Phân tích bối cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh hà tĩnh (Trang 81 - 83)

5. Kết cấu luận văn

4.1.1. Phân tích bối cảnh

Giai đoạn 2012 - 2015, các nhà đầu tư nước ngoài ngày một quan tâm hơn đến tỉnh Hà Tĩnh trong việc đầu tư vào công nghiệp. Lượng vốn FDI đăng ký mới và vốn thực hiện có xu hướng tăng. Cùng với đà phát triển này, dự báo đến năm 2020, Hà Tĩnh sẽ nằm là một trong những tỉnh thành thu hút FDI nhiều nhất cả nước.

Với những số liệu cụ thể qua các năm 2012 – 2015, biểu đồ sau sẽ là những dự báo về lượng vốn đăng ký mới cho các dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.

Hình 4.1: Dự báo tình hình thu hút FDI theo vốn đăng ký mới trong lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tĩnh 2012-2015

Biểu đồ trên là dự báo về tình hình thu hút đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020. Trong tương lai, cùng với sự gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và ký kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

TPP, quá trình hội nhập cùng với nền kinh tế thế giới cùng những thể chế và ưu đãi trong khu vực sẽ là bước đệm cho việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nói chung và tại Hà Tĩnh nói riêng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp.

Phương trình y= 26.404x - 27.18 chính là phương trình hàm số của đường xu hướng, thể hiện lượng vốn FDI đăng ký mới tại tỉnh Hà Tĩnh từ sau năm 2015. R2 = 0.9644 gần bằng 1 cho thấy rằng phương trình xu hướng được vẽ tương đối chính xác và có độ tin cậy cao trong trường hợp này.

Theo phương trình trên, với xu hướng này, loại bỏ các yếu tố gây nhiễu bên ngoài, thì đến cuối năm 2016, lượng vốn FDI đăng ký mới cho lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh có thể đạt 131.244 triệu USD và đến năm 2020 sẽ là 236.86 triệu USD.

Định hướng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh được triển khai theo bối cảnh tác động của môi trường kinh tế thế giới và bối cảnh ngành công nghiệp tại địa phương.

Nền kinh tế thế giới:

Tình hình nền kinh thế giới còn nhiều biến động, còn chứa đựng nhiều rủi ro cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Khủng hoảng tài chính thế giới vẫn chưa được khắc phục, ảnh hưởng trực tiếp đến dòng vốn FDI.

Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi các doanh nghiệp nâng cao năng lực để đuổi kịp xu thế chung của thế giới

Bối cảnh ngành công nghiệp Hà Tĩnh:

Ngành công nghiệp luyện kim được đẩy mạnh đầu tư khai thác. Lợi thế cạnh tranh của tỉnh Hà Tĩnh đó là nguồn nguyên liệu đa dạng với trữ lượng lớn, nhiều mỏ khoáng sản, mỏ quặng sắt với trữ lượng 544 triệu tấn - lớn nhất Đông Nam Á.

Thế mạnh về hệ thống cảng biển, cảng nước sâu tạo thuận lợi cho nhu cầu vận chuyển nguyên liệu phục vụ cho các dự án Nhiệt điện tại Hà Tĩnh. Ngành công nghiệp điện đang dần khẳng định được ưu thế với hàng loạt các dự án Nhà máy Nhiệt điện được đầu tư với tổng số vốn đầu tư lớn.

Vấn đề bảo vệ môi trường được đặt lên quan tâm hàng đầu. Việc thu hút FDI không chỉ còn quan tâm đến số lượng mà còn được trú trọng hơn đến chất lượng.

Các chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư được hoàn thiện phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh hà tĩnh (Trang 81 - 83)