức, hộ kinh doanh xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường năng suất của đơn vị.

Hỗ trợ kinh phí xác lập quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp: 06 triệu đồng/kiểu dáng.

Mỗi tổ chức, cá nhân được hỗ trợ không quá 02 đối tượng sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu hàng hóa hoặc kiểu dáng công nghiệp) ở một quốc gia, nơi tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm, hàng hóa và không quá 05 quốc gia cho một tổ chức, cá nhân. Mức hỗ trợ: 50% chi phí về phí và lệ phí đăng ký bảo hộ tại nước chỉ định đăng ký bảo hộ, nhưng không quá 50 triệu đồng/đối tượng/quốc gia.

Hỗ trợ kinh phí đào tạo nguồn nhân lực theo quy định tại Khoản 2, Điều 6, Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 21/3/2012 của UBND tỉnh.

Hỗ trợ 50% chi phí tham gia các hội chợ thiết bị và công nghệ, hội chợ thương mại trong nước nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng/tổ chức, cá nhân/lần/năm.

Hỗ trợ 20 triệu đồng/doanh nghiệp kinh phí xây dựng website của doanh nghiệp nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa và mở rộng thị trường.

Hỗ trợ 70% kinh phí đánh giá công nghệ tại các doanh nghiệp, thẩm định và đánh giá công nghệ chuyển giao cho doanh nghiệp, tối đa không quá 10 triệu đồng/doanh nghiệp/năm.

Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi trong và ngoài nước để thực hiện các mô hình, dự án về bảo quản, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm chủ yếu của tỉnh (tạo các điều kiện tiếp cận, xây dựng dự án, các thủ tục để nhận hỗ trợ).

Với những chính sách ưu đãi trên, Hà Tĩnh được xếp hạng là một trong những địa phương thu hút FDI nhiều nhất trên cả nước (Bảng 3.2)

Bảng 3.2: Số lượng dự án và vốn đăng kí vốn FDI phân theo địa phương năm 2016

TT Địa phương Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Số lượt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn góp (triệu USD) Vốn đăng ký cấp mới, vốn tăng thêm và vốn góp (triệu USD) 1 TP.Hồ Chí Minh 836 1.006,69 222 619,07 1.802,56 3.428,32 2 Hải Phòng 52 2.464,32 38 429,24 96,34 2.989,90 3 Hà Nội 453 1.922,76 159 504,47 367,21 2.794,44 4 Bình Dương 256 1.630,52 130 641,97 94,72 2.367,21 5 Đồng Nai 91 1.043,74 136 921,05 273,44 2.238,23 6 Bắc Giang 53 937,51 20 71,06 1,46 1.010,03 7 Bắc Ninh 185 578,64 130 271,49 49,87 900,00 8 Long An 122 296,85 95 448,85 77,21 822,91 9 Hà Nam 31 604,33 29 100,70 0 705,03 10 Tây Ninh 24 273,87 25 427,57 0 701,44 11 Phú Yên 2 159,22 1 95,50 307,06 561,78 12 Quảng Ninh 10 517,74 0 0 37,89 555,63 13 Bà Rịa - Vũng Tàu 18 259,62 13 201,93 70,18 531,73 14 Hải Dương 29 129,59 27 242,15 44,01 415,75 15 Tiền Giang 14 388,48 10 25,00 1,05 414,53 16 Hưng Yên 42 313,80 33 60,18 18,41 392,39 17 Hà Tĩnh 9 244,84 2 133,47 12,95 391,26

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài năm 2016

Với những nỗ lực trong việc thu hút nguồn vốn FDI, Hà Tĩnh hiện đứng thứ 17/53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số vốn đăng ký dự án FDI mới cao nhất trong năm 2016. Với tổng số vốn đăng ký cấp mới, vốn tăng thêm và vốn góp trong năm 2016 là 391,26 triệu USD, chiếm 1,8% tổng vốn đầu tư trong cả nước.

Hiện đã có 10 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Hà Tĩnh, bao gồm: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunei, Úc, Mỹ, Thái Lan, Philipine, Lào, Trung Quốc. Đầu tư nước ngoài đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Tĩnh.

Văn hóa là nền tảng cho sự phát triển kinh tế tại tỉnh Hà Tĩnh. Phương hướng mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2015-2020 đã chỉ rõ: “Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, gắn với đặc điểm văn hóa và con người Hà Tĩnh, phù hợp với điều kiện và kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh.Tinh thần yêu nước, truyền thống cần cù sáng tạo, hiếu học của cha ông đã được phát huy, trở thành động lực để cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Hà Tĩnh chung sức đồng lòng, phát huy sức lực, trí tuệ và xây dựng quê hương giàu đẹp. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với phong trào “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được nhân dân hưởng ứng tích cực và ngày càng đi vào thực chất, tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, làm cho khoảng cách nông thôn - thành thị, miền núi - miền xuôi được rút ngắn; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nâng lên; giao lưu, kết nối văn hóa rộng mở.

Như vậy, có thể thấy rằng, tỉnh Hà Tĩnh có những động thái tích cực trong việc thu hút FDI vào công nghiệp. Các hình thức đầu tư tuy còn chưa phong phú, chủ yếu dòng vốn FDI trong công nghiệp tại Hà Tĩnh theo hình thức 100% vốn nước ngoài nhưng chất lượng các dự án FDI nhưng chất lượng các dự án FDI đều được đánh giá cao. Một trong những chính sách khiến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhất là “ưu đãi về đất” tại Hà Tĩnh. Chi phí thuê đất thấp, nhiều ưu đãi, chất lượng đất tốt, vị trí địa lý thuận lợi là nhân tố kích thích các nhà đầu tư. Tuy nhiên, các nội dung về bảo vệ môi trường trong sản xuất lại chưa thực sự được trú trọng, còn nhiều lỗ hổng như chưa có quy định chặt chẽ và giới hạn xả thải, các hình phạt cho hành vi vi phạm còn nhẹ… khiến các doanh nghiệp FDI vẫn lách luật, gây tổn thất đến môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh hà tĩnh (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)